Các kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính ở

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Trang 105 - 109)

Hc vin

Sau gần 10 năm thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP cùng các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành có liên quan và của Học viện, cho tới nay, các đơn vị dự

toán trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đổi mới hoạt động, nâng cao năng lực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo của xã hội. Kết quảđạt được của các đơn vị cụ thể như sau:

Trước hết, đề đảm bảo thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, về phía Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nói chung và các Học viện trực thuộc nói riêng đã thực hiện tốt công tác phổ biến tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Điều đó được thể hiện rõ nét thông qua công tác quản lý cũng như việc phân cấp và kiểm tra, giám sát nguồn tài chính tại các đơn vị dự toán trực thuộc trong những năm qua.

* Về cơ chế huy động tài chính tại các đơn vị dự toán trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Đối với nguồn NSNN cấp hàng năm: Về cơ bản, mức độ kinh phí ngân sách giao cho đơn vịđược tăng lên qua các năm sau khi đã bổ sung cho các nhiệm vụ phát sinh tăng trong năm như tăng lương cơ bản, do điều chỉnh định mức chi, biến động của thị trường có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cung cấp và các nhiệm vụđột xuất khác nhằm đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Đối với các nhiệm vụ không thường xuyên, căn cứ vào dự toán và quy mô phát triển của từng đơn vị, nguồn NSNN

đã phần nào đáp ứng đầy đủ các nhu cầu kinh phí về nghiên cứu khoa học, khảo sát

điều tra và tập trung vào việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu.

Đối với nguồn thu sự nghiệp: các đơn vị đang nỗ lực để thực hiện đa dạng hóa nguồn thu phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và góp phần cải thiện thu

nhập của cán bộ, giảng viên. Một số hoạt động của các đơn vị đang từng bước xã hội hóa như nhà ăn, bảo vệ, trông giữ xe, vệ sinh môi trường… nhằm hướng tới việc giảm thiểu nguồn ngân sách nhà nước và tạo được nguồn thu cho đơn vị.

* Về cơ chế chi tài chính tại các đơn vị

Đối với chi hoạt động: Sau khi được giao tự chủ tài chính, các đơn vị đã xây dựng và đang hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ tạo sự thống nhất trong quá trình triển khai và là công cụ cơ bản để làm thực hiện kiểm soát chi tại đơn vị. Việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộđã khắc phục những khó khăn trong việc áp dụng đối với những nhiệm vụ chi đặc thù tại các đơn vị. Đa số các đơn vịđã thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí quản lý hành chính để tăng chi phí nghiệp vụ chuyên môn, vì vậy việc quản lý tài chính đã góp phần không nhỏ vào cải thiện điều kiện giảng dạy và học tập của các đơn vị.

Tất cả các nguồn thu và các nội dung chi được công khai chi tiết trong quy chế

chi tiêu nội bộ. Một số các kết quảđạt được như sau:

+ Thực hiện tiết kiệm đối với nhóm chi cho con người và chi hành chính thông qua việc tổ chức, sắp xếp lao động khoa học, sử dụng lao động hợp lý. Thực hiện việc giao khoán một số nội dung chi cho các phòng ban như khoán công tác phí, khoán điện thoại, văn phòng phẩm, khoán cho các bản tin, …, thực hiện việc kiểm soát sử dụng

điện, nước một cách có hiệu quả.

+ Đối với công tác vệ sinh, chăm sóc, bảo quản vườn hoa, cây cảnh, các đơn vị đã tiến hành ký hợp đồng thuê khoán với các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm biên chế hành chính.

+ Tập trung đầu tư tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy theo phương pháp mới từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau bao gồm cả nguồn NSNN, nguồn thu, viện trợ nếu có.

+ Bố trí một phần kinh phí để đầu tư và nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giảng viên như hỗ trợ học phí cho cán bộđược cửđi học, cử các cán bộ có năng lực tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài, có chính sách hỗ trợ thỏa đáng đối với những cán bộđi thực tế hoặc luân chuyển,…

+ Để đảm bảo ổn định thu nhập theo mặt bằng chung, các đơn vị đã thực hiện chính sách hỗ trợ phụ cấp 30% áp dụng đối với các đối tượng có hợp đồng lao động từ

một năm trở lên không được hưởng phụ cấp đặc biệt của ngành và các đối tượng đã

Về kết quả chênh lệch thu lớn hơn chi của các đơn vị dự toán từ năm 2009 đến năm 2015.

Bảng 4.27: Chênh lệch thu chi giai đoạn 2009-2015 của các đơn vị dự toán trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Trung tâm Học viện 12.956 24.791 12.452 19.693 35.703 26.282 32.815 Học viện CT Khu vực I - 5.577 8.269 10.278 12.202 12.506 16.175 Học viện CT Khu vực II - 4.486 9.294 11.320 21.330 15.203 8.142 Học viện CT Khu vực III - 3.633 3.325 6.559 9.001 2.676 2.211 Học viện CT Khu vực 4 - - - - - - - Tổng

Nguồn:Tổng hợp từ các thông báo xét duyệt quyết toán NSNN từ năm 2009- 2015 cho các đơn vị dự toán trực thuộc Học viện.

