Mục đích của việc đánh giá là việc xem xét tính thích hợp; hiệu suất; tác động, tính bền vững và hiệu quả của hoạt động tự chủ tài chính trong đơn vị.
Tính thích hợp: Là tiêu chí dùng đểđánh giá mục tiêu và các dựđịnh đáp ứng như nào đối với nhu cầu của đơn vị. Thẩm định tính thích hợp khác với các tiêu chí còn lại là ở chỗ nó không xét đến kết quả thực hiện thực tế của hoạt động tự chủ tài chính. Đối tượng thẩm định là mục tiêu, dự định của hoạt động chứ không phải là những kết quả đạt được trong hoạt động. Trong đó mục đích hướng tới lợi ích bền vững của người hưởng lợi, người thụ hưởng, nhà tài trợ và chính quyền địa phương, trung ương hoặc những cơ quan trung gian khác. Đánh giá tính thích hợp ởđây là việc xác định mục tiêu của các chủ thể phải dung hoà với nhau thoả đáng để có một kế
hoạch hoạt động làm hài lòng tất cả các bên. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, những mục tiêu hay các ưu tiên của các bên liên quan có thể thay đổi khiến cho mục đích và mục tiêu tổng thể trở nên không còn phù hợp nữa. Việc đánh giá ngay sau thời điểm thiết kế ban đầu sẽ giúp điều chỉnh mục đích và mục tiêu tổng thể của toàn bộ hoạt động tài chính đơn vị.
Hiệu suất: Trong việc đánh giá tự chủ tài chính thì hiệu suất hoạt động tự chủ
tài chính là việc giải đáp các câu hỏi: Các phương tiện sẵn có đã được khai thác, sử
dụng một cách tối ưu hay chưa? Nguồn nhân lực, vật lực và tài lực đã được sử dụng một cách đúng đắn để thực hiện các hoạt động và tạo ra các kết quả/sản phẩm đầu ra hay chưa. Việc sử dụng nguồn lực trên thực tế được so sánh với kế hoạch và ngân sách. Chỉ tiêu hiệu suất thường tập trung vào phương pháp (how) để thực hiện một kết
quả nào đó hơn là tác động mà kết quảđó có thểđem lại. Đối với hoạt động tự chủ tài chính thì tiêu chí đánh giá hiệu suất ởđây được hiểu là đã tận dụng được các nguồn lực sẵn có nhằm kiểm soát hiệu quả hoạt động tài chính hay chưa? Việc thực hiện tự
chủ tài chính tại các đơn vịđã tính đến những nguồn lực có sẵn để tạo ra hiệu quả kinh tế như nào, có xem xét tính kinh tế của từng hoạt động nhằm tạo ra lợi nhuận và có sự
so sánh giữa định mức chi tiêu đạt hiệu quả tối ưu trong đơn vị.
Tác động: Tiêu chí tác động khi đánh giá hoạt động nhằm trả lời cho câu hỏi sự
thay đổi hay can thiệp đã đem đến những ảnh hưởng và hiệu quả hoạt động như nào
đối với đơn vị. Trong đó mục tiêu hướng đến là tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, thường thì các tác động luôn có hai mặt
đòi hỏi sựđánh giá thường xuyên để điều chỉnh những tác động tiêu cực và nhân rộng các tác động tích cực lên hệ thống. Điều này chỉ có thể thực hiện khi có những khảo sát đánh giá và hiểu biết vững chắc về hệ thống và so sánh với những mô hình đã tồn tại để tìm ra những phương án thay thế, hỗ trợ, bổ sung.
Tính bền vững: Tiêu chí bền vững thể hiện việc mô hình sẽ hoạt động hiệu quả
trong thời gian dài.
