Nhân tố khách quan:

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Trang 57 - 61)

Cơ chế chính sách: Thời gian qua, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự

nghiệp công lập được thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ

chức bộ máy, biến chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập; Thông tư số

71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghịđịnh trên. Sau gần 10 năm thực hiện Nghịđịnh số 43/2006/NĐ-CP trên cơ sở tổng kết đánh giá kết quả đạt được cũng như những bất cập phát sinh, ngày 14/02/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP theo hướng qui định các vấn đề chung, làm căn cứ và giao nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan liên quan xây dựng các nghị định riêng qui định đối với từng lĩnh vực cụ thể. Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã thể hiện rõ mục tiêu đổi mới toàn diện các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị đồng bộ việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy nhân sự và tài chính.

Trên quan điểm đó, Nghịđịnh 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế

tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập được cô đọng trong 3 Chương, 24 Điều (Nghị định số 43/2006/NĐ-CP có 5 Chương, 35 Điều), đi sâu vào việc phân loại đơn vị sự

nghiệp trên nguyên tắc các đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động càng nhiều thì mức

độ tự chủ càng cao.

So với Nghịđịnh 43/2006/NĐ-CP, thì quy định mới bổ sung thêm loại hình đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư. Mỗi loại hình đơn vị sự

nghiệp được quy định rõ: Nguồn tài chính của đơn vị; sử dụng nguồn tài chính; phân phối kết quả tài chính trong năm.

Theo quy định mới, loại hình đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên bị khống chế không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do nhà nước quy định; đơn vị tựđảm bảo một phần chi thường xuyên bị

khống chế không quá 2 lần, đơn vị do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên bị khống chế không quá 1 lần. Chỉ có đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, được tự quyết định mức trích quỹ bổ sung thu nhập mà không bị không chế

mức trích Quỹ bổ sung thu nhập như các loại hình đơn vị sự nghiệp khác

Căn cứ Luật Giá ngày 20/6/2012 có hiệu lực từ 01/01/2013, Nghị định mới có quy định cụ thể về giá, phí dịch vụ công, trong đó, quy định rõ về cách xác định giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và giá dịch vụ sự

nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và có đưa ra lộ trình từng giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020; mức giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cốđịnh

Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) khi đáp ứng đủ điều kiện cụ thể theo quy

định. Với việc vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, đơn vị: Được xác định vốn điều lệ và bảo toàn vốn; được vay vốn, huy động vốn, đầu tư vốn ra ngoài đơn vị; quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp; quản lý thu, chi phí và phân phối lợi nhuận; thực hiện chế độ kế toán, thống kê áp dụng như

doanh nghiệp.

Chủ trương chính sách là điều kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt

động quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong điều kiện kinh tế thị trường, quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập là quản lý vĩ mô. Sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của nhà trường là sự can thiệp gián tiếp. Điều này thể

hiện ở chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước bao gồm:

+ Nhà nước xây dựng định hướng phát triển thông qua xây dựng hệ thống mục tiêu, bước đi và giải pháp định hướng cho các đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Nhà nước xây dựng hệ thống các văn bản dưới luật cho các đơn vị sự nghiệp công lập biết mình được làm gì và không được làm gì. Các đơn vị sự nghiệp công lập

được tự chủ về tài chính nhưng phải nằm trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Nhà nước giao cho các đơn vị quyền chủ động trong vấn đề tài chính nhưng bên cạnh đó vẫn có các văn bản dưới luật hướng dẫn, quy định thực hiện;

+ Nhà nước xây dựng hệ thống chính sách và công cụ như chính sách phân bổ

ngân sách nhà nước, đầu tư cho giáo dục, tiền lương, thu nhập, chi tiêu. Đây là vấn đề

có ý nghĩa nguyên tắc về vai trò nhà nước trong quá trình trao quyền tự chủ cho các

đơn vị sự nghiệp công lập. Điều quan trọng là hệ thống chính sách này phải phù hợp với cơ chế thị trường, có tính cạnh tranh và tăng cường sự chủđộng cho các đơn vị;

+ Nhà nước chỉ đạo, tổ chức cho các đơn vị sự nghiệp công lập, điều tiết, kiểm tra, giám sát và đánh giá;

+ Nhà nước đã xây dựng cơ chế tự chịu trách nhiệm thông qua một "khung" pháp lý cụ thể, theo đó, các trường được quyền tự quyết định mọi vấn đề nhưng nếu vượt quá sẽ vi phạm pháp luật.

T chc b máy, biên chế: Chương II, Mục 1, Điều 6 và điều 7 Nghị định 16/2015/NĐ-CP qui định đơn vị sự nghiệp công được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị không thuộc cơ cấu tổ chức các đơn vị cấu thành theo quyết

định của cơ quan có thẩm quyền, khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; xây dựng phương án sắp xếp lại các đơn vị cấu thành trình cơ

quan có thẩm quyền quyết định.

Riêng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Đơn vị sự nghiệp công xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ.

Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự

nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định số lượng người làm việc; đơn vị

sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên đề xuất số lượng người làm việc của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định; đơn vị sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên đề xuất số lượng người làm việc trên cơ sởđịnh biên bình quân 05 năm trước và không cao hơn sốđịnh biên hiện có của đơn vị, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định (đối với các đơn vị sự nghiệp công mới thành lập, thời gian hoạt động chưa đủ 05 năm thì tính bình quân cả quá trình hoạt động).

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công chưa xây dựng được vị trí việc làm và cơ

cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, số lượng người làm việc được xác định trên cơ sởđịnh biên bình quân các năm trước theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Chc năng nhim v: Chương II, Mục 1, Điều 5 Nghị định 16/2015/NĐ-CP qui định chức năng nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

1.Tự chủ trong xây dựng kế hoạch

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công bao gồm phần kế

hoạch do đơn vị tự xác định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng lực của đơn vị

a) Đối với dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước:

Đơn vị sự nghiệp công tự xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện;

b) Đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: Đơn vị sự nghiệp công xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để phê duyệt và quyết định phương thức giao kế hoạch cho đơn vị thực hiện.

2. Tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ

a) Quyết định các biện pháp thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch của đơn vị, kế

hoạch của cơ quan quản lý cấp trên giao, đảm bảo chất lượng, tiến độ;

b) Tham gia đấu thầu cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vịđược cấp có thẩm quyền giao;

c) Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật.

Tính bn vng ca ngun thu: Theo Mục 2, điều 12,13,14,15 Nghị định 16/2015/NĐ-CPcác nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp công chủ yếu dựa vào các nguồn sau:

Ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên trên cơ sở số lượng người làm việc và định mức phân bổ dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí;

Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định (phần

được để lại chi thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí);

Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có);

Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên (nếu có), gồm: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học công nghệ); kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền; vốn đầu tư phát triển; kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ

hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện nhiệm vụđột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao;

Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Trang 57 - 61)