Những nguyên tắc trong đánh giá học sinh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TU MƠ RÔNG TỈNH KON TUM (Trang 29 - 30)

10. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.6. Những nguyên tắc trong đánh giá học sinh

ĐGHS cần phải đảm bảo tắnh khách quan, chắnh xác, rõ ràng, công bằng, công khai, thường xuyên, toàn diện, hệ thống, GD nhân văn và phát triển, được thể hiện cụ thể như sau:

- ĐG phải được tiến hành có hệ thống để xác định phạm vi đạt được của các mục tiêu đề ra.

- Thể thức ĐG phải được chọn theo mục tiêu ĐG. Khi ĐG phải chọn mục tiêu ĐG rõ ràng, các mục tiêu phải được biểu hiện dưới dạng những điều có thể quan sát được.

- GV cần phải biết rõ những hạn chế của từng công cụ ĐG để sử dụng chúng có hiệu quả. Khi ĐG, GV phảibiết rằng ĐG là phương tiện để đi đến mục đắch ĐG, từ đó

có những quyết định đúng đắn, tối ưu nhất cho quá trình dạy học.

- ĐG bao giờ cũng gắn với việc học tập của HS, nghĩa là trước tiên phải chú ý đến việc học tập của HS, sau đó mới kắch thắch sự nỗ lực học tập của HS, cuối cùng mới ĐG năng lực học tập của HS.

- ĐG bao giờ cũng đi kèm theo nhận xét, giúp HS nhận biết những sai sót của mình về KT, KN, phương pháp để HS điều chỉnh lại những sai sót đó.

- Qua những lỗi mắc phải của HS, GV cần rút kinh nghiệm để phát hiện ra những sai sót trong quá trình dạy học và ĐG của mình để thay đổi cách dạy sao cho phù hợp với HS.

- Trong ĐG nên sử dụng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau nhằm tăng độ tin cậy và chắnh xác.

- GV phải thông báo rõ các loại hình câu hỏi để KT, ĐG giúp HS định hướng khi trả lời; lôi cuốn và khuyến khắch HS tham gia vào quá trình ĐG; làm cho HS yên tâm, không lo lắng bởi những lúc ĐG.

- Phải dựa trên những cơ sở của phương pháp dạy học mà xem xét kết quả của một câu trả lời, của một bài kiểm tra, kết hợp với chức năng chẩn đoán hoặc quyết định về mặt sư phạm.

Cần ĐG khách quan, công bằng, chắnh xác, tránh ĐG hình thức. ĐG phải tạo điều kiện cho HS phát huy hết khả năng, trình độ của bản thân. ĐGHS phải được tiến hành thường xuyên, có hệ thống, ĐG trước, trong và sau khi học một phần của chương trình, số lần KT phải đảm bảo đủ để có thể ĐG chắnh xác. Nên lựa chọn và kết hợp các dạng KT, các phương pháp KT cho phù hợp với điều kiện và môn học cụ thể. Cần GD cho HS ý thức đúng đắn với việc KT, hình thành cho HS kĩ năng tự ĐG một cách đúng đắn để có thể điều chỉnh cách học của mình, ngăn ngừa thái độ đối phó với thi cử. KT, ĐG phải được tiến hành công khai, kết quả phải công bố kịp thời, giúp HS thấy được những ưu, nhược điểm của bản thân để phấn đấu vươn lên trong học tập.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TU MƠ RÔNG TỈNH KON TUM (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)