Phương pháp xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Trang 39 - 42)

Các dữ liệu sau khi được thu thập, xử lý sơ bộ và được mã hóa, lưu trữ trên phần mềm Exel và sau đó được đưa vào phần mềm SPSS 20 để tiến hành các kỹ thuật tính toán.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo, Việc kiểm định thang đo sẽ giúp tác giả

nhìn nhận lại nhân tố nào hợp lệ, nhân tố nào bị loại bỏ trước khi tiến hành các phân tích tiếp theo. Để kiểm định độ tin cậy của thang đo nghiên cứu sinh đã tính toán hệ số

Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng thể.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh

nghiên cứu (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy đối với nghiên cứu này thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là sử dụng được.

Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally &Burnstein(1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo.

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là kỹ thuật sử

dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phân tích nhân tố khám phá phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng như tìm ra các mối quan hệ giữa các biến với nhau. Phép phân tích nhân tố của các khái niệm nghiên cứu được xem xét để cung cấp bằng chứng về giá trị phân biệt và giá trị hội tụ

của thang đo.

Mức độ thích hợp của tương quan nội tại các biến quan sát trong khái niệm nghiên cứu được thể hiện bằng hệ số KMO (Kaiser – Mever – Olkin). Trị số KMO lớn (giữa 0.5 và 1) là điều kiện đủđể phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu trị số này nhỏ

hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu.

Đo lường sự thích hợp của mẫu và mức ý nghĩa đáng kể của kiểm định Bartlett‟s Test of Sphericity trong phân tích khám phá dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố.

Rút trích nhân tố đại diện bằng các biến quan sát được thực hiện với phép quay Varimax và phương pháp trích nhân tố Principle components.

Các thành phần với giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% được xem như những nhân tốđại diện các biến.

Hệ số tải nhân tố (Factor loading) biểu diễn các tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố bằng hoặc lớn 0.5 mới có ý nghĩa.

Hồi quy tuyến tính bội thường được dùng để kiểm định và giải thích lý thuyết nhân quả (Cooper và Schindler, 2003). Ngoài chức năng là công cụ mô tả, hồi quy tuyến tính bội được sử dụng như công cụ kết luận để kiểm định các giả thuyết và dự

báo các giá trị của tổng thể nghiên cứu.

Như vậy, đối với nghiên cứu này, hồi quy tuyến tính bội là phương pháp thích hợp để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Khi giải thích về phương trình hồi quy,

nghiên cứu sinh đã lưu ý hiện tượng đa cộng tuyến. Các biến mà có sự đa cộng tuyến cao có thể làm bóp méo kết quả làm kết quả không ổn định và không có tính tổng quát hóa. Nhiều vấn đề rắc rối nảy sinh khi hiện tượng đa công tuyến nghiêm trọng tồn tại, ví dụ nó có thể làm tăng sai số trong tính toán hệ số beta, tạo ra hệ số hồi quy có dấu ngược với những gì nhà nghiên cứu mong đợi và kết quả T-test không có ý nghĩa thống kê

đáng kể trong khi kết quả F-test tổng quát cho mô hình lại có ý nghĩa thống kê.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống ở chương 1; nghiên cứu sinh đã hình thành ý tưởng về mô hình nghiên cứu hai mối liên hệ giữa : (1) Mối liên hệ giữa các điều kiện thực hiện tự chủ tài chính với mức độ tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; (2) Mối liên hệ giữa mức độ tự chủ tài chính với hiệu quả

công tác chủ tài chính trên hai góc độ hiệu quả kinh tế và hiệu quả các nhiệm vụ, chức năng, mục tiêu được giao.

Mục đích của mô hình nghiên cứu đề xuất nhằm xây dựng mô hình tự chủ tài chính hiệu quả cho Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đến năm 2020 tầm nhìn

đến năm 2030 với hai nội dung cơ bản là: (i) Kiến nghị khung pháp lý cho hoạt động tài chính tại Học viện (ii) Đề xuất nhóm giải pháp về cơ chế kiểm soát nội bộ; Đặc biệt tài chính tại Học viện (ii) Đề xuất nhóm giải pháp về cơ chế kiểm soát nội bộ; Đặc biệt với việc nhấn mạnh vào phương pháp tiếp cận đánh giá tự chủ tài chính ở Học viện tại chương 2, sẽ tạo cho luận án điểm khác biệt căn bản về mặt lý luận so với các nghiên cứu trước đây và góp phần ý nghĩa vào việc hình thành mô hình hiệu quả về tự chủ tài chính của Học viện, cũng như áp dụng vào thực tế cho các đơn vị sự nghiệp của Đảng.

Trên cơ sởđó luận án tiếp tục được xây dựng và kết cấu theo các nội dung như

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ CHỦ

TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)