Nâng cao nhận thức cho CBQLvà GV về vai trò và tầm quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 83 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQLvà GV về vai trò và tầm quan

3.2.1.1 Mục đích của biện pháp

Giúp CBQL và GV nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển cho trẻ mẫu giáo một cách toàn diện về nhân cách, phát triển ngôn ngữ, sự sáng tạo, kỹ năng mềm, tình cảm, mối quan hệ xung quanh trong những năm đầu đời đi học ở các trƣờng mầm non.

Việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về ý nghĩa việc tổ chức hoạt động vui chơi và quản lý hoạt động vui chơi là tiền đề, cơ sở quan trọng để CBQL, GV lập kế hoạch tổ chức, quản lý hoạt động vui cho trẻ.

Đây là biện pháp hết sức quan trọng giúp cho cán bộ quản lý đổi mới cách thức quản lý GV thực hiện các khâu của tổ chức hoạt động vui chơi. CBQL nắm vững kiến thức về tiến trình hoạt động vui chơi để hỗ trợ, hƣớng dẫn, đánh giá, nhận xét, góp ý cho GV thực hiện. Đồng thời qua đó còn hƣớng đến bồi dƣỡng năng lực tổ chức hoạt động này cho đội ngũ GV.

Chất lƣợng tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mầm non là tiền đề quan trọng để nhà trƣờng phát huy tầm ảnh hƣởng của mình đến với cộng đồng. Chất lƣợng đó giúp cho trẻ khỏe mạnh và phát triển các kỹ năng ứng dụng trong cuộc sống tốt thì vai trò của nhà trƣờng mới đƣợc phụ huynh thừa nhận.

Nắm đƣợc tiêu chí đánh giá chất lƣợng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non để điều chỉnh kế hoạch tổ chức hoạt động đạt kết quả nhƣ mong đợi và xác định hoạt động vui chơi đây là hoạt động chủ đạo, hoạt động trung tâm của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo.

3.2.1.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Tuyên truyền về vai trò và tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

Qua kết quả đánh giá khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL về vai trò và tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Xây quy trình tổ chức thực hiện nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và GV về việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Xác định cụ thể các nội dung và hình thức, phƣơng thức cũng nhƣ điều kiện hỗ trợ để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu và sở thích cũng nhƣ các điều kiện có của đơn vị.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho CBQL vai trò và tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo, coi trọng công tác kiểm tra, đánh giá giám sát kết quả đạt đƣợc của hoạt động vui chơi mà GV tổ chức.

- Cập nhật đầy đủ, kịp thời các văn bản, yêu cầu chỉ thị có liên quan đên việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

Thƣờng xuyên nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của BGD&ĐT và SGD&ĐT tỉnh Bình Định, PGD&ĐT huyện Phù Mỹ có liên quan đến vấn đề tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Cung cấp đầy đủ các thông tin, kịp thời sẽ giúp cho đội ngũ CBQL và GV thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Qua đó giúp CBQL, GV có thêm kiến thức về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, thu hút sự hứng thú của trẻ, trẻ đƣợc thỏa mãn nhu cầu đƣợc chơi.

- Bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL và GV về kiến thức chuyên môn nghiệp của việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

Tạo điều kiện cho CBQL, GV có thể học hỏi ở đơn vị trƣờng bạn. Mạnh dạng, đầu tƣ sự sáng tạo về cách tổ chức, phƣơng pháp thực hiện hoạt động vui chơi cho trẻ trong chính đội ngũ của trƣờng mình, sau đó lấy ý kiến thống nhất để thực hiện chung. Mời chuyên gia có kinh nghiệm về bồi dƣỡng và tập huấn cho CBQL và GV về các khâu thực hiện trong tiến trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Lãnh đạo nhà trƣờng và GV tham gia tập huấn chuyên môn do phòng SGD&ĐT, PGD&ĐT tổ chức. Tổ chức cho GV vận dụng những hiểu biết đã đƣợc tập huấn vào thực hiện kế hoạch cụ thể. Lãnh đạo nhà trƣờng tổ chức các buổi thảo luận, đánh giá và rút kinh nghiệm.

Đội ngũ CBQL và GV phải là ngƣời tuyên phong trong việc tích cực tham gia hoạt động này cũng nhƣ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng sự hợp tác, tƣơng tác từ phụ huynh hiểu về vai trò của việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui. Khi chơi trẻ dần nhận thức đƣợc giá trị bản thân, đây là yếu tố tích cực quan trọng để giúp trẻ hình thành nhân cách, phát triển toàn diện hơn.

3.2.1.3 Điều kiện thực hiện

- Nguồn kinh phí phục vụ cho việc chuẩn bị các tài liệu, phƣơng tiện để tổ chức các buổi trao đổi, tọa đàm, các hoạt động tập huấn cho CBQL và GV về quản lý, tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

- Bố trí, sắp xếp về địa điểm, thời gian và các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động tập huấn.

- Sự quan tâm của CBQL và các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, sự tƣơng tác của phụ huynh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)