Xử lý kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 53 - 76)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.6. Xử lý kết quả khảo sát

Trên cơ sở ý kiến đánh giá của đối tƣợng khảo sát, tôi xử lý kết quả khảo sát bằng phƣơng pháp thống kê toán học. Các số liệu thu thập đƣợc giúp cho việc đánh giá đúng thực trạng quản l ý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

2.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

2.2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội

Huyện Phù Mỹ là huyện ven biển của tỉnh Bình Định. Huyện Phù Mỹ giáp với huyện Hoài Nhơn phía bắc, nam và tây giáp huyện Phù Cát, tây bắc giáp huyện Hoài Ân và biển đông ở biển đông

Huyện Phù Mỹ có tổng diện tích tự nhiên là 555,92 km2, dân số 173.093 ngƣời. Về địa bàn hành chính: huyện có 17 xã và 02 thị trấn.

Kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp. Nhiều xã có thổ nhƣỡng là đất cát pha thích hợp cây kiệu nên nông dân trồng nhiều kiệu. Ngoài ra, các xã ven biển có nghề làm muối, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

Hiện nay, công nghiệp ở huyện Phù Mỹ đang hình thành và phát triển. Các cụm công nghiệp đã hình thành: Cụm công nghiệp Diêm Tiêu (thị trấn Phù Mỹ), Cụm công nghiệp Bình Dƣơng (thị trấn Bình Dƣơng). Cụm công nghiệp Đại Thạnh (xã Mỹ Hiệp).

Thắng cảnh của Phù Mỹ tuy hoang sơ nhƣng đẹp nhƣ: Chùa Hang, Giếng Tiên, và di tích lịch sử (Đèo Nhông), đặc biệt phía đông là một vùng biển đẹp kéo dài từ Vĩnh Lợi (Mỹ Thành) đến cửa tấn Hà Ra (Mỹ Đức). Trong đó bờ biển Mỹ Thọ với thắng cảnh Mũi Rồng, Bãi Bàng, Hải Đăng

thuộc thôn Tân Phụng thu hút nhiều khách tham quan của các xã lân cận. Vùng ven biển Phù Mỹ là nhiều bãi cát dài bị phân chia bởi các dãy núi, trong đó bãi cát từ Xuân Thạnh (Mỹ An) qua Mỹ Thắng đến Mỹ Đức là dài nhất, đây là bãi cát dài nhất của tỉnh Bình Định.

Huyện Phù Mỹ có 2 ga tàu hỏa (nhỏ) thuộc đƣờng sắt Bắc Nam|tuyến đƣờng sắt Bắc-Nam gồm ga Vạn Phú (xã Mỹ Lộc) và ga Phù Mỹ (thị trấn Phù Mỹ); Có quốc lộ 1A chạy qua. Ngoài ra còn các đƣờng tỉnh lộ và huyện lộ, đặc biệt là tuyến đƣờng ven biển tỉnh lộ. Đây cũng là địa phƣơng có dự án Đƣờng cao tốc Quảng Ngãi - Bình Định đi qua đang đƣợc xây dựng.

Tình hình kinh tế- xã hội còn gặp nhiều khá khăn, công tác chuyển dịch kinh tế còn chậm, kết cấu hạng tầng còn nhiều hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo cao, một bộ phận dân trí vùng khó khăn còn thấp. Đó cũng là những khó khăn, thách thức lớn đối với công tác phát triển kinh tế - giáo dục của huyện Phù Mỹ.

2.2.2. Khái quát về tình hình giáo dục

Quy mô trƣờng lớp: Bậc học mầm non: Có 22 trƣờng (trong đó có 02 trƣờng tƣ thục) với tổng học sinh 6488 trẻ;. Bậc Tiểu học: Có 25 trƣờng, với tổng số 457 lớp và 13.927 học sinh;Bậc Trung học cơ sở: Có 18 trƣờng, với tổng số 287 lớp và 10.501 học sinh

