Quản lý lựa chọn nội dung hoạt độngvui chơi cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Quản lý lựa chọn nội dung hoạt độngvui chơi cho trẻ mẫu giáo

Nội dung hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo là khá đa dạng và phong phú. Để tránh tình trạng lựa chọn các nội dung tổ chức hoạt động vui chơi không đáp ứng mục tiêu của GDMN, không phù hợp với nhà trƣờng và đối tƣợng trẻ cần tập trung quản lý về nội dung tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

Nội dung tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo là sự cụ thể hóa ở từng độ tuổi khác nhau của trẻ. Quản lý hoạt động vui chơi là một trong hai nhiệm trọng tâm của ngƣời Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non. Đây chính là quá trình ngƣời Hiệu trƣởng thực hiện những tác động của mình để định hƣớng cho việc xác định các nội dung phù hợp kế hoạch của nhà trƣờng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý này đòi hỏi mỗi ngƣời Hiệu trƣởng ở các trƣờng mầm non phải có năng lực chuyên môn nhiệm vụ, có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực tổ chức các hoạt động vui chơi…

1.4.2. Quản lý phương thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Quản lý phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi là quá trình ngƣời Hiệu trƣởng giúp cho đội ngũ GV có những định hƣớng trong việc lựa chọn các phƣơng thức tổ chức phù hợp với các dạng trò chơi, phù hợp với đối tƣợng trẻ và các điều kiện của nhà trƣờng và năng lực của bản thân.

- Chỉ đạo GV tổ chức hiệu quả hoạt động vui chơi ở các góc hoạt động theo chủ đề giáo dục, gắn với thực hiện chƣơng trình hoạt động trong ngày theo chế độ sinh hoạt của trẻ theo yêu cầu độ tuổi.

- Chỉ đạo GV đƣa các trò chơi vào tích hợp lồng ghép trong các giờ học có chủ đích nhƣ: Trò chơi vận động vào môn thể dục; Trò chơi đóng kịch vào tiết kể chuyện...GV cần chú ý mức độ tích hợp, lồng ghép trò chơi cho phù hợp, tránh làm thay đổi kiến thức cơ bản của bài dạy.

- Chỉ đạo GV đƣa các trò chơi vào trong các hoạt động ngoại khóa nhƣ ngày hội, ngày lễ...có thể đƣa các trò chơi vận động, trò chơi dân gian... vào các hoạt động cho sinh động.

Ngƣời Hiệu trƣởng sẽ hƣớng dẫn cho GV biết cách xác định các căn cứ thời điểm để lựa chọn phƣơng thức tôt chức hoạt động vui chơi cho phù hợp.

- Chỉ đạo GV tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ trong các thời điểm trong ngày nhƣ giờ đón- trả trẻ, trong giờ hoạt động ngoài trời, hoạt

động chiều, hoạt động chơi tự do...

- Chƣơng trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ đƣợc cấu trúc thành các chủ đề. Trong từng chủ đề đều có thể tích hợp các trò chơi để tổ chức hoạt động cho trẻ. Căn cứ vào các chủ đề, mỗi chủ đề có thể xây dựng các trò chơi cho phù hợp.

Ví dụ: Chủ đề gia đình, GV có thể tập trung xây dựng các trò chơi để tổ chức cho trẻ chơi nhƣ góc xây dựng : “Ngôi nhà của bé” trong trò chơi có cô giáo nhập vai chơi cùng trẻ xây dựng ngôi nhà của bé…

Đồng thời giúp GV xác định các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hiệu quả các phƣơng thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

- Chỉ đạo GV thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ: Lập kế hoạch tổ chức, tổ chức quá trình chơi của trẻ, điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động vui chơi và sử dụng kết quả hoạt động vui chơi vào thực hiện các hoạt động khác cho trẻ.

- Chỉ đạo, giám sát và kiểm tra, đánh giá việc xây dựng và tổ chức môi trƣờng hoạt động vui chơi cho trẻ;

- Chỉ đạo GV thƣờng xuyên tự bồi dƣỡng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ.

