8. Cấu trúc luận văn
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt độngvui chơi cho trẻ
mẫu giáo ở các trƣờng mầm non huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
2.6.1. Những ưu điểm
Nhìn chung hoạt động vui chơi của trẻ ở các trƣờng mầm non huyện Phù Mỹ luôn nhận đƣợc sự quan tâm từ PGD&ĐT, lãnh đạo nhà trƣờng, GV, phụ huynh và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng. Lãnh đạo nhà trƣờng luôn sát sao trong công tác chỉ đạo, theo dõi và giám sát, đội ngũ GV là trẻ, năng động, nhiệt huyết với nghề nghiệp, tích cực học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. PGD&ĐT cũng thƣờng xuyên tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng cho CBQL và GV các trƣờng. Mặc dù kinh phí còn nhiều khó khăn chung nhƣng vẫn ƣu tiên trong việc đầu tƣ cơ sở vật chất, mua sắm trang bị để cấp cho các trƣờng. Ngoài ra các trƣờng còn phát huy đƣợc sự kêu gọi, huy động đóng góp thên về cơ sở vật chất, tinh thần của các tổ chức xã hội vào công tác giáo dục trẻ em “Tất cả vì trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”.
2.6.2. Những hạn chế
Nhận thức về tổ chức hoạt động vui chơi và quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo: Một số CBQL, GV chƣa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động vui chơi và quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non. Mặt khác nhận thức của đội ngũ CBQL, GV chƣa thật sự đồng đều đối với một trƣờng.
Việc xây dựng quy trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn nhƣ: Kinh phí, thiếu kỹ năng, đặc thù địa phƣơng còn thiếu các khu vực hoạt động trải nghiệm vui chơi cho trẻ, chỉ có học tại trƣờng thiếu dã ngoại…
Sự phô i hợp giữa các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ con chƣa kịp thời, chƣa thƣờng xuyên.
Nhiê u cha mẹ trẻ chƣa nhận thức rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung hoạt động vui chơi nên chƣa tích cực nhiệt tình tham gia.
2.6.3. Nguyên nhân
- Nguyên nhân thành công.
CBQL, GV nắm bắt kịp thời, tích cực đổi mới phƣơng pháp, hình thức, nội dung trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ.
Cơ sở vật chất đáp ứng đƣợc yêu cầu cho trẻ đƣợc vui chơi; cũng là điều kiện để đội ngũ GV trẻ, thể hiện khả năng năng động sáng tạo của mình trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ ở trƣờng mầm non. Với trẻ nhỏ “Học bằng chơi, chơi bằng học”, thông qua chơi, trẻ đƣợc trải nghiệm, khám phá, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống cho mình “Chơi là trƣờng học cuộc sống”.
- Nguyên nhân các tồn tại, yếu kém.
Đội ngũCBQL chƣa nhận thức đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về giáo dục của cấp mình công tác, chƣa nhận thức hết tầm quan trọng của quản lý, chỉ đạo việc thực hiện chƣơng trình GDMN.
Đa số CBQL và GV ngại thay đổi phƣơng pháp vì sợ sai khi muốn thay đổi cách tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Nên chƣa khai thác hết năng lực của đội ngũ GV.
Vẫn còn hiện tƣợng chạy theo thành tích vẫn còn tập trung vào việc chăm sóc nuôi dƣỡng nhiều hơn theo kiểu truyền thống, chƣa mạnh dạng phát huy tổ chức các hoạt động vui chơi đúng nghĩa lấy trẻ làm trung tâm đối với đội ngũ GV.
Kinh phí đầu tƣ về trang thiết bị đồ dùng, đồ dùng còn ở mức hạn chế. Một số trƣờng mầm non chƣa phát huy hết khả năng, về cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ thực hiện chƣơng trình GDMN.
Về trình độ, năng lực theo chuẩn nghề của đội ngũ CBQL và GVMN chƣa đồng đều nên còn hạn chế trong việc quản lý và tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.
Tiểu kết chƣơng 2
Kết quả nghiên cứu trong chƣơng 2 đã làm rõ đƣợc các khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, đồng thời cũng làm rõ các vấn đề về thực trạng quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định nhƣ: Vai trò, nội dung, hình thức, các điều kiện tác động đến việc quản lý các hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Đặc biệt đƣa ra phân tích, đánh giá thực trạng quản lý các hoạt động vui chơi cho trẻ nhƣ: Lập kế hoạch, quản lý việc lựa chọn các nội dung, phƣơng thức, hoạt động tập huấn, bồi dƣỡng, các điều kiện đảm bảo và các yếu tố ảnh hƣởng… Tuy nhiên thực tiễn quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế bất cập, đòi hỏi những biện pháp quản lý hiệu quả hơn… Đây là cơ sở quan trọng để tôi đƣa ra các đề xuất, biện pháp ở chƣơng 3.
Chƣơng 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON
HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải hƣớng vào việc nâng cao hiệu quả quản lý việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Các biện pháp đảm bảo giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng tình cảm và xã hội, thẩm mĩ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ bƣớc vào lớp 1.