Cơ sở vật chất: PGD&ĐT đã tham mƣu với UBND huyện sửa chữa các phòng học, phòng chức năng, chỉnh trang trƣờng lớp, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phục vụ công tác dạy học và nâng cao chất lƣợng giáo dục cho các trƣờng trực thuộc. Tỷ lệ bình quân phòng học trên lớp của các bậc học đều đảm bảo, cụ thể: Mầm non: 1phòng/lớp; Tiểu học:1,09 phòng/lớp; THCS:1,05 phòng/lớp.

huyện Phù Mỹ tham mƣu UBND huyện Phù Mỹ bổ sung kịp thời đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cho các đơn vị trƣờng để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Mỹ có đội ngũ nguồn nhân lực nhƣ sau: Bậc mầm non: Tổng số 566 ngƣời, trong đó cán bộ quản lý 51, giáo viên 421, nhân viên 94; Bậc tiểu học: Tổng số 834 ngƣời, trong đó cán bộ quản lý 53, giáo viên 704, nhân viên 77. Bậc THCS: Tổng số 682 ngƣời, trong đó cán bộ quản lý 37, giáo viên 564, nhân viên 81.

2.2.3. Tình hình giáo dục mầm non

Toàn huyện có 22 trƣờng ( trong đó có 02 trƣờng tƣ thục) và 21 nhóm (lớp) nhà trẻ (mẫu giáo) độc lập với tổng số 214 nhóm (lớp) và 6488 trẻ.

Chất lƣợng GDMN có nhiều chuyển biến tích cực; chất lƣợng chăm sóc, giáo dục trẻ đƣợc quâm tâm nhiều.

Thực hiện hiệu quả công tác truyền thông về giáo dục thông tin hai chiều giữa các trƣờng học và phụ huynh học sinh; giữa trƣờng học, Phòng giáo dục và UBND Phù Mỹ đƣợc duy trì và phát huy hiệu quả công việc trao đổi, xử lý thông tin trong ngành để đƣợc giải quyết kịp thời, triệt để.

Sử dụng hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành trong giảng dạy.

Hiện nay tình trạng thiếu cơ sở vật chất, lớp học và giáo viên cho cấp học này. Trong những năm qua, phần lớn các lớp học ở huyện Phù Mỹ đều bị quá tải học sinh.

2.3. Thực trạng hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

2.3.1. Nhận thức của CBQL và GV về vai trò của hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Bảng 2.1. Đánh giá của CBQL và GV về vai trò của hoạt động vui chơi cho trẻ.

Vai trò của hoạt động vui chơi cho trẻ. Mức độ đánh giá % HTK QT KQT TĐ QT QT RQT

1. Hoạt động vui chơi ảnh hƣởng mạnh đến sự hình thành tính chủ định của các quá trình tâm lý trẻ.

0 3,6 6,4 22 68 4,6

2. Trong trò chơi trẻ bắt đầu chú ý có chủ định và ghi nhớ có chủ định.

0 1,2 6 14,5 78,3 4,7

3. Hoạt động vui chơi hình thành các kỷ năng cho trẻ chơi nhƣ: Biết lắng nghe, biết tập trung, biết quan sát và biết phân biệt, biết phối hợp giữa tay và mắt.

0 2,4 8,4 16,9 72,3 4,6

4. Trong hoạt động vui chơi trẻ đƣợc hóa thân vào nhân vật.

0 0 3,6 20,5 75,9 4,7

5. Hoạt động vui chơi là cơ sở để trẻ phát triển trí tƣởng tƣợng.

1,2 12 18,1 25,6 44,3 4

6. Hoạt động vui chơi tác động mạnh tới đời sống tình cảm của trẻ.

0 1,2 3,5 6 89,2 4,8

Ghi chú: 1≤ ≤ 5; (hệ số trung bình); HTKQT (Hoàn toàn không quan trọng); KQT (Không quan trọng); TĐQT (Tương đối quan trọng); QT (Quan trọng); RQT (Rất quan trọng)

Kết quả khảo sát của CBQL và GV đánh giá có điểm trung bình dao động từ (4 đến 4,8). Trong đó ở mức “Rất quan trọng” có tới 89,2% cho rằng “Hoạt động vui chơi tác động mạnh tới đời sống tình cảm của trẻ”, hoạt động vui chơi phát triển tình cảm mạnh mẽ ở trẻ qua việc trao đổi, nhập vai chơi, bảo vệ đồ chơi, hình thành một xã hội trẻ em đầy đủ các cung bậc cảm xúc;

