Nhân tố chủ quan:

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Trang 61 - 64)

Tư duy và năng lc qun lý ca lãnh đạo đơn v: Năng lực, tầm nhìn của nhà lãnh đạo cũng là một yếu tố quan trọng liên quan đến việc thực hiện tự chủ tại mỗi đơn vị. Việc chuyển sang chếđộ tự chủ thay đổi về phạm vi, năng lực và trách nhiệm quản lý của các cấp quản lý. Quá trình thay đổi này về bản chất là chuyển đổi từ quản lý tác nghiệp và giám sát thực hiện nhiệm vụ được cấp trên giao sang chủ động phát triển

đơn vị nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra. Quản lý trong điều kiện tự chủ tài chính bao hàm gồm phạm vi quản lý các năng lực cần thiết đối với người quản lý và trách nhiệm của người quản lý.

Để thực hiện tốt các hoạt động, đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp công lập phải có

đội ngũ lãnh đạo có các năng lực thực tiễn như: Năng lực lập kế hoạch, năng lực kết nối và huy động nguồn lực, năng lực quản lý tài chính và một số các kỹ năng như: kỹ

năng quản lý sự thay đổi, kỹ năng đàm phán và thương lượng, kỹ năng quản lý thời gian, quản lý rủi ro, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy chiến lược, kỹ năng lãnh đạo và khuyến khích nhân viên, kỹ năng giám sát đánh giá.

Cơ s vt cht: Điều kiện cần được đảm bảo đủđiều kiện về cở sở vật chất, Các

đơn vị sự nghiệp công lập khó có thể thực hiện được tự chủ tài chính trong điều kiện cơ sở vật chất hạn chế. Vì như các điều kiện trên có đề cập, nếu đơn vịđược tự chủ về

tuyển sinh, hay tuyển dụng thì phải đảm bảo về cơ sở vật chất tối thiểu để đủ giảng

đường, ký túc xá, trang thiết bị làm việc và học tập, từ đó mới tăng được nguồn thu, chủđộng trong sắp xếp các khoản chi và đảm bảo hiệu quả chi.

T chc b máy: Khi được giao quyền tự chủ tài chính không có nghĩa là các

đơn vị sự nghiệp công lập sẽ làm mọi việc để tăng nguồn thu, hoặc tự quyết định chi tiêu mà không cần báo cáo, không có sự giám sát của Nhà nước (trực tiếp là đơn vị có thẩm quyền duyệt dự toán ngân sách). Giao cho các đơn vị sự nghiệp công lập nhận khoán thu và mức kinh phí ổn định trong một số năm của những nội dung chi nhằm giúp các đơn vị sự nghiệp công lập chủ động khai thác nguồn thu và quyết định các khoản chi. Vì vậy, trình độ tổ chức quản lý của đơn vị phải đảm bảo được các điều kiện sau:

+ Các đơn vị sự nghiệp công lập phải hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học được giao với chất lượng không được thấp hơn trước khi thực hiện khoán.

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án tài chính, phương án thực hiện cơ

chế khoán chi, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ.

+ Các đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo quyền lợi của người lao động trong đơn vị theo quy định của pháp luật.

+ Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm và phương án phân chia bổ sung thu nhập cho cán bộ đảm bảo theo số lượng và chất lượng lao động, bình đẳng, công khai, minh bạch và dân chủ. Nội dung quy chế phải bao gồm các quy định về mục đích sử dụng kinh phí tiết kiệm được và tỷ lệ cụ thểđối với từng mục đích, phương án phân phối thu nhập, quy định về việc thực hiện các khoản chi có tiêu chuẩn định mức.

Năng lc ca đội ngũ cán b, viên chc:Năng lực nội sinh của các đơn vị sự

nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục chính là đội ngũ cán bộ - giảng viên, cơ sở vật chất… cần thiết cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học. Muốn tăng năng lực nội sinh, mỗi đơn vị cần giải quyết tốt các vấn đề:

+ Một là, đội ngũ giảng viên cần có đủ số lượng, chất lượng, đảm bảo tỷ lệ, là nhân tố then chốt tạo nên sự phát triển cho nhà trường;

+ Hai là, đội ngũ cán bộ quản lý phục vụ giảng dạy có chất lượng để nhà trường vận hành tốt;

+ Ba là, thư viện cần được trang bịđể cung cấp đầy đủ học liệu cho người học; + Bốn là, sự gắn bó giữa đơn vị với doanh nghiệp;

+ Năm là, có đầy đủ phòng học, ký túc xá, phương tiện học tập… Để có được

điều đó, các trường cần được giao quyền tự chủ, đặc biệt là tự chủ tài chính.

Để thực hiện quyền tự chủ tài chính đòi hỏi mỗi cán bộ, giảng viên, nhân viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải nhận thức sâu sắc những hiệu quả đơn vị sẽ đạt được khi thực hiện quyền tự chủ tài chính, bao gồm:

+ Chủ động xây dựng được mục tiêu kế hoạch và chiến lược phát triển dài hạn, cải cách chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và của xã hội.

+ Năng động tìm tòi và triển khai có hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế. Phát huy tối đa nguồn lực con người và cơ sở vật chất, mở rộng các hoạt động chuyển giao công nghệ và các dịch vụ khác để

+ Tập trung nhân lực, vật lực để mở rộng khai thác và phát triển nguồn thu bằng các hình thức như: mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hóa các ngành nghề và trình độđào tạo với nhiều hình thức đào tạo.

+ Tích cực thu hút các nguồn lực của xã hội đồng thời sử dụng hiệu quả hơn kinh phí của Nhà nước đầu tư cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.

+ Tạo công ăn việc làm, đặc biệt là nâng cao được đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ viên chức, tạo tâm lý và trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, say mê nhiệt huyết với nhà trường.

+ Công tác tuyên truyền, triển khai áp dụng tốt tạo sự chuyển biến trong nhận thức của toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên thì các đơn vị sự nghiệp công lập mới từng bước giải quyết được các vấn đề.

Các vấn đề trên chỉ có thể thực hiện khi nhận thức của mọi người từ lãnh đạo

đơn vịđến mỗi nhân viên chuyển thành hành động, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh từng thời điểm cụ thể của đơn vịđể huy động được tối đa các nguồn lực tham gia vào quá trình tựđổi mới, tự xây dựng thương hiệu của từng đơn vị sự nghiệp công lập.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, nghiên cứu sinh đã trình bày toàn bộ hệ thống lý luận là cơ sở

cho việc tiến hành nghiên cứu các nội dung về đề tài tự chủ tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã được xác định tại phần lời nói đầu. Cụ thể các nội dung đã được nêu tại chương hai bao gồm: (1) Các vấn đề chung nhất về đơn vị sự

nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, đặc trưng của các đơn vị sự nghiệp công lập; (2) Tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập, các mức độ tự chủ tài chính; (3) Các tiêu chí đánh giá mức độ tự chủ tài chính;(4) Hiệu quả công tác tự chủ tài chính;(5) Các nhân tố và điều kiện thực hiện tự chủ tài chính. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho Học viện và làm rõ khung nghiên cứu làm cơ sở

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN

CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2009-2016

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)