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo thực tiễn
Vận dụng các biện pháp quản lý hoạt động vui chơ cho trẻ mẫu giáo là khác nhau, tùy thuộc vào đặc thù của địa phƣơng, đặc điểm tính chất của hoạt động vui chơi, tâm sinh lý của GV, của trẻ, để vận dụng các biện pháp phù hợp khoa học.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ phải đạt hiệu quả và đảm bảo chất lƣợng giáo dục và hƣớng đến thực hiện đƣợc các mục tiêu giáo dục toàn diện ở nhà trƣờng mầm non. Khi áp dụng và tích cực thực hiện các biện pháp với sự nhất trí của CBQL và tập thể nhà trƣờng thì chắc chắn phải mang lại hiệu quả cao giúp cho công tác quản lý nói chung, công tác quản lý việc tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ tại trƣờng mầm non ngày một tốt hơn, góp phần nâng cao chất lƣợng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo hiện nay.
3.1.4. Đảm bảo tính đa dạng hóa các loại hình hoạt động vui chơi
Hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non cần hƣớng đến sự đa dạng hóa các loại hình hoạt động, giúp trẻ phát huy hết khả năng sẵn có, những tri thức, sự hiểu biêt cũng nhƣ các kỹ năng cơ bản, phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách, bồi dƣỡng trẻ lòng say mê và hứng thú đối với các hoạt động vui chơi mà GV tổ chức mang tính giáo dục trẻ và có tính cộng đồng, biết san sẻ.
3.1.5. Đảm bảo tính phù hợp
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất của tùng nội dung hoạt động, căn cứ vào đặc điểm của từng trẻ ở từng độ tuổi và điều kiện thời gian, hoàn cảnh cụ thể của nhà trƣờng để đề ra yêu cầu, hình thức, biện pháp giáo dục phù hợp nhất.
3.1.6. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi
Tính khả thi là tiêu chí rất quan trọng, các biện pháp đề xuất phải đảm bảo đƣợc vận dụng phải có tính khả thi, mang lại hiệu quả, làm thay đổi căn bản hoạt động vui chơi của trẻ, góp phần nâng cao chất lƣợng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo của các trƣờng mầm non nói chung.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trƣờng mầm non huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vai trò và tầm quan trọng của tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non của tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non
3.2.1.1 Mục đích của biện pháp
Giúp CBQL và GV nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển cho trẻ mẫu giáo một cách toàn diện về nhân cách, phát triển ngôn ngữ, sự sáng tạo, kỹ năng mềm, tình cảm, mối quan hệ xung quanh trong những năm đầu đời đi học ở các trƣờng mầm non.
Việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về ý nghĩa việc tổ chức hoạt động vui chơi và quản lý hoạt động vui chơi là tiền đề, cơ sở quan trọng để CBQL, GV lập kế hoạch tổ chức, quản lý hoạt động vui cho trẻ.
Đây là biện pháp hết sức quan trọng giúp cho cán bộ quản lý đổi mới cách thức quản lý GV thực hiện các khâu của tổ chức hoạt động vui chơi. CBQL nắm vững kiến thức về tiến trình hoạt động vui chơi để hỗ trợ, hƣớng dẫn, đánh giá, nhận xét, góp ý cho GV thực hiện. Đồng thời qua đó còn hƣớng đến bồi dƣỡng năng lực tổ chức hoạt động này cho đội ngũ GV.
Chất lƣợng tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mầm non là tiền đề quan trọng để nhà trƣờng phát huy tầm ảnh hƣởng của mình đến với cộng đồng. Chất lƣợng đó giúp cho trẻ khỏe mạnh và phát triển các kỹ năng ứng dụng trong cuộc sống tốt thì vai trò của nhà trƣờng mới đƣợc phụ huynh thừa nhận.
Nắm đƣợc tiêu chí đánh giá chất lƣợng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non để điều chỉnh kế hoạch tổ chức hoạt động đạt kết quả nhƣ mong đợi và xác định hoạt động vui chơi đây là hoạt động chủ đạo, hoạt động trung tâm của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo.
3.2.1.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Tuyên truyền về vai trò và tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.
Qua kết quả đánh giá khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL về vai trò và tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Xây quy trình tổ chức thực hiện nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và GV về việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Xác định cụ thể các nội dung và hình thức, phƣơng thức cũng nhƣ điều kiện hỗ trợ để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu và sở thích cũng nhƣ các điều kiện có của đơn vị.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho CBQL vai trò và tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo, coi trọng công tác kiểm tra, đánh giá giám sát kết quả đạt đƣợc của hoạt động vui chơi mà GV tổ chức.
- Cập nhật đầy đủ, kịp thời các văn bản, yêu cầu chỉ thị có liên quan đên việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.