78,3% CBQL và GV đánh giá ở cùng mức độ này là “Trong trò chơi trẻ bắt đầu chú ý có chủ định và hi nhớ có chủ định”, khi chơi giúp trẻ chú ý đến sự vật, hiên tƣợng và trẻ sẽ ghi nhớ sự vật hiện tƣợng đó một cách chủ định, nhớ lâu hơn 79,5% “Hoạt động vui chơi là giúp trẻ đƣợc hóa thân vào nhân vật”, giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu đƣợc chơi của bản thân, trẻ có cơ hội trải nghiệm, đƣợc hóa mình vào đời sống thực 72,3% “Hoạt động vui chơi hình thành các kỷ năng cho trẻ chơi nhƣ: Biết lắng nghe, biết tập trung, biết quan sát và biết phân biệt, biết phối hợp giữa tay và mắt”, hoạt động vui chơi còn là cơ sở phát triển trí tƣởng tƣợng cho trẻ.

Ngoài ra “Hoạt động vui chơi ảnh hƣởng mạnh đến sự hình thành tính chủ định của các quá trình tâm lý trẻ” đƣợc đánh giá đạt 68% và “Hoạt động vui chơi là cơ sở để trẻ phát triển trí tƣởng tƣợng” đạt 44,3%.

Có thể nói rằng hoạt động vui chơi là phƣơng tiện góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Hoạt động vui chơi tạo ra tâm lý những nét đặc trƣng cho lứa tuổi mẫu giáo, mà nổi bật là tính tƣởng tƣợng và tính dễ xúc cảm, khiến cho nhân cách trẻ mẫu giáo mang tính độc đáo khó tìm ở lứa tuổi khác.

Nhƣ vậy, đa số CBQL và GV đã xác định đúng về vai trò của hoạt động vui chơi với sự phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo. Điều đó sẽ giúp họ tập trung trí tuệ, năng lực trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

2.3.2. Thực trạng thực hiện các loại hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Trẻ thƣờng thích khám phá những điều mới lạ, hứng thú trong các hoạt động vui chơi phong phú và đa dạng. Tôi tiến hành khảo sát đánh giá của CBQL về việc tổ chức đa dạng các hoạt động vui chơi cho trẻ và kết quả ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL và GV về các loại hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Các loại hoạt động vui chơi cho trẻ Mức độ đánh giá% HT KTX KTX TĐ TX TX RTX 1. Trò chơi đóng vai. 0 0 6 32,5 61,4 4,6 2. Trò chơi đóng kịch. 0 0 9 27,5 63,5 4,5 3. Trò chơi xây dựng lắp ghép. 0 8 13,3 31,5 47,2 4,1 4. Trò chơi học tập. 0 0 13 33,1 53,9 4,4 5. Trò chơi vận động. 0 0 3,3 29,1 67,8 4,6 6. Trò chơi dân gian. 0 6 23,3 33,7 37 4 7. Trò chơi với phƣơng tiện

hiện đại.

0 8 19,3 35,5 37,2 4

Ghi chú: 1≤ ≤ 5; (hệ số trung bình); HTKTX (Hoàn toàn không thường xuyên); KTX (Không thường xuyên); TĐTX (Tương đối thường xuyên); TX (Thường xuyên); RTX (Rất thường xuyên)

Từ kết quả khảo sát cho thấy các loại hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trƣờng mầm non huyện Phù Mỹ là khá đa dạng nhƣ: “Trò chơi đóng vai; trò chơi đóng kịch; trò chơi xây dựng; trò chơi lắp ghép; trò chơi học tập; trò chời vận động; trò chơi dân gian; trò chơi với phiƣơng tiện hiện đại”. Ở mỗi loại trò chơi đều hƣớng đến giúp trẻ hình thành đƣợc kiến thức và các kỷ năng cần thiết; qua các loại hoạt động vui chơi này sẽ giúp hình thành trí tƣởng tƣợng, phát triển tƣ duy, giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi và khám phá thế giới huyền bí xung quanh trẻ.