1.4.3. Quản lý hoạt động tập huấn, bồi dưỡng về kỷ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Hiệu trƣởng trong nhà trƣờng có vai trò nhƣ là “đầu tàu” dẫn dắt toàn bộ tập thể sƣ phạm nhà trƣờng phát triển theo mục tiêu định hƣớng giáo dục đề ra. Để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo đạt hiệu quả, đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn sâu thì ngƣời Hiệu trƣởng cần thực hiện một số việc sau:

+ Hằng năm chuẩn bị vào năm học Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng, tập huấn về chuyên môn trong đó có nội dung tập huấn về việc tổ

chức hoạt động vui chơi cho đội ngũ GVMN.

+ Để tổ chức hoạt động bồi dƣỡng, tập huấn việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo có đạt hiệu quả thì Hiệu trƣởng phải mời các chuyên gia về giáo dục mầm non, tuyển, lựa chọn cán bộ, GV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu, có khả năng tổ chức các trò chơi cho trẻ tốt, để truyển tải nội dung tập huấn đến giáo viên GVMN về các kỷ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Đa dạng hóa nhiều hình thức tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn cho giáo viên mầm non.

+ Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, các trang thiết bị nhƣ máy tính, máy chiếu, phƣơng tiện nghe, nhìn, bàn ghế…. để tổ chức bồi dƣơng, tập huấn cho giáo viên. Để truyền tải đảm bảo đầy đủ các nội dung bồi dƣỡng, tập huấn tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non.

Nội dung tập huấn cho GVMN về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo nhƣ lập kế hoạch, lựa chọn nội dung chơi, hình thức tổ chức, phƣơng pháp tổ chức chơi:

- Hƣớng dẫn GV lập kế hoạch tổ chức các trò chơi lập theo nội dung chƣơng trình GDMN, phải phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của trƣờng, lớp, phù hợp với chủ đề, phù hợp với bối cảnh địa phƣơng, phù hợp với vùng miền, phù hợp với độ tuổi của trẻ.

- Bồi dƣỡng cho GV lựa chọn nội dung chơi cho trẻ và tích hợp vào các chủ đề. Nội dung hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo là hệ thống tri thức sơ đẳng phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh về thế giới tự nhiên, các quan hệ xã hội giữa con ngƣời với con ngƣời và bản thân trẻ; hệ thống kỹ năng và thái độ, tình cảm phù hợp với hệ giá trị chuẩn mực xã hội đƣợc trẻ mô phỏng, tái hiện trong trò chơi.

Ví dụ: Tổ chức các trò chơi ngày lễ hội truyền thống ở địa phƣơng vùng biển chọn các trò chơi nhƣ “chèo thuyền”, “thả đỉa ba ba”… qua đây trẻ biết

đƣợc quê hƣơng có những đặc trƣng của vùng miền đƣợc trẻ tái hiện lại. - Hƣớng dẫn GV lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ: Có 2 hình thức của hoạt động vui chơi:

* Chơi theo ý thích (cá nhân hoặc nhóm, ở các góc hoạt động trong lớp

hay ngoài trời). Đây là hình thức trẻ tự khởi xƣớng, tự do lựa chọn tham gia các hoạt động tùy ý thích, tự định ra cách thức tiến hành và biết kiểm soát quá trình chơi dựa vào kinh nghiệm của trẻ. Nếu lớp có các góc chơi, trẻ sẽ tự động chọn góc, tham gia vào trò chơi mà trẻ thích. Hƣớng dẫn GV quan sát và khuyến khích, mở rộng hoạt động vui chơi của trẻ bằng cách tạo điều kiện cho trẻ chơi (cung cấp đồ dùng-đồ chơi, dành thời gian để trẻ chơi), đặt ra những câu hỏi gợi mở để hƣớng dẫn trẻ, khen ngợi, động viên trẻ và tiếp cận cá nhân khi cần thiết.

