Tổng quan tình hình phát triển của Thương mại điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 27 - 34)

Hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam hiện đang trong giai đoạn bùng nổ với tăng trưởng hàng năm ở mức rất cao. Thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước tăng trưởng phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như tương lai nền kinh tế số Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới. Đặc biệt sau đại dịch Covid, thương mại điện tử sẽ tiếp tục bùng nổ, tạo ra những xu hướng tiêu dùng mới.

Trong Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2021, do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức ngày 20/4/2021, tại Hà Nội, các chuyên gia khẳng định, "Năm 2020, trong bối cảnh hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều bị tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, thương mại điện tử Việt Nam đi ngược xu thế, với mức tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á".

Cuối năm 2020, theo các chuyên gia đánh giá, Việt Nam là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia. Việt Nam cũng là một trong hai nước (cùng Indonesia) có tăng trưởng mạnh về lượng truy cập website thương mại điện tử trong khu vực.

Trong tháng 8/2021, báo cáo do Lazada - nền tảng thương mại điện tử hàng đầu ở Đông Nam Á cho thấy, có tới 52% người bán hàng ở Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Singapore đã đạt mức tăng trưởng doanh thu cao trong nửa đầu năm 2021, trong khi 70% kỳ vọng rằng mức tăng doanh thu sẽ tiếp tục được nâng lên thêm 10% trong quý III/2021.

Báo cáo của Lazada Việt Nam khái quát về thương mại điện tử (TMĐT) Đông Nam Á và Việt Nam năm 2021 - nơi TMĐT đã thúc đẩy và đóng góp mạnh vào tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch. Theo đó, bất chấp những thách thức từ đại dịch Covid-19, năm 2021 được xem là một năm khởi sắc với nền kinh tế số trên toàn Đông Nam Á, trong đó TMĐT là động lực tăng trưởng chính. Theo Statista, giá trị thị trường TMĐT ở Đông Nam Á đã tăng 24 lần trong vòng 6 năm qua, từ 5 tỷ USD năm 2015 lên 120 tỷ USD năm 2021; và dự kiến đạt 234 tỷ USD vào năm 2025. Thị trường

20

TMĐT bán lẻ Việt Nam được dự báo tăng 300%, từ 13 tỷ USD năm 2021 lên 39 tỷ USD vào năm 2025.

Hình 1.1 Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Nguồn: eConomy SEA năm 2021

Để lý giải cho sự tăng trưởng này, báo cáo ghi nhận động lực đến từ xu hướng mua sắm hàng bách hóa trên sàn TMĐT, sự gia tăng về số lượng nhà bán hàng mới (đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều nhà bán mong muốn phát triển kinh doanh trên kênh online) và sự hưởng ứng của người dân dành cho các hoạt động Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí). Đặc biệt, sự đầu tư mạnh vào các hệ thống logistics (hậu cần) nội bộ đã giúp các nền tảng TMĐT giải được bài toán đứt gãy chuỗi cung ứng hóc búa trong năm qua.

Quá trình này hiện diện ở cả người mua hàng, nhà kinh doanh lẫn các nền tảng bán lẻ trực tuyến. Báo cáo "eConomy SEA 2021" chỉ ra rằng Việt Nam có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới từ khi đại dịch bắt đầu (tính đến nửa đầu năm 2021), trong đó 55% đến từ các khu vực không thuộc cấp thành thị. Và theo báo cáo của cục Thương mại điện tử và kinh tế số của Bộ Công Thương, có hơn 70% dân số Việt Nam tiếp cận với mạng internet, trong đó 53% người dân sử dụng ví điện tử và thanh toán

21

mua hàng qua mạng. Đặc biệt, 2 đô thị lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh chiếm tới 70% tổng lượng giao dịch trên các sàn thương mại điện tử.

Mức độ duy trì cao khi tiêu dùng kỹ thuật số đã trở thành một lối sống - 97% người tiêu dùng mới vẫn đang sử dụng dịch vụ và 99% có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai. Trong khi đó, 30% nhà bán hàng kỹ thuật số tin rằng họ không thể vượt qua đại dịch nếu không có các nền tảng kỹ thuật số.

Năm 2021, người dân đã thay đổi nhiều thói quen và hành vi tiêu dùng. "Nhìn chung, độ tuổi người tiêu dùng trực tuyến trên sàn TMĐT đã được mở rộng, họ dành nhiều thời gian trên các nền tảng thương mại điện tử hơn, và sẵn sàng đặt đơn hàng có số lượng và giá trị lớn hơn".

Hình 1.2 Tỷ lệ người mua hàng trực tuyến theo giá trị đơn hàng năm 2020 tại Việt Nam

Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021

Bên cạnh đó, theo Báo cáo Thương mại điện tử 2021 người tiêu dùng Việt Nam cũng sẵn sàng chi tiêu trực tuyến nhiều hơn. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng trực tuyến mua sắm dưới 1 triệu đồng giảm đáng kể (giảm 10%), đồng thời tỷ lệ mua sắm trực tuyến trên 5 triệu đồng trong năm 2020 tăng so với năm 2019 (tăng 4%), bởi họ đã dần hình thành các thói quen mua sắm online. Cụ thể, 58% người tiêu dùng Việt cho rằng họ sẽ tiếp tục mua sắm hàng bách hóa trên nền tảng TMĐT bởi sự tiện lợi

22

và thói quen này sẽ vẫn duy trì với 53% thừa nhận rằng mua hàng bách hóa trực tuyến đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ.