Thƣờng xuyên nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của BGD&ĐT và SGD&ĐT tỉnh Bình Định, PGD&ĐT huyện Phù Mỹ có liên quan đến vấn đề tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Cung cấp đầy đủ các thông tin, kịp thời sẽ giúp cho đội ngũ CBQL và GV thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Qua đó giúp CBQL, GV có thêm kiến thức về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, thu hút sự hứng thú của trẻ, trẻ đƣợc thỏa mãn nhu cầu đƣợc chơi.
- Bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL và GV về kiến thức chuyên môn nghiệp của việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.
Tạo điều kiện cho CBQL, GV có thể học hỏi ở đơn vị trƣờng bạn. Mạnh dạng, đầu tƣ sự sáng tạo về cách tổ chức, phƣơng pháp thực hiện hoạt động vui chơi cho trẻ trong chính đội ngũ của trƣờng mình, sau đó lấy ý kiến thống nhất để thực hiện chung. Mời chuyên gia có kinh nghiệm về bồi dƣỡng và tập huấn cho CBQL và GV về các khâu thực hiện trong tiến trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Lãnh đạo nhà trƣờng và GV tham gia tập huấn chuyên môn do phòng SGD&ĐT, PGD&ĐT tổ chức. Tổ chức cho GV vận dụng những hiểu biết đã đƣợc tập huấn vào thực hiện kế hoạch cụ thể. Lãnh đạo nhà trƣờng tổ chức các buổi thảo luận, đánh giá và rút kinh nghiệm.
Đội ngũ CBQL và GV phải là ngƣời tuyên phong trong việc tích cực tham gia hoạt động này cũng nhƣ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng sự hợp tác, tƣơng tác từ phụ huynh hiểu về vai trò của việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui. Khi chơi trẻ dần nhận thức đƣợc giá trị bản thân, đây là yếu tố tích cực quan trọng để giúp trẻ hình thành nhân cách, phát triển toàn diện hơn.
3.2.1.3 Điều kiện thực hiện
- Nguồn kinh phí phục vụ cho việc chuẩn bị các tài liệu, phƣơng tiện để tổ chức các buổi trao đổi, tọa đàm, các hoạt động tập huấn cho CBQL và GV về quản lý, tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.
- Bố trí, sắp xếp về địa điểm, thời gian và các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động tập huấn.
- Sự quan tâm của CBQL và các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, sự tƣơng tác của phụ huynh.
3.2.2. Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non các trường mầm non
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp
Nhằm hƣớng tới cụ thể hóa các mục tiêu cần đạt của các hoạt động vui chơi mà giáo viên tổ chức cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non. Hƣớng đến việc xây dựng quy trình đảm bảo tính cần thiết và khả thi cao, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của trẻ và đạt mục tiêu đơn vị đề ra.
Mục tiêu xây dựng quy trình nhằm giúp cho GVMN biết cách xác định những điều kiện cần thiết, các kỹ năng cơ bản của việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo nhƣ: Kỹ năng lựa chọn trò chơi, kỹ năng triển khai tổ chức hoạt động vui chơi, kỹ năng động viên trẻ, kỹ năng giám sát, kỹ năng hƣớng dẫn…
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Xác định các yêu cầu của việc xây dựng quy trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.
Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non phải chú trọng vào việc quản lý tổ chức hoạt động vui chơi của GV với trẻ. Xây dựng kế hoạch cần đảm bảo: Xác định đƣợc các mục tiêu cụ thể cần đạt; các bƣớc của quá trình thực hiện; các điều kiện cơ sở vật chất, các đồ dùng đồ
chơi, các yếu tố ảnh hƣởng… Quy trình phải mang tính thống nhất, tăng cƣờng tính thực tiễn, dự kiến rõ ràng về quy trình, cách thức tiến hành và dựa trên sự hứng thú của trẻ.
- Chú trọng việc bồi dưỡng về kỹ năng xây dựng quy trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.
Muốn tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo đạt hiệu quả cao, thì GVMN cần phải xây dựng quy trình tổ chức hoạt động vui chơi. Căn cứ vào các quy định của Bộ, ngành về xây dựng quy trình hoạt động vui cho trẻ mẫu giáo, có kiến thức và kỹ năng lựa chọn nội dung chƣơng trình phù hợp lứa tuổi và điều kiện thực tế tại trƣờng. Do đó, mỗi ngƣời ngƣời GVMN cần phải đƣợc bồi dƣỡng để biết cách xây dựng quy trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.
- Hướng dẫn GV nắm vững nguyên tắc lập kế hoạch tổ chức hoạt dộng vui chơi cho trẻ mẫu giáo.
Nhà trƣờng cần phải hƣớng dẫn cho GV về các bƣớc để GV có thể hoàn thành một bản quy trình về tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ nhƣ: Xác định mục tiêu của mỗi dạng trò chơi, nội dung của các dạng hoạt động vui chơi, tất cả các nội dung trong tuổi mẫu giáo phải đƣợc thực hiện trong năm học qua nhiều dạng hoạt động chƣơng trình lứa vui chơi, việc xây dựng kế hoạch cho tiến trình phát triển các trò chơi, các nội dung chơi phải phù hợp