* Chơi theo kế hoạch giáo dục (cá nhân hoặc nhóm, ở trong lớp hay ngoài trời). Nội dung chơi dựa trên kế hoạch giáo dục phù hợp chủ đề trong chƣơng trình giáo dục theo độ tuổi. GV căn cứ vào kế hoạch giáo dục tổ chức môi trƣờng hoạt động. bố trí không gian, thời gian thích hợp, gợi mở nội dung chơi, hƣớng trẻ tự lựa chọn chỗ chơi, đồ chơi, bạn chơi theo ý thích, đƣa ra ý tƣởng chơi phù hợp với nội dung giáo dục và chủ đề đang triển khai.

- Hƣớng dẫn GV sử dụng phƣơng pháp tổ chức trò chơi cho trẻ. Khi tổ chức trò chơi GV cần sử dụng phƣơng pháp phù hợp với từng loại trò chơi.

Ví dụ: Phƣơng pháp dùng lời, phƣơng pháp làm mẫu, phƣơng pháp tạo tình huống…….nhƣng phải đảm bảo:

+ Đảm bảo tính tự nguyện và hứng thú của trẻ trong việc lựa chọn trò chơi, tham gia vào nhóm chơi, chọn bạn chơi, góc chơi, đồ dùng, đồ chơi,…

+ Cung cấp một số hiểu biết, kinh nghiệm cho trẻ gắn với nội dung chủ đề và chủ đề chơi.

+ Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi mang tính gợi mở, phong phú, đa dạng, và sắp xếp bố trí ở trong tầm mắt của trẻ, thuận lợi cho việc mở rộng nội dung

chơi, gắn với chủ đề.

+ Bố trí các góc thuận tiện, hợp lí, thỉnh thoảng đổi chỗ và thay đổi đồ dùng, đồ chơi để hấp dẫn trẻ.

+ Đảm bảo tính phát triển của trò chơi: Mở rộng nội dung chơi, hành động chơi dựa trên hứng thú và kinh nghiệm của trẻ phù hợp với độ tuổi.

+ Đảm bảo tính linh hoạt và sáng tạo của trẻ: GV có thể gợi ý và cho trẻ tự lựa chọn phƣơng tiện, đồ dùng, đồ chơi, đặt tên trò chơi, khơi gợi những kinh nghiệm trẻ đã có, đề xuất ý tƣởng chơi phù hợp với hứng thú, phù hợp với điều kiện thực tế của nhóm/lớp.

Qua đợt tập huấn, bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non, Hiệu trƣởng phải đánh giá kết quả việc bồi dƣỡng và tập huấn về tổ chức hoạt động vui chơi của giáo viên, để nhận thấy mức độ tiếp thu các nội dung về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ có đạt hiệu quả nhƣ kế hoạch đã đề ra hay không. Qua đó rút kinh nghiệm, bổ sung và điều chỉnh kế hoạch tập huấn bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ của GVMN đạt hiệu quả hơn.

Quản lý hoạt động bồi dƣỡng, tập huấn để nâng cao trình độ kỷ năng cho đội ngũ GV ở các trƣờng mầm non. Qua đó giúp cho đội ngũ GVMN phát huy đƣợc năng lực và sở trƣờng trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ.

1.4.4. Quản lý việc phối hợp các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi là sự trải nghiệm của trẻ, thỏa mãn đƣợc sự vui chơi chơi cho trẻ. Do đó, Hiệu trƣởng chủ động phối hợp với các lực lƣợng trong và ngoài xã hội để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ:

các cấp về việc hỗ trợ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng đồ chơi để phụ vụ cho việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

- Vận động các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí vật chất để mua sắm tu bổ thêm về đồ dùng đồ chơi phụ vụ cho trẻ mầm non nhƣ mua thêm “xích đu”, “cầu tuột”, “nhà banh”…để trẻ đến trƣờng đƣợc vui chơi, khám phá trải nghiệm.