Dạng trò chơi đƣợc tổ chức “Rất thƣờng xuyên” với ý đánh giá của CBQL và GV là “Trò chơi vận động” 67,8%, trò chơi là phƣơng tiện chủ yếu giáo dục thể lực cho trẻ, giải quyết các nhiệm vụ vận động dƣới dạng trò chơi nên trẻ vận động tích cực, thoải mái. Với 63,5% “Trò chơi đóng

kịch”, Có thể nói hoạt động chơi đóng kịch vui đem lại nghệ thuật nhập vai diễn kịch giúp trẻ phát triển con đƣờng nghệ thuật sau này cho trẻ. 61,4% “Trò chơi đóng vai” trẻ đƣợc đóng vai, giả bộ, mô phỏng những sự việc diễn ra trong cuộc sống.

Đƣợc CBQL và GV đánh giá mức“Thƣờng xuyên” với “Trò chơi phƣơng tiện hiện đại” 35,5%. Qua đây nhận thấy đối với trẻ mầm non các trò chơi vận động là rất thú vị với trẻ, có vai trò tác động mạnh đến sức khỏe, tầm vóc và trí thông minh của trẻ, mang đến cho trẻ những lợi ích lâu dài nhƣ các kỷ năng sống tuyệt vời, các cảm xúc tích cực và khả năng kiểm soát bản thân…

Tôi cũng tiến hành khảo sát về mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia vào các dạng hoạt động vui chơi do GV tổ chức kết quả thu đƣợc ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia các dạng trò chơi

Các loại hoạt động vui chơi cho trẻ Mức độ đánh giá% HT KHT KHT TĐ HT HT RHT 1. Trò chơi đóng vai. 0 8 25,3 36 30,7 3,9 2. Trò chơi đóng kịch. 0 8,5 14,5 39,1 37,9 4 3. Trò chơi xây dựng lắp ghép. 0 0 8,3 31,7 60 4,6 4. Trò chơi học tập. 0 6 24,1 32,8 37,1 4 5. Trò chơi vận động. 0 0 6,3 15,7 78 4,7 6. Trò chơi dân gian. 0 7,1 27,9 34,3 30,7 3,8 7. Trò chơi với phƣơng tiện hiện

đại.

0 0 18,1 19,3 62,6 4,4

Ghi chú: 1≤ ≤ 5; (hệ số trung bình); HTKHT (Hoàn toàn không hứng thú); KHT (Không hứng thú); TĐHT (Tương đối hứng thú); HT (Hứng thú); RHT (Rất hứng thú)

Kết quả khảo sát cho thấy trẻ ở các trƣờng mầm non rất hào hứng khi đƣợc tham gia các dạng hoạt động vui chơi do GV tổ chức với số điểm trung bình dao động từ (3,8 đến 4,6). Với ý kiến đánh giá “Rất hứng thú” 78% “Trò chơi vận động” là trẻ tham gia rất hứng thú. 62,6% “Trò chơi với phƣơng tiện hiện đại”. 60% “Trò chơi xây dựng lắp ghép”. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy một dạng hoạt động vui chơi vẫn còn một số lƣợng nhỏ trẻ ít hứng thú khi tham gia chơi nhƣ: 37,1% “Trò chơi học tập”; 30,7% “Trò chơi dân gian” và “Trò chơi đóng vai” điều này có thể xuất phát từ những nguyên nhân nhƣ: Trẻ mệt mỏi, phƣơng tiện phục vụ cho hoạt động chơi thiếu hấp dẫn, cách tổ chức của cô chƣa hứng thú, chƣa lôi cuốn. Do vậy, để giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào các dạng hoạt động vui chơi đó GV cần lƣu ý những vấn đề sức khỏe của trẻ, bổ sung các phƣơng tiện đồ dùng, đặc biệt chú trọng vào cách thức tổ chức hoạt động vui chơi hấp dẫn.

