Xây dựng quy trình tổ chức hoạt độngvui chơi cho trẻ mẫu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Xây dựng quy trình tổ chức hoạt độngvui chơi cho trẻ mẫu

các trường mầm non

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm hƣớng tới cụ thể hóa các mục tiêu cần đạt của các hoạt động vui chơi mà giáo viên tổ chức cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non. Hƣớng đến việc xây dựng quy trình đảm bảo tính cần thiết và khả thi cao, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của trẻ và đạt mục tiêu đơn vị đề ra.

Mục tiêu xây dựng quy trình nhằm giúp cho GVMN biết cách xác định những điều kiện cần thiết, các kỹ năng cơ bản của việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo nhƣ: Kỹ năng lựa chọn trò chơi, kỹ năng triển khai tổ chức hoạt động vui chơi, kỹ năng động viên trẻ, kỹ năng giám sát, kỹ năng hƣớng dẫn…

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Xác định các yêu cầu của việc xây dựng quy trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non phải chú trọng vào việc quản lý tổ chức hoạt động vui chơi của GV với trẻ. Xây dựng kế hoạch cần đảm bảo: Xác định đƣợc các mục tiêu cụ thể cần đạt; các bƣớc của quá trình thực hiện; các điều kiện cơ sở vật chất, các đồ dùng đồ

chơi, các yếu tố ảnh hƣởng… Quy trình phải mang tính thống nhất, tăng cƣờng tính thực tiễn, dự kiến rõ ràng về quy trình, cách thức tiến hành và dựa trên sự hứng thú của trẻ.

- Chú trọng việc bồi dưỡng về kỹ năng xây dựng quy trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

Muốn tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo đạt hiệu quả cao, thì GVMN cần phải xây dựng quy trình tổ chức hoạt động vui chơi. Căn cứ vào các quy định của Bộ, ngành về xây dựng quy trình hoạt động vui cho trẻ mẫu giáo, có kiến thức và kỹ năng lựa chọn nội dung chƣơng trình phù hợp lứa tuổi và điều kiện thực tế tại trƣờng. Do đó, mỗi ngƣời ngƣời GVMN cần phải đƣợc bồi dƣỡng để biết cách xây dựng quy trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

- Hướng dẫn GV nắm vững nguyên tắc lập kế hoạch tổ chức hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

Nhà trƣờng cần phải hƣớng dẫn cho GV về các bƣớc để GV có thể hoàn thành một bản quy trình về tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ nhƣ: Xác định mục tiêu của mỗi dạng trò chơi, nội dung của các dạng hoạt động vui chơi, tất cả các nội dung trong tuổi mẫu giáo phải đƣợc thực hiện trong năm học qua nhiều dạng hoạt động chƣơng trình lứa vui chơi, việc xây dựng kế hoạch cho tiến trình phát triển các trò chơi, các nội dung chơi phải phù hợp với chƣơng trình GDMN. Nội dung chơi, thời gian phải logic, có tính kế thừa và tính phát triển.

Bƣớc 1: Lãnh đạo nhà trƣờng giúp GV hiểu rõ nguyên tắc về việc lập kế hoạch cho tiến trình phát triển các trò chơi. Việc lập quy trình phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Tất cả tất cả nội dung chƣơng trình độ tuổi mẫu giáo phải đƣợc thực hiện trong năm học bằng nhiều dạng hoạt động, dựa vào nội dung chƣơng

trình để phân loại hoạt động nào sẽ thực hiện nội dung nào. Từ đó, GV lập ra những nội dung cho hoạt động vui chơi cả năm. Việc lập quy trình cho tiến trình phát triển các trò chơi, nội dung chơi phải phù hợp và có sự thống nhất với nội dung hoạt động học. Nội dung chơi, thời gian chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi và kích thích sự phát triển tâm lí trẻ mẫu giáo.

Bƣớc 2: Giáo viên xây dựng quy trình cho tiến trình phát triển các trò chơi theo kế hoạch năm, tháng, tuần (dự kiến - vì tùy thuộc đặc điểm trẻ từng lớp sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt).