Do chênh lệch thu lớn hơn chi của các đơn vị đạt dưới một lần quỹ lương, các

đơn vị tập trung vào việc chi trả thu nhập tăng thêm, bình quân đạt 40,15%, trích lập các quỹ Phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng. Nhìn chung, mặc dù kết quả chênh lệch thu lớn hơn chi có tăng đều qua các năm nhưng do nguồn kinh phí ngân sách nhà nước có giới hạn, các loại hình thu bị hạn chế nên kết quả tài chính cuối năm chưa cao.

Mức thu nhập tăng thêm bình quân của các đơn vị đạt bình quân từ 3 đến 4 tháng lương/năm. Đây là phần kinh phí thực hiện từ việc tiết kiệm chi thường xuyên, tăng thu, tuy nhiên tỷ lệ này tăng không nhiều qua các năm. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của cán bộ, công chức.

Bảng 4.28: Tổng hợp hệ số thu nhập tăng thêm từ năm 2009-2015 của các đơn vị

dự toán trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Trung tâm Học viện 0.30 0.27 0.26 0.32 0.4 0.3 0.3 Học viện CT Khu vực I 0.25 0.39 0.33 0.4 0.3 0.35 0.35 Học viện CT Khu vực II 0.4 0.35 0.51 0.72 0.76 0.7 0.7

Học viện CT Khu vực III 0.25 0.26 0.47 0.2 0.41 0.37 0.4 Học viện CT Khu vực 4

Đơn v cp III (tính BQ) 0.28 0.29 0.34 0.34 0.39 0.36 0.43

Nguồn:Tổng hợp từ các thông báo xét duyệt quyết toán NSNN từ năm 2009- 2015 cho các đơn vị dự toán trực thuộc Học viện

Bên cạnh việc bố trí từ ngân sách nhà nước cho việc đầu tư cơ sở vật chất, mặc dù kết quả tài chính cuối năm không cao nhưng các đơn vị chủ động trích một phần sang quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (9.46%/tổng số chênh lệch) nhằm để đầu tư, bổ trợ cho hoạt động giáo dục, hỗ trợ cho công tác nghiên cứu khoa học, có chính sách hỗ trợ cán bộ, giảng viên một cách thỏa đáng.

Vận dụng những chế độ chi ngày lễ tết của Văn phòng Trung ương Đảng, cuối năm, các đơn vịđã thực hiện trích lập quỹ phúc lợi để chi hỗ trợ cho cán bộ trong các dịp trong năm như tết dương lịch, tết âm lịch, ngày quốc tế lao động, ngày quốc khánh, ngày nhà giáo Việt Nam,... Ngoài ra, một số đơn vị còn thực hiện việc trích lập quỹ khen thưởng và quỹ hỗ trợổn định thu nhập. Phần kinh phí này không nhiều nhưng đã động viên, khích lệ kịp thời người lao động đóng góp vì sự phát triển chung của Học viện.

* Về phân cấp quản lý tài chính tại các đơn vị dự toán trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Từ việc tăng cường quyền tự chủ, chủ động cho các đơn vị dự toán thông việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho Thủ trưởng các đơn vịđã tạo sự chuyển biến tích cực trong triển khai nhiệm vụ chính trị, chuyên môn. Sự chuyển biến đó thể hiện rõ trong việc điều hành nguồn kinh phí, chủ động trong việc điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ sát với tình hình thực tế, khắc phục được một số bất cập trong một sốđịnh mức chi, đặc biệt là các định mức chi đặc thù. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chi không thường xuyên, chủ động thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, đồng thời đối với các nhiệm vụ không phân cấp thì chủ động phối hợp với cơ quan quản lý cấp trên để triển khai nhiệm vụ theo đúng tiến độ ngân sách.

Từ việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đã giúp cho đơn vị

có những quyết sách hợp lý, kịp thời, tiết kiệm thời gian.

* Về cơ chế giám sát tài chính, quyết toán tại các đơn vị dự toán trực thuộc Học viện: Việc xây dựng dự toán hàng năm của các đơn vịđã đảm bảo tính kế thừa và đầy

đủ các nhiệm vụ thu, chi phát sinh tại đơn vị. Quy trình về lập dự toán và phân bổ dự

cho công tác tổng hợp của đơn vị dự toán cấp I.

Hàng quý, năm, các đơn vịđã thực hiện việc đối chiếu giải ngân nguồn kinh phí một cách kịp thời, đã thực hiện việc lập và nộp báo cáo về Học viện.

Hàng năm, đơn vị dự toán cấp I đã thực hiện việc kiểm tra định kỳ tình hình thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán.

* Đội ngũ quản lý và cơ cấu tổ chức tài chính kế toán tại các đơn vị về cơ bản

đã đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay của Học viện. Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ tài chính kế toán của đội ngũ quản lý tài chính đã phần nào đáp ứng

được yêu cầu công việc.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)