10. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.2. Thực trạng về thực hiện các chức năng quản lý hoạt động đánh giá học
Bảng 2.21. Đánh giá về công tác quản lý các thành tố của HĐĐGHS
Nội dung GV(n = 220) CBQL(n = 22) Mức độ Điểm trung bình (ĐTB) Mức độ Điểm trung bình (ĐTB) 4 3 2 1 4 3 2 1 Thời gian ĐG 100 120 3,45 10 12 3,45 Nội dung và hình thức ĐG 100 120 3,45 10 12 3,45 Công tác xây dựng câu
hỏi kiểm tra 100 120 3,45 10 12 3,45 Lực lượng tham gia ĐG 50 100 70 2,91 2 16 4 2,91 Kết quả kiểm tra ĐG 100 120 3,45 10 12 3,45 Ghi chú: 4. Rất chặt chẽ (4 điểm); 3. Chặt chẽ (3 điểm); 2. Chưa chặt chẽ (2 điểm); 1. Không thực hiện(1điểm).
Qua kết quả bảng 2.21 cho thấy, việc QL các thành tố của HĐĐGHS ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện thực hiện chặt chẽ (ĐTB ≤ 3,45) và được tiến hành theo quy trình đã xây dựng.Trong đó việc quản lý các thành tố về nội dung và hình thức đánh giá được các HT quan tâm hơn nên đa số đánh giá là chặt chẽ và rất chặt chẽ. Việc xây dựng câu hỏi kiểm tra đảm bảo phù hợp với các đối tượng HS được xem là khó song hầu hết GV đều được tập huấn, bồi dưỡng tốt nên cũng được đánh giá là chặt chẽ và rất chặt chẽ. Tuy nhiên, vẫn còn một số GV chưa tắch cực đổi mới cách thức ĐG, một số GV chưa có kinh nghiệm trong việc ĐGHS theo văn bản mới. Bên cạnh đó, đa số HT các trường còn gặp khó khăn trong việc QL và phối hợp chặt chẽ các lực lượng tham gia ĐG nhằm đáp ứng yêu cầu của văn bản mới đề ra (ĐTB =
2,91).
2.4.2. Thực trạng về thực hiện các chức năng quản lý hoạt động đánh giá học sinh học sinh
a. Việc xây dựng kế hoạch đánh giá HS ở các trường tiểu học
Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch ĐGHS của các trường tiểu học trên địa bàn huyện được thể hiện ở phụ lục 6. Kết quả khảo sát cho thấy:
Về công tác xây dựng kế hoạch ĐGHS, số đông các ý kiến khảo sát của CBQL, GV đều ĐG công tác xây dựng kế hoạch ĐGHS của nhà trường tập trung ở các mức độ kịp thời (66,12%) và rất kịp thời (26,86%) với các mức độ có kế hoạch cho cả năm
học và từng học kì, chỉ có 7,02% ý kiến cho là côngtác xây dựng kế hoạch ĐGHS của trường tương đối kịp thời. Điều này chứng tỏ HĐ ĐGHSTH tại các trường rất được CBQL, GV quan tâm và xây dựng kế hoạch thực hiện.
Về mức độ xây dựng kế hoạch ĐGHS, phần lớn ý kiến của CBQL, GV cho rằng có kế hoạch cho cả năm học (69,42%) số còn lại cho từng học kì (30,58%). Qua đó cho thấy việc xây dựng kế hoạch tuy được quan tâm nhưng vẫn chưa đảm bảo đối với HĐĐGHS.
b. Việc tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động đánh giá HS
Kết quả khảo sát về công tác tổ chức HĐĐGHS được thể hiện ở phụ lục 7, cho thấy:
Về công tác triển khai kế hoạch ĐGHSTH ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện, đa số CBQL, GV đều ĐG rất kịp thời (26,86%) và kịp thời (60,74%); vẫn còn có 12,40% CBQL, GV ĐG việc triển khai tương đối kịp thời vì mặc dù đã triển khai
văn bản đến các tổ chuyên môn và tổ đã triển khai đến GV tuy nhiên chưa kịp thời đến từng GV trong tổ.
Về hình thức triển khai thực hiện ĐGHSTH, đa số các ý kiến khảo sát cho rằng việc triển khai theo kế hoạch ĐGHS trong năm học (41,32%). Một số ý kiến triển khai kết hợp các hình thức trên (29,93%), Các ý kiến còn lại cho rằng thông qua các cuộc họp và thông báo (29,75%). Điều này cho thấy các hình thức triển khai thường chỉ tập trung vào việc xây dựng kế hoạch năm học, chưa phong phú, đa dạng cũng như thiếu sự kết hợp linh hoạt giữa các hình thức trên.
Về phối hợp các lực lượng QL, đa số các ý kiến cho rằng các lực lượng QL trong nhà trường chỉ phối hợp ở mức khá tốt (54,96%), tốt (18,60%) và rất tốt chỉ ở mức 14,88%, còn có đến 11,52% ý kiến cho rằng việc phối hợp chỉ ở mức bình thường, chứng tỏ HĐĐGHS còn thiếu sự phối hợp hoặc phối hợp không đồng bộ giữa các lực lượng QL.
Nguyên nhân của vấn đề trên là do lãnh đạo nhà trường chưa triển khai kịp thời, chưa vận dụng kết hợp tốt các hình thức triển khai có hiệu quả, QL điều phối thiếu nhịp nhàng giữa các lực lượng QL trong các trường tiểu học. Vì vậy, cần tăng cường các biện pháp QL HĐĐGHS, tổ chức các hình thức triển khai hợp lý và phù hợp với điều kiện của nhà trường để HĐĐGHS hiệu quả hơn.
c. Việc chỉ đạo hoạt động đánh giá HS
Kết quả khảo sát việc chỉ đạo HĐĐGHS được thể hiện ở phụ lục 8, cho thấy: Về công tác chỉ đạo thực hiện HĐĐGHS, đa số các ý đều cho rằng các lực lượng QL trong nhà trường chỉ phối hợp ở mức kịp thời (60,74%), rất kịp thời
các trường do CBQL có quan tâm đến hoạt động này.
Về hình thức chỉ đạo thực hiện: việc triển khai kết hợp nhiều hình thức phổ biến nhất (40,5%). Các ý kiến về hình thức ra quyết định (17,77%), họp - thông báo
(13,22%) không đáng kể. Điều này cho thấy các hình thức triển khai tương đối phong phú, có sự kết hợp của các hình thức trên. Về kết quả chỉ đạo HĐĐGHS, đa số các ý đều cho ở mức tốt là (70,25%) và mức khá (29,75%), không có ý kiến từ mức trung bình trở xuống. Điều này chứng tỏ công tác chỉ đạo đạt hiệu quả cao.
d. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả HĐĐGHS
Kết quả công tác kiểm tra, đánh giá HĐĐGHS được thể hiện phụ lục 9, cho thấy:
Về mức độ KT tiến độ thực hiện HĐĐGHS, đa số ý kiến cho rằng các đơn vị chức năng KT mức thường xuyên (71,2%) và rất thường xuyên (28,8%). Về các đơn vị KT, hầu hết ý kiến cho rằng: hai đơn vị KT tiến độ thực hiện là HT, PHT chiếm tỷ lệ cao (61,2%) và tổ chuyên môn (28,5%). Các ý kiến còn lại bổ sung thêm đơn vị khác là Sở GDĐT, Phòng GDĐT (9,5%).