Một số kết luận nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Trang 102 - 105)

Trên cơ sở kết quả điều tra phỏng vấn 323 cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn,

cán bộđào tạo, giảng dạy, và học viên tại các đơn vị thuộc Học viện; nghiên cứu sinh

đã tiến hành phân tích Độ tin cậy (Cronback Alpha), Nhân tố khám phá (EFA), Phương sai một yếu tố (Anova), phân tích hồi quy và tính toán các giá trị trung bình (Mean) và từđó tiến hành so sánh và thu nhận được các kết luận nghiên cứu như sau:

- Điều kiện thực hiện tự chủ tài chính tại 5 đơn vị trực thuộc Học viện có sự

khác biệt đáng kể và đơn vị nào có các điều kiện tốt hơn sẽ cho kết quả có mức độ tự

chủ tài chính tốt hơn.

- Có 6 điều kiện thực hiện tự chủ tài chính có ảnh hưởng tới mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị thuộc Học viện; Trong đó:

Các điều kiện về chức năng nhiệm vụ (CNNV), Cơ cấu tổ chức (TCBM) mang dấu âm, cho thấy nó đang là nhân tố đối nghịch trong việc thúc đẩy mức độ

tự chủ tài chính.

+ Nhóm điều kiện còn lại về Cơ sở vật chất (CSVC), Cơ chế chính sách (CCCS), Năng lực quản lý (NNQL), Trình độ cán bộ giảng viên (TDCB) đều có ảnh hưởng cùng chiều tới mức độ tự chủ.

- Nếu muốn gia tăng mức độ tự chủ tài chính thì cần cải thiện các điều kiện trên theo chiều hướng có lợi cho viêc gia tăng mức độ tự chủ tài chính.

- Với tính đặc thù trong chức năng nhiệm vụ của học viện không thể thay đổi. Vì vậy, để gia tăng mức độ tự chủ tài chính thì các điều kiện chức năng nhiệm vụ và tổ

chức bộ máy cần cải tổ để tạo ra chiều hướng có lợi cho việc gia tăng mức độ tự chủ

tài chính.

Nghiên cứu sinh đã giảđịnh tính toán việc gia tăng các điều kiện để mức độ tự

chủ tăng thêm 1% như sau: Bảng 4.26: Mức độ gia tăng các điều kiện để mức độ tự chủ tăng 1% Mã hóa Diễn giải Giá trị cần tăng, giảm (%) NNQL Năng lực quản lý 2.38 CCCS Chủ trương chính sách 6.41 CSVC Cơ sở vật chất 3.28 TDCB Trình độ cán bộ 4.55 CNNV Chức năng, nhiệm vụ (3.61)

TCBM Tổ chức bộ máy (10.75)

Nguồn: tính toán của nghiên cứu sinh

Mức độ tự chủ tài chính của 5 đơn vị trực thuộc Học viện là không giống nhau và từ đó hiệu quả công tác tự chủ tài chính tại các đơn vị cũng không như nhau. Nó phụ thuộc vào mức độ tài chính và các điều kiện thực hiện đi kèm.

Việc thực hiện tự chủ tài chính mang lại hiệu quả tích cực hơn trên các mặt. Tuy nhiên các kết quả này vẫn còn thấp và chưa thực sự rõ nét. Mà nguyên nhân chủ đạo của nó nằm ở việc các điều kiện thực hiện tự chủ tài chính vẫn chưa được thúc

đẩy, khai thác, phát huy đúng mức hết tiềm năng của nó.

Mối liên hệ mức độ tự chủ tài chính và Hiệu quả công tác tự chủ tài chính trên góc độ kinh tế là dạng tuyến tính. Nó cho biết khi tăng mức độ tự chủ tài chính thì sẽ

làm gia tăng hiệu quả công tác tự chủ tài chính trên góc độ kinh tế. Kết quảđịnh lượng cho thấy để làm hiệu quả công tác tự chủ tài chính trên góc độ kinh tế tăng thêm 1% thì cần làm mức độ tự chủ tài chính tăng 0,269%.

Mối liên hệ mức độ tự chủ tài chính và Hiệu quả công tác tự chủ tài chính trên góc độ chức năng nhiệm vụ là dạng phi tuyến tính (parabol up). Nó phản ánh khi tăng mức độ tự chủ tài chính sẽ làm tăng hiệu quả Hiệu quả công tác tự chủ tài chính trên góc độ chức năng nhiệm vụ; tuy nhiên khi tiếp tục tăng mức độ tự chủ tài chính lên nữa sẽ làm giảm Hiệu quả công tác tự chủ tài chính trên góc độ chức năng nhiệm vụ. Kết quảđịnh lượng cho thấy mức độ tự chủ tài chính tối ưu là 57,3%.

Tóm lại, giữa các điều kiện thực hiện tự chủ và mức độ tự chủ là có mối quan hệ tích cực; tuy nhiên giữa mức độ tự chủ và hiệu quả tự chủ thì chưa thể hiện được mối quan hệ này về mặt thống kê; và vì thế không thể đưa ra bất cứ kết luận nào rõ ràng về việc có tồn tại mối liên hệ giữa mức độ tự chủ và hiệu quả tự chủ hay không.

Kết quả nghiên cứu định lượng đã cho thấy có mối liên hệ tuyến tính giữa các

điều kiện thực hiện tự chủ tài chính và mức độ tự chủ tài chính của Học viện. Đồng thời cũng cho thấy có mối liên hệ giữa mức độ tự chủ tài chính với hiệu quả công tác tự chủ tài chính. Tuy nhiên, mối quan hệ hiệu quả này được phân tách làm 2 trường hợp: (1) Đối với hiệu quả công tác tự chủ tài chính trên góc độ kinh tế, mối quan hệ

này là tuyến tính với sự ràng buộc kìm hãm của điều kiện chức năng nhiệm vụ và cơ

cấu tổ chức; (2) Đối với hiệu quả công tác tự chủ tài chính trên góc độ chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ này là phi tuyến (dạng parabol úp).

Kết qủa mô hình mối liên hệ giữa mức độ tự chủ tài chính với hiệu quả công tác tự chủ tài chính gợi ý: (a) Việc gia tăng mức độ tự chủ tài chính là cần thiết; điều chỉnh việc này thông qua điều chỉnh các điều kiện thực hiện tự chủ tài chính; (b) Tuy nhiên việc gia tăng này là có giới hạn đểđảm bảo hiệu quả công tác tự chủ tài chính là tối ưu. Nguyên nhân là do các ràng buộc về điều kiện chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức; (c) Ngưỡng tối ưu về mức độ tự chủ tài chính là 57.3% và trong trường hợp không có mức độ tự chủ tài chính thì không có hiệu quả công tác tự chủ tài chính đi kèm.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Trang 102 - 105)