Bƣớc 3: Thảo luận, trao đổi, góp ý ở cấp tổ, khối các quy trình cá nhân đã soạn. Tổ trƣởng chuyên môn chủ trì, Lãnh đạo nhà trƣờng góp ý.

Bƣớc 4: CBQL góp ý trên kế hoạch từng cá nhân.

Bƣớc 5: GV thực hiện quy trình cá nhân theo tiến trình đã xây dựng, có điều chỉnh linh hoạt để phù hợp nhất với trẻ lớp mình. Lãnh đạo nhà trƣờng, tổ trƣởng chuyên môn dự giờ, trao đổi, góp ý cho GV.

Bƣớc 6: Tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm hàng tháng tại sinh hoạt chuyên môn khối.

Nếu thực hiện đƣợc các bƣớc này thì các quy trình tổ chức hoạt động vui chơi trẻ sẽ đạt cao hơn, đó là điều kiện để hoạt động vui chơi đạt kết quả thực hiện cao hơn.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động vui chơi phải xuất phát từ chính nhu cầu của GV và trẻ ở các trƣờng mầm non.

- Cần có sự quan tâm, theo dõi và giám sát của Lãnh đạo các nhà trƣờng mầm non đối với việc xây dựng quy trình cho đội ngũ GV.

- GVMN cần đƣợc hƣớng dẫn cụ thể việc thực hiện lập quy trình tổ chức hoạt động vui chơi phù hợp với điều kiện nhà trƣờng và phù hợp với lứa tuổi mầm non.

- Xây dựng quy trình phải đảm bảo đạt đƣợc nội dung nhƣ: Các mục tiêu đƣa ra và bám sát quy trình họat động chung trong năm học của các trƣờng mầm non.

- Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc triển khai các quy trình mà giáo viên xây dựng.

3.2.3. Chú trọng việc đổi mới phương thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Để phát huy những thể mạnh và khắc phục những hạn chế của từng dạng hoạt động trò chơi. Thƣờng xuyên đổi mới về phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ để gây hứng thú trong quá trình học mà chơi. Mục tiêu phát huy tính tích cực trong hoạt động vui chơi, giúp trẻ đƣợc thỏa mãn nhu cầu vui chơi cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị cho trẻ những hành trang tốt nhất để trẻ vào lớp 1. Cán bộ quản lý tăng cƣờng công tác chỉ đạo dám đổi mới về phƣơng thức tổ chức hoạt động vui cho cho trẻ mẫu giáo.

Đổi mới phƣơng thức tổ chức hoạt động vui cho trẻ nhằm biến quá trình vui chơi thành quá trình tự vui chơi, tự rèn luyện của trẻ trong và bằng hoạt động với tính đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức tổ chức.

Mỗi dạng hoạt động vui chơi có đặc điểm khác nhau cần khai thác những ƣu điểm hạn chế điểm yếu của từng dạng trò chơi hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của nhà quản lý trong việc tăng cƣờng công tác chỉ đạo đổi mới phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non giúp trẻ tham gia một cách tích cực, hăng say. CBQL ở các mầm non theo dõi, giám sát kịp thời nắm bắt đƣợc thực trạng của việc tổ chức hoạt động vui chơi đang diễn ra nhƣ thế nào tại đơn vị mình. Đồng thời thành lập tổ tƣ vấn chuyên môn để phân tích, đánh giá tìm ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp và phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi này một cách hiệu quả nhất.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Tuân thủ các nguyên tắc khi thực hiện việc đổi mới về phương thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

Cần phải đảm bảo nguyên tắc bám sát với yêu cầu thực tiễn mà mục tiêu của hoạt động giáo dục bằng cách lựa chọn một phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo phù hợp với lứa tuổi. Việc đổi mới phƣơng thức phải gắn liền với điều kiện của nhà trƣờng nhƣ: Kinh phí, thời gian, không gian, sân bãi, phƣơng tiện, học liệu, dụng cụ…Đảm bảo các trò chơi phải dạng phải thực sự gần gũi với đời thực của trẻ, có sức hấp dẫn, lôi cuốn phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, vừa sức, thu hút đƣợc sự tham gia tích cực của trẻ, tạo điều kiện để mỗi trẻ phát huy đƣợc tính sáng tạo, hình thành cho trẻ đƣợc các kỹ năng cần thiết cho trẻ.

