Khái quát về Học viện

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Trang 64 - 65)

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ. Đặt dưới sự lãnh đạo, chỉđạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của hệ thống chính trị; trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý. Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh có một lịch sử hình thành và phát triển kéo dài theo sự phát triển của đất nước qua các thời kỳ:

- Từ 1924-1945, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người mởđầu sự nghiệp giáo dục,

đào tạo cán bộ của Đảng và đặt nền móng đầu tiên cho việc thành lập Học viện. - Từ 1945 – 1954, Trường Đảng TW Nguyễn Ái Quốc được thành lập phục vụ

công cuộc kháng chiến kiến quốc.

- Từ 1954 – 1975, Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc Trung ương chuyển từ Việt Bắc về thủđô Hà Nội. Nhà trường tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước vềđào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.

- Từ 1975 – 1986, Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc đi đầu trong việc giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời kỳđầu cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tháng 2 năm 1978 Ban Bí thư Trung

ương khoá IV đã ra quyết định thành lập cơ sở 2 của trường tại thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện nhiệm vụđào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Miền Nam.

- Từ 1986 – 1993, Bộ Chính trị khóa VII ra Nghị quyết số 34/NQ-TW chuyển trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc thành Học viện Khoa học xã hội mang tên Nguyễn Ái Quốc trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (gọi tắt là Học viện Nguyễn Ái Quốc).

- Từ 1993 đến nay, để tăng cường tiềm lực cả về số lượng và chất lượng cho công tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong giai đoạn mới, ngày 30/10/1996 Bộ Chính trị ra Quyết định số 07/QĐ-TW hợp nhất Viện Nghiên cứu chủ

Minh, lấy tên là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Sau hợp nhất, ngày 20-10- 1999, Bộ Chính trị ra Quyết định 67/QĐ-TW "Về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ

máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh". Theo Quyết định này Học viện là trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đồng thời là trung tâm quốc gia về

nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Trang 64 - 65)