- Chủ động phối hợp với các lực lƣợng thanh nhiên, phụ nữ, quân đội, y tế… hỗ trợ về nguồn lao động, làm công tác giáo dục tƣ tƣởng, tuyên truyền về tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non. Đó là nguồn động lực giúp các trƣờng mầm non quản lý và tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non, giúp trẻ có tuổi thơ tràn đầy niềm vui, khích lệ trẻ phát triển tính năng động, hình thành nhân con ngƣời mai sau cho trẻ.

1.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo mẫu giáo

Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cũng nhƣ các hoạt động giáo dục khác trong trƣờng mầm non chỉ mang lại hiệu quả cao khi có sự tham gia tất cả các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng. Tuy nhiên hoạt động này sẽ thuận lợi hơn khi có điều kiện hỗ trợ nhƣ:

Quản lý về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động vui chơi cho trẻ, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị thì hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo sẽ mang lại hiệu quả cao. Quản lý tốt sẽ góp phần khai thác tối đa hiệu suất của cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện có ở các trƣờng mầm non. Đặc thù của hoạt động vui chơi không chỉ giúp trẻ thỏa mãn đƣợc nhu cầu chơi mà đây là hoạt động khá đa dạng và phong phú với nhiều nội dung và hình thức hấp dẫn hƣớng tới trang bị cho trẻ nhiều nội dung. Do vậy, cần phải có sự hỗ trợ rất lớn từ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ

dùng, đồ chơi..

Quản lý về nội dung chƣơng trình, hình thức tổ chức hoạt động vui chơi để định hƣớng trong việc giúp đỡ đội ngũ GV xác định và lựa chọn đúng các nội dung, hình thức phù hợp với điều kiện nhà trƣờng và trẻ nhỏ.

Quản lý hoạt động bồi dƣỡng, tập huấn để nâng cao trình độ về kỹ năng cho đội ngũ GV các trƣờng mầm non. Qua đó giúp cho đội ngũ GVMN phát huy đƣợc năng lực và sở trƣờng trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

1.5.1. Yếu tố chủ quan

Hiệu quả của quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan nhƣ:

- Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo GV về tầm quan trọng trong quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ. Đây là một trong những yếu tố trọng tâm nhất. Đội ngũ CBQL và GV là những ngƣời trực tiếp tác động đến việc tổ chức hoạt độngvui chơi cho trẻ tham gia. Vì vậy GV phải là ngƣời đi tiên phong trong việc dám nghĩ, dám tham mƣu nêu ra ý tƣởng của mình, chịu khó học hỏi, mạnh dạng vận động, động viên, khuyến khích tổ chức thật nhiều các loại hình hoạt động vui chơi cho trẻ tham gia.

- Năng lực quản lý hoạt động hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo của CBQL và GV. Bên cạnh vấn đề nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động vui chơi thì yếu tố về năng lực quản lý hoat động vui chơi của đội ngũ cán bộ và GV cũng là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng mạnh mẽ và sâu sắc đến chất lƣợng và hiệu quả hoạt động vui chơi của trẻ. Đội ngũ CBQL và GV có năng lực quản lý tốt họ sẽ biết định hƣớng trong việc lựa chọn các nội dung, hình thức, các phƣơng tiện để tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ tham gia.

- Kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ của CBQL và GV là yếu tố trực tiếp đến việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

mẫu giáo.

- Nội dung, hình thức tổ chức hoạt động vui chơi là yếu tố tác động rất lớn gắn liền với mục tiêu của GDMN, đó là sự cụ thể hóa cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non.

1.5.2. Yếu tố khách quan

- Văn bản chỉ đạo của các cấp trên về việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Có thể nói rằng đây nhiệm vụ của toàn ngành giáo dục, toàn bộ hệ thống chính trị của Quốc gia.

- Sự quan tâm ủng hộ của cấp trên, phụ huynh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng về việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

- Các điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

Tiểu kết chƣơng 1

Chƣơng 1 đã làm rõ các vấn đề lịch sử nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về vấn đề hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo và tập trung làm rõ các vấn đề liên quan, đã hệ thống khái niệm liên quan đến hoạt động vui chơi, quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)