Hiệu quả:Được hiểu là mối quan hệ giữa đầu ra (sản phẩm, dịch vụ hoặc các kết quả khác) với nguồn lực đầu vào để tạo ra chúng. Tính hiệu quả đạt được khi với cùng một đơn vị nguồn lực đầu vào tạo ra được đầu ra nhiều nhất hoặc với đơn vị giảm thiểu nguồn lực đầu vào cung cấp để tạo ra các đầu ra với số lượng và chất lượng cố định. Hiệu quả hoạt động bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thì hiệu quả tự chủ tài chính thể hiện trên các tiêu chí về qui mô lớp học, số lượng người học, chất lượng giảng dạy, số lượng và cơ cấu giảng viên, tỉ lệ sinh viên trên giảng viên, số
lượng bài báo, công trình khoa học, cơ sở vật chất phòng học, trường học, các hoạt
động phụ trợ trong giảng dạy và học tập toàn diện…
Khi đánh giá hiệu quả, cần xác định mức độ mà người thụ hưởng được hưởng từ những cải tiến trong hệ thống tài chính. Thẩm định xem các hoạt động dẫn đến kết quả ra sao, có nằm trong dự kiến thực hiện hay không. Tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài có tác động đến việc thực hiện kết quả và mục đích hoạt động đều cần được xem xét. Các dữ liệu về kết quả thực hiện, các lý do có thể có giải thích cho sự thành công hay thất bại của hoạt động là cơ sở phân tích, đưa ra kết luận cũng như các khuyến nghị, đề xuất.
- Hiệu quả kinh tế, Sau một thời gian hoạt động hay một chu kỳ kinh doanh thì kết quả của hoạt động có thể là một khối lượng công việc hoàn thành, doanh thu cung cấp dịch vụ, hay lợi nhuận. Trong các chỉ tiêu kết quả này thì lợi nhuận là chỉ tiêu kết quả cuối cùng, còn các chỉ tiêu còn lại là kết quả trung gian. Vì vậy, khi đem các kết quả trung gian so sánh với từng loại chi phí nhất định sẽ hình thành các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của đối tượng gắn với từng loại chi phí đó.
Trong thực tế, nhiều đơn vị hiện nay còn nhầm lẫn giữa kết quả với hiệu quả
kinh tế nên chưa thấy rõ được tầm quan trọng của việc sử dụng yếu tố đầu vào nhằm thu được chất lượng đầu ra tốt nhất. Để tăng hiệu quả chúng ta có thể sử dụng các biện pháp như: Giảm chi phí đầu vào trong khi chất lượng đầu ra không đổi, hoặc giảm đầu vào đồng thời tăng đầu ra. Chúng ta có thể cải tiến quản lý điều hành, sử dụng hợp lý các nguồn nhân lực, giảm tổn thất để tăng cường giá trịđầu ra.
Nhưng nếu quá trình hoạt động của đơn vị đã hợp lý thì việc áp dụng các biện pháp trên sẽ là bất hợp lý. Bởi chúng ta không thể giảm đầu vào khi mà giá trị đầu ra không đổi và ngược lại. Chính vì vậy để có một hiệu quả hoạt động không ngừng tăng lên đòi hỏi chúng ta tăng chất lượng đầu vào với cơ sở vật chất tốt hơn, giảng viên có năng lực, trình độ cao hơn, thiết bị giảng dạy hiện đại hơn …Như vậy, để tăng hiệu quả hoạt động chỉ có con đường duy nhất là không ngừng đầu tư vào công nghệ, nguồn nhân lực, quản lý …. Qua đó, giá trị đầu ra ngày càng tăng, đồng thời càng nâng cao sức cạnh tranh của đơn vị.
Nhận thức được tầm quan trọng của đầu ra giúp cho đơn vị có các biện pháp xác định nhu cầu khách hàng nhằm cung cấp các dịch vụ chất lượng và hợp lý để từđó xây dựng hệ thống tài chính nội bộ khuyến khích tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường, nhu cầu khách hàng. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thì việc xác định được nhu cầu của khách hàng là vô cùng quan trọng trong việc thiết kế các chương trình giảng dạy phù hợp với thực tế, có tính ứng dụng cao và quan trọng là được sự thừa nhận của cộng đồng.