- Chú trọng chất lượng của việc đổi mới phương thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

Việc đổi mới phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi chơ trẻ ở các trƣờng mầm non là vô cùng cần thiết. Vì đổi mới về phƣơng thức tổ chức có tác động mạnh mẽ đến chất lƣợng của hoạt động vui chơi cho trẻ.

Các nhà quản lý phải quan tâm đến vấn đề nâng cao nhận thức cho đội ngũ GVMN trong việc đổi mới phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, sáng tạo và đổi mới trong cách tổ chức để làm cho các hoạt động vui chơi ngày càng đa dạng, phong phú và hấp dẫn hơn thu hút sự tham gia chơi của trẻ.

Đổi mới phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi không chỉ dừng lại ở việc thay đổi về phƣơng pháp và hình thức đó mà việc thay đổi này phải tạo ra đƣợc sự hứng khởi cho trẻ, đặc biệt thông qua đó giúp trẻ phát huy hết khả năng và sự sáng tạo cho trẻ.

- Tăng cường việc triển khai, giám sát hoạt động đổi mới phương thức quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ.

Khi Hiệu trƣởng xây dựng và triển khai các kế hoạch thực hiện việc đổi mới về phƣơng thức quản lý hoạt động vui chơi phải đƣợc phổ biến công khai rộng rãi đến từng GV trong nhà trƣờng. Qua đó có sự phân tích của tổ tƣ vấn chuyên môn của trƣờng về điểm nổi bật, điểm hạn chế trong việc đổi mới phƣơng thức quản lý hoạt động đổi mới này. Khi tiến hành hoạt động đổi mới, ngƣời quản lý cần chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời và điều chỉnh GV trong việc đổi mới phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

- Khuyến khích, động viên và tạo cơ chế để GV tích cực trong việc đổi mới phương thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

Sự quan tâm đến các chế độ chính sách đãi ngộ, chế độ khen thƣởng, khích lệ cho GVMN là động lực, năng lƣợng để GV có thêm sự tích cực nổ lực và sáng tạo trong việc đổi mới phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ và không ngừng nổ lực phấn đấu tìm tòi, sáng tạo những trò chơi hấp dẫn nhất đối với trẻ cũng nhƣ cách thức tổ chức mới có thể đem đến sự đột phá sáng tạo về phƣơng thức hoạt động vui chơi cho trẻ. Bên cạnh đó để có đƣợc sự thành công nhà trƣờng phải tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để giáo viên sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

Nhƣ vậy, sự quan tâm triệt để cho GV trong việc thay đổi phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi, đây chính là động lực để duy trì tinh thần làm việc hăng say của mỗi GV, trẻ thì cảm thấy thích với việc đến trƣờng đi học, học mà chơi, chơi mà học.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phƣơng pháp này chỉ đạt hiệu quả khi thỏa mãn các điều kiện sau đây: - Mỗi ngƣời GV ở các trƣờng mầm non cần phải nắm vững đƣợc các phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, nắm đƣợc đặc điểm tâm sinh

lý của trẻ, để có cách giúp trẻ hứng thú khi đƣợc tham gia chơi.

- GV thƣờng xuyên cập nhật thông tin đổi mới về phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

- Cơ sở vật chất đảm bảo đầy đủ và các chế độ quan tâm đến nhu cầu đời sống của GV.

