Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Trang 68 - 70)

Các đơn vị trực thuộc Học viện thì tùy vào từng điều kiện tình hình cụ thể, chức năng nhiệm vụ riêng của các đơn vị có các biến thiên khác nhau; sự linh hoạt, đa dạng khác nhau. Cụ thể như sau:

- Đối với Trung tâm Học viện thực hiện các chức năng tham mưu tổng hợp, giúp việc Ban Giám đốc Học viện trong tổ chức, quản lý, điều hành công việc chung của Học viện; giúp Ban Giám đốc Học viện đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy

định, kế hoạch, chương trình công tác của Học viện.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế

hoạch công tác (ngắn hạn, dài hạn) của Học viện; Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị

xây dựng các văn bản quản lý của Học viện; thực hiện hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hành chính văn phòng cho toàn hệ thốngHọc viện,…

-Là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ

khoa học lý luận chính trị của Đảng, nhà nước và các đoàn thể chính trị-xã hội theo qui

định được, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.

- Là trung tâm nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác-Lên Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu về

khoa học chính trị.

Vềđặc điểm tài chính: Ngoài phần kinh phí hoạt động thường xuyên giống như

các đơn vị khác, nguồn tài chính của Trung tâm Học viện bao gồm kinh phí thực hiện các hoạt động chung của Học viện, kinh phí bố trí cho các nhiệm vụđột xuất.

- Đối với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, là cơ sởđào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch làm giảng viên lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộ

phóng viên báo chí, biên tập viên xuất bản, cán bộ làm công tác tư tưởng, văn hóa và các khoa học xã hội nhân văn khác; là cơ sở nghiên cứu khoa học phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ và phục vụ cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng, báo chí và truyền thông.

dưỡng cán bộ, giảng viên khối lý luận và khối nghiệp vụ; Nghiên cứu khoa học về lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, khoa học Chính trị; Mở

rộng quan hệ quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học của các nước trong khu vực và thế giới; tài chính và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật.

Vềđặc điểm tài chính: Học viện báo chí và Tuyên truyền là đơn vị dự toán ngân sách cấp III, là đấu mối ngân sách trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, là đơn vị sự nghiệp công lập có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Theo Công văn số 5560/BTC-VI ngày 16/4/2009 của Bộ Tài chính về

thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, Học viện Báo chí và Tuyên truyền được giao quyền tự chủ tài chính tuân theo quy định của luật NSNN và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 với mức tựđảm bảo kinh phí 35%.

- Đối với các Học viện khu vực (I, II, III, IV),là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn được Giám đốc Học viện phân cấp; là trung tâm nghiên cứu khoa học lý luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu

đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu về khoa học chính trịđược Học viện phân công.

Vềđặc điểm tài chính: đều là đơn vị dự toán ngân sách cấp III, là đầu mối ngân sách trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, là đơn vị sự nghiệp công lập có thu tựđảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên với mức tựđảm bảo kinh phí từ 10% - 17%. Bảng 4.1: Phân tích chức năng, nhiệm vụ của Học viện Đơn vị Chức năng, nhiệm vụ Nhận xét TT Học viện và Các học viện Khu vực I, II, III, IV Nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, khoa học chính trị và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác; Về cơ bản lĩnh vực và nhiệm vụ đào tạo của các đơn vị Học viện là giống nhau:thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên địa bàn các tỉnh, thành phố theo phân cấp của Học viện.

Tóm lại, đối với chức năng, nhiệm vụ thì chỉ duy nhất Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền là có được sự linh hoạt trong chức năng, nhiệm vụ của mình, được phép có các nội dung học đa dạng, phong phú; được đông đảo học viên và xã hội quan tâm theo học. Đối với các đơn vị còn lại, chức năng nhiệm vụ - đặc biệt là ngành học truyền thống hầu như không có khả năng thay đổi đồng thời đòi hỏi lựa chọn các học viên theo các tiêu chí riêng, đặc thù.

Như vậy việc vận dụng điều kiện chức năng, nhiệm vụ này vào thực hiện tự chủ

tại các đơn vị sẽ cho các kết quả là khác nhau một cách rõ ràng và từ đó mức độ tự

chủ sẽ khác nhau trên thực tiễn. Nguyên nhân là do tính ràng buộc của chức năng, nhiệm vụ với mức độ tự chủ tài chính. Do đó, để xây dựng mô hình tài chính hiệu quả

trong hệ thống Học viện, tác giả chỉ đi sâu vào phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả tự chủ tài chính cho hệ thống Học viện bao gồm 5 đơn vị trực thuộc: Trung tâm Học viện và các Học viện Khu vực I,II,III,IV.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)