10. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.5. Quy trình đánh giá học sinh
Áp dụng vào GDTH, quy trình ĐGHS ở trường Tiểu học hiện nay bao gồm 8 bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá
Mục tiêu ĐG kết quả học tập của HS được xác định căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục đắch học tập. KT ĐG mức độ nắm vững KT, KN của HS sau khi học xong bài, chương, học kì, một lớp, một cấp học. Căn cứ vào chuẩn KT, KN và thực tế học tập của HS để lựa chọn mục tiêu ĐG.
Bước 2: Chọn hình thức, phương pháp đánh giá
Trên cơ sở các hình thức ĐG như ĐGTX hoặc ĐGĐK, đặc thù bộ môn GV chuyên trách, GV sẽ chọn lựa các phương pháp ĐG cho phù hợp. Chẳng hạn:
- Đối với ĐGTX, GV có thể chọn lựa phương pháp quan sát, vấn đáp, tự luận.
- Đối với ĐGĐK, GV có thể chọn lựa phương pháp tự luận, trắc nghiệm khách quan (TNKQ), kết hợp cả tự luận và TNKQ.
Khi sử dụng kết hợp cả tự luận và TNKQ cần kết hợp một cách hợp lý sao cho phù hợp với nội dung KT và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả KT, ĐG KQHT của HS chắnh xác hơn.
Lựa chọn phương pháp, hình thức ĐG phù hợp với mục tiêu, nội dung đã đề ra trên cơ sở các đặc điểm của đối tượng được đo lường, thẩm định và trên cơ sở hoàn cảnh xã hội; cách cho điểm, nhận xét cũng phải phù hợp với hình thức, mục tiêu, nội
dung đã đề ra.
Bước 3: Phân tắch nội dung, xác định tiêu chuẩn, tiêu chắ ĐG
GV phải xác định rõ nội dung ĐGHS chắnh là nội dung học tập và rèn luyện về PC, NL của HS; phải xây dựng những mục tiêu cụ thể mà HS cần phải đạt được thông qua nội dung học tập và rèn luyện về PC, NL của HS để căn cứ vào đó xây dựng chuẩn và thang ĐG HS.
Bước 4: Thiết lập ma trận đánh giá HS
- GV lập bảng ma trận 2 chiều về ĐGHS, một chiều là nội dung, một chiều là các mức độ nhận thức như nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
- Tương ứng với mỗi mảng KT, KN cần ĐG là các cột với số lượng câu hỏi, tỉ lệ phần trăm số điểm và tổng số điểm của mỗi mảng KT, KN đó.
- Số lượng câu hỏi ở từng mảng KT, KN phụ thuộc vào mức độ quan trọng của nó trong chương trình,thời gian, hình thức ĐG.
Bước 5: Thiết lập câu hỏi ĐGHS
- Dựa vào ma trận 2 chiều đã thiết kế để xây dựng câu hỏi kiểm tra, có thể sử dụng hình thức tự luận hoặc sử dụng kết hợp cả hai hình thức tự luận và TNKQ.
- Dựa vào nội dung của từng bài học, từng mạch kiến thức theo chuẩn KT, KN chương trình cần ĐG để thiết lập hệ thống câu hỏi theo các mức độ phù hợp.
- Đối với từng nội dung bài học có thể có 1 hay nhiều câu hỏi. Các câu hỏi cũng có thể ở mức độ 1 hoặc mức độ 2 hoặc mức độ 3. Ở mỗi mức độ nhận thức sẽ có yêu cầu ĐG phù hợp. Một câu hỏi ĐG có thể là một chuẩn hay hơn một chuẩn, tùy thuộc vào nội dung của chuẩn có thể kết hợp lại với nhau để thiết lập 1 câu hỏi.
Khi ĐGHS, GV cần căn cứ vào hình thức ĐG để sử dụng hệ thống câu hỏi đã thiết lập theo ma trận 2 chiều. Cụ thể như sau:
+ ĐGTX kết quả học tập của HS: GV lựa chọn câu hỏi ở các mức độ theo trình độ của từng đối tượng HS để ĐG nhằm đảm bảo nguyên tắc ĐGHSTH đáp ứng nhu cầu đổi mới hiện nay.
+ ĐGĐK kết quả học tập của HS: GV thiết lập hệ thống câu hỏi phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn KT, KN cần ĐG; thời gian làm bài; số điểm qui định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.
Bước 6: Xây dựng bộ đề, đáp án ĐGHS
- Căn cứ vào nội dung câu hỏi đã được thiết lập, GV xây dựng đáp án hướng dẫn chấm và thang điểm. Chỉnh sửa lại các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tắnh khoa học và chắnh xác.
- Tùy theo mục đắch và hình thức ĐG, sau khi lựa chọn câu hỏi, GV đối chiếu từng câu hỏi với ma trận để đảm bảo phù hợp chuẩn KT, KN, với mức độ nhận thức
cần ĐG, điểm số cũng như thời gian dự kiến.
- Thử trả lời và thực hiện câu hỏi đã chọn để tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn KT, KN và đối tượng HS.
Bước 7: Tổ chức kiểm tra, chấm bài và đánh giá
Tổ chức KT và ĐG theo quy định chung về ĐGHSTH do Bộ GDĐT ban hành và thực tế của từng địa phương. Khi tiến hành KT, ĐG cần nghiêm túc nhưng tránh căng thẳng, nặng nề, cần tạo điều kiện thuận lợi cho HS làm bài thì hiệu quả KT, ĐG sẽ toàn diện và chắnh xác hơn. Qua kết quảthu được từ câu trả lời cũng như bài kiểm tra của HS, GV xem xét, ĐG câu trả lời và bài kiểm tra để phát hiện những sai lệch, từ đó thực hiện các chức năng của KT, ĐG. Để quá trình ĐGHS đạt hiệu quả, GV cần phải ĐG chắnh xác, khách quan, toàn diện HS.
Bước 8: Phân tắch, đánh giá kết quả kiểm tra và phản hồi
Trên cơ sở kết quả thu được sau khi lượng hóa những sản phẩm học tập của HS, đầu tiên GV phải tiến hành phân tắch toàn bộ để xác định giá trị tổng thể đạt được, sau đó phân tắch kĩ hơn ở các đối tượng đặc biệt cần lưu ý (HS nắm rất vững và HS chưa nắm vững chuẩn KT, KN). Từ đó tổng hợp lại, tìm ra những ưu điểm, hạn chế và đề xuất biện pháp khắc phục thông tin phản hồi cho lực lượng tham gia ĐG là CBQL,
GV, HS, PHHS.
Quy trình ĐGHS được xây dựng đảm bảo tắnh khoa học sẽ giúp cho GV công bằng, khách quan trong việc ĐGHS, giúp HS trung thực, tắch cực khi tham gia vào HĐĐGHS, giúp CBQL nắm bắt thực chất chất lượng GD của nhà trường, từ đó có cơ sở điều chỉnh hoạt động dạy của GV, hoạt động học tập của HS, góp phần nâng cao chất lượng GD một cách hiệu quả; sẽ tạo được niềm tin cho HS, GV, PHHS, góp phần tạo sức bật trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, ĐG theo chuẩn KT, KN đạt kết quả cao.