2.3.3. Thực trạng thực hiện các nội dung hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Hoạt động vui chơi để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu đƣợc chơi, tuy nhiên khi tổ chức hoạt động vui chơi cần lựa chọn nội dung chơi. Để có thông tin về nội dung chơi cho trẻ, tôi tiến hành khảo sát đánh giá của CBQL và GV kết quả bảng 2.4.

Bảng 2.4. Đánh giá của cán CBQL và GV thực hiên các nội dung hoạt động vui

Các nội dung hoạt động vui chơi cho trẻ. Mức độ đánh giá% HTK TX KTX TĐ TX TX RTX

1. Hoạt động vui chơi thiên về tính hồn nhiên, vô tƣ ở trẻ.

0 12 18,5 26,1 43,4 4

2. Hoạt động vui chơi thiên về tính tự do, tự nguyện và tự lập cho trẻ.

0 14,3 18,7 31 34,2 3,8

3. Hoạt động vui chơi thiên về màu sắc cảm xúc chân thực cho trẻ.

0 0 1,3 27,7 71,1 4,7

4. Hoạt động vui chơi thiên về tính sáng tạo ở trẻ.

0 2,6 8,1 32,8 56,5 4,4

5. Hoạt động vui chơi thiên về các kỹ năng ở trẻ.

0 2,2 14 17,9 65,9 4,5

Ghi chú: 1≤ ≤ 5; (hệ số trung bình); HTKTX (Hoàn toàn không thường xuyên); KTX (Không thường xuyên); TĐTX (Tương đối thường xuyên); TX (Thường xuyên); RTX (Rất thường xuyên)

Kết quả khảo sát cho thấy các nội dung tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở mức độ đánh giá “Rất thƣờng xuyên” “Hoạt động vui chơi thiên về màu sắc cảm xúc chân thực cho trẻ” 71,1%; với 65,9% “Hoạt động vui chơi thiên về các kỹ năng ở trẻ”. Ở mức đánh giá “Thƣờng xuyên” cho thấy hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo thiên về tính sáng tạo 32,8%, tính tự do, tự lập 31%. Trên thực tế các trƣờng mầm non ở huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định đã đƣợc chú trọng các nội dung cho trẻ. Kết quả khảo sát các nội dung này cho thấy mức điểm mà CBQL và GV đánh giá dao động từ (34,2% đến 71,1%) trong đó nội dung đƣợc đánh giá ở mức độ “Thƣờng xuyên và rất thƣờng xuyên” có tỷ lệ cao nhất: Điều này cho thấy lứa tuổi mầm non, cùng với sự hoàn thiện về nhận thức, trẻ cũng không ngừng sáng tạo. Sự sáng tạo luôn

hiện hữu trong hành vi của trẻ, vấn đề này là ngƣời lớn phải kịp thời nhìn ra, cổ vũ trẻ.

Sự nhanh nhẹn, óc sáng tạo của trẻ thể hiện bằng trí tƣởng tƣợng phong phú. Nếu trẻ quan sát một bức tranh, hay đồ vật trẻ có thể nghĩ và kể thành một câu chuyện có tình tiết, có logic, biết đặt tên cho câu chuyện theo tƣởng và sáng tạo của trẻ. Còn khi xem những hình tròn, hình vuông, hình tam giác…Trẻ sẽ vẽ chúng thành những thứ bé thích, ví dụ ông mặt trời, ngôi nhà, con gà…Vậy là chúng đã sáng tạo, trẻ nghĩ ra các quy tắc chơi, biết điều chỉnh quy tắc chơi cho phù hợp với tình huống sáng tạo. Do vậy, việc lựa chọn những nội dung phù hợp để tổ chức các trò chơi cho trẻ tham gia chính là chúng ta đang giúp trẻ hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, bên cạnh đó tôi vẫn nhận thấy ở hầu hết các mục đƣợc hỏi vẫn còn khá nhiều kiến đánh giá của CBQL cho rằng các nội dung này mới chỉ đƣợc thực hiện ở các mức độ “Tƣơng đối thƣờng xuyên”.

Qua kết quả đánh giá trên cho thấy rằng để giúp trẻ phát triển toàn diện thì cần phải đƣa các nội dung này vào trong các tổ chức hoạt động vui chơi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 53 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)