- Hiệu quả xã hội, Đánh giá hiệu quả hoạt động của một đơn vị thì cũng cần phải gắn với hiệu quả xã hội. Theo quan điểm này, một đơn vị hoạt động không đảm bảo hiệu quả kinh tế thì sẽ không đảm bảo hiệu quả xã hội; tuy nhiên chưa chắc có hiệu quả kinh tế thì sẽđảm bảo hiệu quả xã hội; do vậy cần đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế và xã hội.
quan điểm khá toàn diện vì nó đã gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội. Như vậy sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững, đảm bảo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Đó là đường lối phát triển đúng đắn nhất hiện nay. Tuy nhiên, hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó xác định chính xác. Chúng ta chỉ có thể nhận thức hay cảm nhận được chứ
không lượng hoá được. Hơn nữa, hiệu quả kinh tế của đơn vị này, ngành này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả kinh tế của đơn vị khác, ngành khác.
Tóm lại, hiệu quả hoạt động cần được chú ý xem xét ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, hiệu quả hoạt động cần được xem xét dưới góc độ kinh tế và xã hội, có như vậy mới hướng sự phát triển bền vững. Hiệu quả xã hội cần được xem xét dưới góc độ tạo việc làm, đảm bảo các chính sách và định hướng của Đảng và Nhà nước; Đảm bảo thực hiện đúng các nhiệm vụ và sứ mệnh được giao…. Hiệu quả kinh tế cần được xem xét dưới góc độ gia tăng được nguồn thu cho đơn vị, cải thiện cơ sở
vật chất, cải thiện đời sống giảng viên; gia tăng các tiện ích và chất lượng đào tạo cho học viên…
Thứ hai, hiệu quả hoạt động phải là sự so sánh giữa các yếu tốđầu vào và yếu tốđầu ra của đơn vị trên phương diện kinh tế và xã hội. Từđó đơn vị mới có được các giải pháp sử dụng hợp lý các nguồn nhân tài, vật lực của mình.
Thứ ba, khi phân tích hiệu quả hoạt động cần kết hợp nhiều phương pháp phân tích vì mỗi phương pháp đều cung cấp thông tin chứa đựng những ý nghĩa nhất định.
Thứ tư,khi tiến hành phân tích cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu phản ánh đúng và chính xác hiệu quả hoạt động trên cơ sởđặc trưng riêng của từng đơn vị.
Thứ năm,hiệu quả hoạt động là chỉ tiêu phản ánh về chất, nó phản ánh chất lượng hoạt động của từng đơn vị và cũng là chỉ tiêu cơ bản tác động đến quyết định của nhà đầu tư, người lao động…Do đó, cán bộ phân tích cần nhận thức rõ tầm quan trọng của công việc phân tích hiệu quả hoạt động.
Hiệu quả tự chủ tài chính
Hiệu quả hiểu một cách chung nhất là một phạm trù kinh tế xã hội, là một chỉ
tiêu phản ánh trình độ của con người sử dụng các yếu tố cần thiết trong các hoạt động
đểđạt được kết quả cao nhất. Đây là một khái niệm rộng, bao gồm tất cả lĩnh vực của
đời sống xã hội, nó không chỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế mà còn đề cập cả hiệu quả
xã hội.
chính là việc so sánh các chỉ số tài chính giữa các năm, so sánh các chỉ tiêu chất lượng, số lượng, qui mô, mức độ hoàn thiện của tự chủ tài chính khi thực hiện tại một đơn vị. Trong đó mức độ hoàn thiện của tự chủ tài chính phải xem xét dựa trên các tiêu chí về
tính hiệu lực, tính linh hoạt, tính công bằng, tính ràng buộc về mặt tổ chức và sự thừa nhận của cộng đồng.
+ Hiệu quả phải được xem xét một cách toàn diện trên các mặt: Thời gian, không gian, định tính, định lượng.