Hình 1.3 Doanh thu TMĐT B2C Việt Nam năm 2016 -2022 (tỷ USD)

Theo Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2021

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã có nhiều bước tiến lớn, đặc biệt kể từ năm 2015. So với các nước Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia có nền tảng thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ và nổi bật. Vì vậy, mặc dù tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam có sự chững lại trong 2 năm gần đây, Việt Nam vẫn là một thị trường thương mại điện tử tiềm năng cho các doanh nghiệp khai thác và đầu tư.

Cụ thể, trong năm 2015, tỷ lệ tăng trưởng thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam đạt 37% với doanh thu hơn 4 tỉ đô la Mỹ. Qua các năm, thương mại điện tử tại Việt Nam luôn đạt tăng trưởng dương với tỉ lệ tăng trưởng trung bình khoảng 25%. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2020 đạt mức tăng trưởng 18%, với doanh thu thị trường thương mại điện tử B2C đạt 11,8 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 năm qua do sự tác động của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này vẫn là một con số ấn tượng so với các nước trên thế giới, đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

23

Dù tốc độ tăng trưởng có sự sụt giảm, trong năm vừa qua, thị trường thương mại điện tử Việt Nam lại chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của thương mại điện tử di động (m-Commerce). Được biết, thương mại điện tử trên nền tảng di động chiếm gần 1/2 lượng doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam. Mặc dù thị trường thương mại điện tử đang phát triển khá nhanh và ấn tượng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, thách thức như:

Thứ nhất, về niềm tin.

Niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm mua bán trên sàn TMĐT còn thấp. Theo báo cáo, tỷ lệ người lựa chọn thanh toán theo phương thức COD (thanh toán khi nhận hàng) rất cao, lên tới 88%. Về trải nghiệm mua hàng, chỉ có 48% đối tượng được khảo sát hài lòng với việc mua hàng trực tuyến. Con số này cho thấy các nhà phát triển sàn TMĐT còn phải cố gắng hơn rất nhiều trong việc tối ưu trải nghiệm người dùng. Có 3 lý do lớn nhất khiến người tiêu dùng chưa lựa chọn mua hàng trên sàn TMĐT là: (1) khó kiểm định chất lượng hàng hóa, (2) không tin tưởng đơn vị bán hàng và (3) không tin tưởng chất lượng thực sự so với quảng cáo.

Thứ hai, về thị phần.

Trong top 10 các sàn TMĐT có lượng truy cập lớn nhất Việt Nam, những cái tên đứng đầu là các ông lớn như Shopee, Lazada,… vốn là các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn từ nước ngoài. Tuy có sự xuất hiện của các sàn TMĐT đến từ các doanh nghiệp trong nước như: FPT, Tiki, thegioididong,… nhưng chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ khoảng 20% thị trường, doanh số ước tính chỉ đạt 500 triệu USD/năm. Nếu so sánh với các cường quốc về TMĐT trên thế giới như Mỹ (343 tỷ USD), Nhật Bản (127 tỷ USD), Anh (124 tỷ USD) và Trung Quốc (110 tỷ USD) thì thị trường TMĐT Việt Nam còn quá nhỏ bé.

Thứ ba, về bảo mật thông tin.

Công nghệ càng phát triển, vấn đề bảo mật thông tin cá nhân càng cần được chú trọng. Đây cũng là vấn đề đang được các doanh nghiệp và cả các cơ quan nhà nước quan tâm. Trong thời gian qua, việc thể chế hóa các văn bản pháp luật cũng khiến các doanh nghiệp tham gia vào thị trường TMĐT phải đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng, cũng như đảm bảo an ninh trong môi trường số.

Thứ tư, về hình thức thanh toán.

Khi người mua hàng lựa chọn hình thức mua hàng COD (Cash on Delivery) - giao hàng thu tiền hộ là bởi họ không có lựa chọn thanh toán trực tuyến nào phù hợp.

24

Tuy các ví điện tử, các cổng thanh toán được mở ra rất nhiều nhưng số người sử dụng chưa cao. Thực chất, các ví điện tử và các ngân hàng tại Việt Nam gặp khó khăn trong việc đồng bộ hóa các loại hình thanh toán. Ngoài hình thức thanh toán qua ví điện tử, hình thức thanh toán trực tuyến của các ngân hàng vẫn còn chậm, gây mất thời gian và khó khăn trong sử dụng. Chính sự khó khăn này đã ảnh hưởng rất nhiều tới việc tạo nên thói quen thanh toán trực tuyến của khách hàng.

Thứ năm, về cơ sở hạ tầng, dịch vụ giao nhận.