3.2.4. Đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng cho GV về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Chất lƣợng đội ngũ GV có vai trò quyết định chất lƣợng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, trong đó yếu tố ảnh hƣởng trự tiếp đến hiệu quả tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ chính là yếu tố năng lực của GV. Tuy nhiên, trên thực tế đội ngũ GV ở các trƣờng mầm non vẫn còn gặp những khó khăn trong việc triển khai tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ tham gia, đặc biệt là các trò chơi mới, đòi hỏi sự khéo léo và hỗ trợ của các phƣơng tiện hiện đại. Khi tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ nhiều GV vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của bản thân nên chất lƣợng và hiệu quả của các hoạt động vui chơi chƣa cao, chƣa thu hút đƣợc nhiều học sinh tham gia đặc biệt GV gặp khó khăn trong việc thiết kế các trò chơi để hƣớng mục đích giáo dục và phát triển các kỹ năng cho trẻ. Do vậy, cần phải đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dƣỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho GVMN là vô cùng quan trọng.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Xác định các tiêu chí và yêu cầu của việc bồi dưỡng cho GV về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non.

GV ở các trƣờng mầm non đƣợc tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng về kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Đồng thời phải có trình độ, sự hiểu biết nhất định về các dạng trò chơi, phải biết khai

thác thế mạnh của từng trò chơi, việc bồi dƣỡng các kỹ năng phải phù hợp và mang tính đặc thù với các dạng hoạt động vui chơi ở trƣờng mầm non…Thông qua việc bồi dƣỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi sẽ giúp cho đội ngũ GV biết cách tổ chức đa dạng trò chơi phù hợp với từng lứa tuổi khác nhau của trẻ ở mẫu giáo.

- Xác định hệ hống các kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo cần được bồi dưỡng cho đội ngũ GV.

Việc xác định hệ thống các kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo để bồi dƣỡng cho đội ngũ GVMN là vô cùng cần thiết. Thực tế cho thấy, khi tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo nhiều GV vẫn chƣa đƣợc đƣợc tiếp cận, làm quen với các kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi nhƣ: Kỹ năng lựa chọn các dạng trò chơi; Kỹ năng triển khai hoạt động vui chơi; Kỹ năng hƣớng dẫn trẻ tự tổ chức hoạt động vui chơi; Kỹ năng lôi cuốn trẻ vào hoạt động vui chơi; Kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi…

- Chú trọng tổ chức và tạo điều kiện tốt nhất để GV được tham gia vào các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

Cán bộ quản lý các trƣờng mầm non phải đƣợc thƣờng xuyên tổ chức và tạo điều kiện cho đội ngũ GV đƣợc tham gia các lớp tập huấn trong lĩnh vực tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

Tập huấn, bồi dƣỡng đƣợc tổ chức theo định kỳ và các buổi sinh hoạt chuyên môn về cách thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, cập nhật thêm các dạng trò chơi mới, hoặc thay đổi cách thức tổ chức các trò chơi cũ để tăng thêm tính hấp dẫn, tạo ra những mới lạ cho trẻ tham gia.

Ngoài ra CBQL các trƣờng mầm non tổ chức các phƣơng pháp và hình thức bồi dƣỡng đa dạng, cần mời các chuyên gia về lĩnh vực tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, tập huấn về phƣơng pháp tổ chức hoạt động vui chơi và phƣơng pháp xây dựng và sử dụng môi trƣờng hoạt động vui chơi dƣới sự hƣớng dẫn của chuyên gia.

Tham mƣu cho PGD&ĐT; phối hợp với hiệu trƣởng các trƣờng mầm non trong huyện Phù Mỹ tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm giữa các trƣờng mầm non theo cụm trƣờng về năng lực tổ chức hoạt động cho GV.

- Đảm bảo việc đánh giá kết quả bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho đội ngũ GV.

Đánh giá kết quả bồi dƣỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi sẽ giúp cho Hiệu trƣởng, CBQL các trƣờng mầm non có những đánh giá về ƣu điểm, hạn chế của việc tổ chức các đợt tập huấn, bồi dƣỡng cho GV về kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non. Từ đó, phát huy những

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)