Về mặt thời gian: Tổ chức, đơn vịđó không được vì lợi ích trước mắt mà quên
đi lợi ích lâu dài.Về mặt không gian: Hiệu quả được coi là toàn diện khi toàn bộ hoạt
động của các phòng, ban, bộ phận trong tổ chức có hiệu quả và không ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Về mặt định tính: Hiệu quả phản ánh những nỗ lực của tổ chức đó và phản ánh trình độ quản lý của tổ chức, đồng thời gắn những nỗ lực đó với việc đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu về kinh tế - chính trị - xã hội. Là các tiêu chí chung thể hiện các yêu cầu đối với quản lý thu, chi, quản lý tài sản của các đơn vị sự nghiệp công lập khi thực hiện quyền tự chủ tài chính bao gồm:
o Quản lý tài chính và tự chủ tài chính yêu cầu các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện thu chi theo đúng quy định của pháp luật. Đối với các khoản thu, phải tổ chức thu theo đúng chính sách của nhà nước quy định, đúng phạm vi, đối tượng và tiêu chuẩn thu, có sử dụng chứng từ thu hợp lệ. Đối với các khoản chi, phải chấp hành các phạm vi chi tiêu và tiêu chuẩn chi tiêu, quản lý chi tiêu chặt chẽ, minh bạch, và tuân theo nguyên tắc chi tiết kiệm.
o Trong tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo cả
hai nội dung là quyền hạn và trách nhiệm. Các đơn vị sự nghiệp công lập cần được giao quyền hạn rõ ràng, được phân bổ các nguồn lực phù hợp để cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo một cách rõ ràng và hiệu quả. Cùng với quyền hạn được giao, các đơn vị
sự nghiệp công lập cần phải được giao trách nhiệm cụ thể trong việc thực hiện các dịch vụđào tạo và nghiên cứu với chất lượng nhưđã cam kết.
Về mặt định lượng: Hiệu quả là tương quan so sánh giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra đểđạt được kết quảđó. Là tiêu chí có thể lượng hóa được trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập có thể kể đến các tiêu chí như sau:
o Để thực hiện tự chủ tài chính, cần chuyển từ chế độ dự toán sang chế độ tự
được thực hiện theo lộ trình từng bước, từ dự toán chuyển sang hạch toán một phần, rồi dần dần chuyển thành hạch toán độc lập đầy đủ.
o Tự chủ tài chính có thể thực hiện thông qua giao khoán thu và giao khoán chi cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Các nội dung tự chủ tài chính trước hết thể hiện thông qua tự chủ về:
o Các khoản thu và mức thu của đơn vị. Ngoài các khoản thu theo quy định phải tuân thủ, các đơn vị sự nghiệp công lập có thể căn cứ tình hình thực tế để đề ra các khoản thu mới với mức thu phù hợp với phạm vi Nhà nước cho phép.
o Các đơn vị sự nghiệp công lập cần tự hạch toán các khoản chi trong khuôn khổ
cho phép, chủ động tài chính để đạt hiệu quả trong giáo dục đào tạo thông qua tinh giảm biên chếđể tạo nguồn tài chính, nâng cao thu nhập cho cán bộ, giảng viên, nhân viên, sử dụng kết quả hoạt động tài chính để lập các quỹ như quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng.
Như vậy sau khi nghiên cứu một số quan điểm về hiệu quả, trong phạm vi
nghiên cứu của luận án này; nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm về hiệu quả tự chủ tài
chính như sau: Hiệu quả tự chủ tài chính được xem là một phạm trù kinh tế xã hội phản ánh trình độ và các kết quả một tổ chức sự nghiệp công lập đạt được trên hai phương diện chính yếu:
Về hiệu quả chính trị xã hội: được xem xét trên cơ sở hoàn thành các nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao; Đảm bảo các mục tiêu chính trị là cơ quan đầu ngành
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về lý luận chủ nghĩa Mác – Lê Nin; nghiên cứu và phát triển các lý luận phù hợp với thời kỳ mới
Về hiệu quả kinh tế: Xem xét các yếu tố về nguồn lực để đầu tư, để nâng cao
đời sống cán bộ giảng viên, để nâng cao chất lượng giảng dạy; nâng cao năng lực quản lý, nâng cao chất lượng chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo; học viên được