Tổ chức thực hiệnquy trình đánh giá học sinh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TU MƠ RÔNG TỈNH KON TUM (Trang 78 - 80)

10. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Tổ chức thực hiệnquy trình đánh giá học sinh

a. Mục đắch của biện pháp

- Nhằm xây dựng một quy trình ĐGHS đảm bảo đúng chức năng, nguyên tắc và các yêu cầu trong HĐĐGHS.

- Giúp các trường tiểu học cải tiến được quy trình thực hiện HĐĐGHS đảm bảo tắnh khoa học, tắnh công bằng, khách quan trong việc kiểm tra ĐGHS; giúp HS trung thực, tắch cực khi tham gia vào HĐKTĐG; giúp CBQL nắm bắt thực chất chất lượng giáo dục của nhà trường để có cơ sở điều chỉnh hoạt động dạy của GV, điều chỉnh hoạt động học tập của HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục một cách hiệu quả. Mặt khác, quy trình ĐG được xây dựng một cách khoa học, nghiêm túc, khách quan, đồng bộ ... sẽ tạo được niềm tin cho HS, GV, PHHS, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, ĐG theo chuẩn KT - KN, phát huy năng lực người học đạt kết quả cao.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện * Đối với đánh giá thường xuyên

- GV cần phản hồi kết quả ĐG thường xuyên kết quả học tập của HS ngay trong

từng bài tập, từng bài học, tuần học, từng tháng và trong cả học kỳ bằng nhận xét theo tiêu chắ yêu cầu của chuẩn KT, KN; kết quả học tập của HS được GV nhận xét ĐG trong quá trình dạy học cần được kiểm soát, thông tin đến PHHS để phối hợp giúp đỡ HS hoàn thành yêu cầu bài học, chương trình học kỳ và quan trọng hơn nữa là hoàn thành chương trình lớp học. Việc ĐG sự hình thành PC và NL của HS được GV phản hồi kết quả ĐG thường xuyên cho PHHS thông qua việc quan sát, theo dõi hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục khác.

- Đối với việc ĐGTX hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn KT, KN từng môn học, hoạt động GD khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, GV thực hiện ĐGHS theo quy trình như sau:

Bước 1. Lựa chọn nội dung và hình thức ĐG thường xuyên: căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà HS phải thực hiện trong bài học, GV lựa chọn nội dung, hình thức KT để xây dựng kế hoạch ĐG thường xuyên HS trong từng bài dạy.

Bước 2. GV quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, nhóm HS theo tiến trình dạy học; nhận xét bằng lời nói trực tiếp với HS hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của HS về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của

HS; quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của HS; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ HS vượt qua khó khăn.

Bước 3. Hàng tuần, GV lưu ý đến những HS chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập; giúp đỡ kịp thời để HS biết cách hoàn thành.

Bước 4. Hàng tháng, GV ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng GD về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động GD khác; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những HS chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động GD khác trong tháng.

- Đối với việc ĐGTX sự hình thành và phát triển năng lực hay phẩm chất của HS, GV thực hiện ĐGHS theo quy trình như sau:

Bước 1.Hàng ngày, hàng tuần, GV quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của HS để nhận xét sự hình thành và phát triển năng lực hay phẩm chất; từ đó động viên, khắch lệ, giúp HS khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các năng lực hay phẩm chất riêng, điều chỉnh hoạt động để tiến bộ.

Bước 2. Hàng tháng, GV thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với CMHS và những người khác (nếu có) để nhận xét HS, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục.

* Đối với đánh giá định kì kết quả học tập

Trong ĐGĐK kết quả học tập của HS, yêu cầu GVCN, GV bộ môn cùng dạy trong lớp và GV sẽ nhận lớp vào năm học tiếp theo cùng ra đề KTĐK cuối năm học và cùng tham gia coi, chấm bài KT. Chắnh vì vậy, bản thân mỗi GV phải thiết lập được đề KTĐK giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học các môn học mình đảm nhiệm (Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc) bảo đảm phù hợp chuẩn KT, KN, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các 4 mức độ nhận thức của HS (biết, hiểu, vận dụng, vận dụng nâng cao); GV phải sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, cho điểm theo thang điểm

10.

Để thực hiện tốt việc ĐG định kì kết quả học tập của HS, GV cần thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu, phạm vi, mô tả yêu cầu cần đạt của nội dung kiểm tra theo các cấp độ (từ dễ đến khó).

Bước 2: Thiết lập ma trận 2 chiều cho đề kiểm tra

Bước 3: Thiết lập câu hỏi, bài tập ĐG và ra đề kiểm tra theo khung ma trận 2 chiều đã lập

Bước 4: Xây dựng đáp án và biểu điểm cho đề kiểm tra Bước 5: Tổ chức kiểm tra, chấm bài và ĐG

Bước 6: Phân tắch, ĐG kết quả kiểm tra và phản hồi thông tin

Để GV thực hiện tốt việc giá định kì kết quả học tập của HS thì nhà trường cần tiến hành:

- CBQL nhà trường cần có kế hoạch sắp xếp đội ngũ GV giảng dạy ở các lớp, các môn học trong năm học tiếp theo phù hợp nhất, trong thời gian sớm nhất trong điều kiện có thể của nhà trường và thông báo đến GV nhận lớp năm tiếp theo để GV chủ động trong việc nghiên cứu chương trình của khối lớp, môn học mình sẽ đảm nhận năm tiếp theo để tiện cho việc phối hợp tổ chức KTĐK đúng quy trình.

- Sau khi công bố kế hoạch sắp xếp đội ngũ, nhà trường tổ chức cho toàn thể GV nghiên cứu nắm vững mục tiêu bài học, yêu cầu chuẩn KT, KN của từng bài học thuộc từng môn học, các hoạt động GD và đặc biệt là chuẩn KT, KN, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của HS của lớp đang chủ nhiệm và lớp sẽ nhận trong năm học đến thông qua các chuyên đề hàng tháng ở trường, tổ chuyên môn và việc tự học của GV.

- Xây dựng lịch kiểm tra chung các môn theo kế hoạch KT thường xuyên, KTĐK ngay từ đầu năm học, trên cơ sở lịch này, tổ trưởng chuyên môn phân công con người cụ thể cho việc chuẩn bị đề cương, ma trận đề kiểm tra.

- CBQL nhà trường tổ chức duyệt ma trận 2 chiều và đề KTĐK với yêu cầu bám sát chuẩn KT- KN và đề KT phải thiết kế theo 4 mức độ nhận thức được quy định ở Thông tư 22.

- Tổ chức KTĐK nghiêm túc theo đúng quy chế chuyên môn, từ khâu ra đề, đánh số báo danh theo thứ tự, chấm bài, lên điểm tạo ra qui trình chặt chẽ hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót. Xử lý kết quả, thống kê, thông báo rộng rãi kịp thời cho HS, PHHS sau từng đợt kiểm tra.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm sau kiểm tra để thẩm định đề kiểm tra. Từ đó, xây dựng thư viện đề kiểm tra để dùng chung.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TU MƠ RÔNG TỈNH KON TUM (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)