Đặc điểm hoạt độngvui chơi cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 28 - 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Đặc điểm hoạt độngvui chơi cho trẻ mẫu giáo

Hoạt động vui chơi có những đặc điểm nổi bật nhƣ:

- Tính tự do: Trẻ tự nguyện tham gia vào trò chơi mình thích, tự chọn bạn chơi, tự lựa chọn đồ chơi mà mình cần, hơn bất cứ một hoạt động nào, khi tham gia chơi trẻ bộc lộ hết mình một cách tự do, không ép buộc, máy móc ngay cả việc trẻ thích thì trẻ chơi, không thích chơi nữa thì thôi nếu không còn cảm thấy hứng thú, ngƣời lớn chỉ trong vai trò hƣớng dẫn cho trẻ cách chơi. Cái thúc đẩy trẻ chơi chính là sự hấp dẫn của đồ chơi và bản thân chứ không phải là kết quả chơi. Trò chơi chỉ để vui, có vui thì mới chơi.

- Tính sáng tạo: Khi chơi tƣ duy và óc sáng tạo của trẻ làm việc, xuất phát từ những hiểu biết về thế giới xung quanh nhƣng khi chơi trẻ nhìn thấy ngƣời lớn hành động làm việc, ứng xử và trẻ nhập vai lại không phải bắt chƣớc nguyên si mà bằng những cách sáng tạo riêng của trẻ trong việc sử dụng, thay thế khi chơi.

- Tính giàu cảm xúc, cảm xúc chân thực, mạnh mẽ: Trò chơi đã tác động mạnh mẽ và toàn diện đến trẻ. Dù biết trong trò chơi đều chỉ là giả vờ, bắt chƣớc nhƣng tình cảm trong hoạt động trò chơi đó của trẻ mang tính chân thực, hồn nhiên và thắng thẳn, không mang tính giả tạo, lắt léo.

M.X.Macarenco đánh giá “Niềm vui trong trò chơi là niềm của sự sáng tạo, niềm vui chiến thắng, niềm vui đẹp đẽ, niềm vui của những phẩm giá. Hơn nữa, khi chơi trẻ không chỉ trải nghiệm những cảm xúc, tình cảm tích cực mà còn cả những xúc cảm, tình cảm tiêu cực nhƣ nỗi buồn khi sự thất bại,

sự giận hờn chƣa thỏa mãn trƣớc kết quả. Phần lớn trƣờng hợp trò chơi thƣờng mang lại cho trẻ niềm vui, sự thoải mái, mãn nguyện”.

- Tính điều khiển: Trong trò chơi có chứa đựng các quy tắc, luật lệ, mà nếu phá vỡ chúng thì trò chơi sẽ bị vỡ theo. Do đó, khi tham gia trò chơi, trẻ chịu sự chi phối của các quy tắc ấy, làm cho trò chơi mang tính tự tổ chức, tạo cơ chế và điêì khiển hành vi.

- Tính tƣợng trƣng: Hoạt động vui chơi của trẻ đƣợc mô phỏng lại những gì trẻ cảm nhận trong cuộc sống. Trong khi chơi, trẻ có thể dùng đồ vật thay thế tƣợng trƣng cho vật thật, việc thật, chính sự mô phỏng đó là điều kiện cần thiết giúp trẻ có đƣợc những hành động tự do, thỏa mái, có niềm say mê đến tận cùng với bao mơ ƣớc ngỗ nghĩnh và thú vị, làm nảy sinh trí tƣởng tƣợng và chức năng ký hiệu- Tƣợng trƣng, ví dụ: Trẻ tham gia vào trò chơi khám bệnh nhân với dụng cụ y tế thăm khám cho búp bê rồi kết luận, kê đơn thuốc hoặc tiêm hoặc trẻ trong vai bà mẹ có con đau ốm tỏ ra lo lắng, buồn phiền; Trò chơi “mèo đuổi chuột”trẻ trong vai chuột sợ hãi, khiếp sợ khi mèo đến gần, con mèo thì ré lên khoái trí khi vồ đƣợc chuột.

Trò chơi của trẻ thay đổi theo lứa tuổi. Nếu ở lứa tuổi hài nhi, hành đông chơi chƣa thể hiện rõ và thƣờng xuất hiện sau những hành động mang tính ngẫu nhiên, tình cờ; Bƣớc sang tuổi ấu nhi hành động chơi thể hiện rõ hơn khi xuất hiện những hành động mang tính chủ động của ngƣời lớn, sau đó mô phỏng những hành động ấy trong khi chơi. Cuối tuổi ấu nhi trò chơi thao tác giả bộ xuất hiện tuổi mẫu giáo trò chơi ngày càng phong phú hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)