Các sàn thương mại vẫn chưa tối ưu được hệ thống máy chủ, điều này dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn sàn TMĐT trong những chương trình lớn. Hệ thống giao thông chưa được phát triển, dẫn tới thời gian giao hàng lâu cũng như chi phí giao hàng còn nhiều bất hợp lý,… Chưa có đơn vị thứ 3 thực sự chuyên nghiệp để đảm bảo tốt dịch vụ giao nhận mà không ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ. Hầu hết các đơn vị làm TMĐT đều phải tự xây dựng đội ngũ giao nhận để nắm quyền chủ động trong việc kiểm soát và điều phối hiệu quả, cũng như chất lượng phục vụ khách hàng. Do đặc thù địa lý Việt Nam trải dài, lực lượng giao nhận mỏng, khiến cho chi phí giao nhận rất cao, chiếm từ 10 - 15% giá trị của một giao dịch,…

Xu hướng thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2021

Social Commerce (Thương mại xã hội) Social Commerce là việc sử dụng các trang MXH như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok,..làm phương tiện để quảng bá, bán sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Theo Statista, doanh SỐ Social Commerce toàn cầu ước tính có thể đạt 958 tỷ USD vào năm 2022.

Conversational Commerce (Thương mại đối thoại): Conversational commerce là TMĐT trên nền tảng di động có tích hợp khả năng trao đổi giữa người bán và người mua như Facebook Messenger, Zalo, Viber, etc. Theo báo cáo từ Decision Lab, trong Số người tiêu dùng trực tuyến tại VN thì có 53% từ thị trường này.

Mobile Commerce (Thương mại di động): Mobile Commerce là xu hướng sử dụng các thiết bị cầm tay không dây như smartphone & tablet để thực hiện các giao dịch trực tuyến. Theo Adjust, đến cuối năm 2021, xu hướng này đã đóng góp đến 54% tổng doanh thu thị trường TMĐT.

Omnichannel (Bán hàng đa kênh) Omni-channel là mô hình tiếp cận đa kênh (MXH, sàn TMĐT, website TMĐT) để tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch bất kể khách hàng đang ở đâu, lúc nào & sử dụng kênh nào. Theo Statista, 47%

25

doanh nghiệp TMĐT tin rằng Omnichannel là chiến lược cần thiết cho hoạt động kinh doanh vào năm 2021.

MGM/KOL/KOC Xu hướng này sẽ tiếp tục “lên ngôi”, ảnh hưởng đến thị trường TMĐT:

- MGM: Khách hàng cũ giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mới và ăn chia hoa hồng với doanh nghiệp.

- KOL: Doanh nghiệp sẽ hợp tác với những người có sức ảnh hưởng về một lĩnh vực cụ thể trên mạng xã hội để thúc đẩy bán hàng.

- KOC: Khá tương đồng với KOL, nhưng xuất phát là khách hàng và tập trung bán hàng hơn. Theo AsiaPac, các MGM/ KOL /KOC có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 60%.

Headless Ecommerce Headless Commerce là kiến trúc TMĐT trong đó frontend được liên kết với backend bằng API, giúp doanh nghiệp dễ dàng tùy chỉnh & cập nhật ( thông tin mà không gây ảnh hưởng đến giao diện người dùng hoặc các trang CMS. Nike đã áp dụng xu hướng này từ rất Sớm để xây dựng website, giúp tối ưu trải nghiệm người dùng. Hiện nay, Website của Nike có hơn 60 triệu lượt truy cập/tháng với tỷ trọng mua hàng trực tiếp tăng lên đáng kể.

Short Video Commerce (Video thương mại ngắn) Nhờ sự bùng nổ của mạng xã hội, đặc biệt là loại hình story 24h & video Tiktok mà các video thương mại ngắn đã trở nên phổ biến, thúc đẩy hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Theo Statista, đến năm 2022 thì video trực tuyến sẽ chiếm hơn 82% tổng lưu lượng truy cập Internet của người tiêu dùng - cao gấp 15 lần so với năm 2017.

Green Consumerism (Tiêu dùng xanh)

Green Consumerism là hành vi mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc ít gây hại nhất đối với môi trường, đồng thời cũng không gây hại hoặc tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng. Theo khảo sát tại Anh và Mỹ do GWI thực hiện, 60% người dùng internet sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Buy Now - Pay Later Le (Mua trước trả sau)

Buy Now - Pay Later là hình thức mua sắm mà trong đó người dùng mua hàng và trả dần trong một khoảng thời gian nhất định. Theo báo cáo của Research & Markets, thanh toán mua trước trả sau tại VN đạt 697,1 triệu USD vào năm 2020 và dự kiến tăng trưởng ổn định với tốc độ là 38,1% trong giai đoạn 2021-2028.

26

D2C/DTC (Direct To Customer) DTC là mô hình kinh doanh phân phối hàng hoá hoặc dịch vụ trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng, mà không cần đến các đơn vị trung gian. Một cuộc khảo sát của Barclay cho thấy rằng hơn 70% tin rằng mô hình trực tiếp đến người tiêu dùng có lợi cho cả nhà sản xuất và khách hàng.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)