Từ bảng trên cho thấy chỉ số ROS các năm của công ty khoảng từ 6-7%, chứng tỏ công ty làm ăn có lãi. Ta thấy ROS năm 2017 là 6,65% tức trung bình với mỗi đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp kiếm được trong năm 2017 sẽ tạo ra 0,0665 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số ROS năm 2018 tăng 0,15% so với năm 2017, năm 2019 tăng mạnh 0,6% so với năm 2018, chứng tỏ từ năm 2017 đến năm 2019 lợi nhuận của công ty tăng đều qua các năm, công ty vẫn đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đến năm 2020 và năm 2021 chỉ số ROS của công ty giảm còn 5,98% vào năm 2020 và 5,33% vào năm 2021, cho thấy công ty kinh doanh vẫn có lãi, song hoạt động kinh doanh có giảm sút.
Trong nền kinh tế gặp nhiều khó khăn hiện nay, công ty cần chú trọng đối với chính sách đãi ngộ đảm bảo ổn định về tinh thần và vật chất cho người lao động yên tâm công tác tại công ty.
2.2 Thực trạng kinh doanh trên các sàn Thương mại điện tử của công ty
2.2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh online của Công ty TNHH Dệt May và Thời trang Hà Nội trang Hà Nội
Bảng 2.9 Doanh thu công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội phân theo các kênh online và offline.
Đơn vị: Tỷ đồng Năm Hình thức 2019 2020 2021 Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Showroom 30,969 82,48% 27,001 77,62% 19,296 65,03% Online 6,578 17,52% 7,787 22,38% 10,375 34,97% Tổng 37,547 100 34,788 100 29,671 100
52
Hình 2.8 Biểu đồ doanh thu theo hình thức showroom, online của công ty năm 2019-2021
Nguồn: Tổng hợp – Công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội
82% 18%
Doanh thu năm 2019
Showroom Online
78% 22%
Doanh thu năm 2020
Showroom Online
65% 35%
Doanh thu năm 2021
Showroom Online
53
Từ hình trên cho thấy hình thức bán hàng offline tại các showroom vẫn chiếm tỷ trọng lớn, là doanh thu chính của công ty (chiếm hơn 60% doanh thu của công ty). Tỷ trọng doanh số bán hàng tại các showroom giảm qua các năm từ 2019 đến năm 2021 do đóng cửa 1 số showroom và đại dịch covid 19 giãn cách xã hội, hệ thống cửa hàng showroom đóng cửa tạm thời, cùng với thói quen tiêu dùng mua sắm online ngày càng phổ biến vì thế mà doanh thu từ hệ thống online đã tăng, và dần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh thu của công ty. Cụ thể năm 2021 chiếm 34,97% tăng 17,45% so với năm 2019. Mặc dù doanh thu bán hàng của cả công ty giảm nhưng doanh số bán hàng online và tỷ trọng doanh thu qua việc bán hàng online vẫn tăng đều qua từng năm. Năm 2020 tăng 1,209 tỷ đồng so với năm 2019, năm 2021 tăng 2,588 tỷ đồng so với năm 2020. Điều này cho thấy sự chuyển hướng và thích nghi tiêu dùng online của khách hàng ngày càng tăng, đồng thời qua đó cho thấy tình hình kinh doanh trên các kênh online của công ty đang tăng trưởng. Để có sự tăng trưởng về kết quả kinh doanh online của công ty, công ty đã chủ động chuyển đổi bán hàng online, bắt kịp xu hướng mua sắm tiêu dùng hiện tại của khách hàng, công ty đã có chính sách đầu tư phát triển mảng bán hàng online hợp lý, để thích nghi với nhịp sống, thói quen mua hàng online hiện nay của đa số khách hàng.
54
Bảng 2.10 Kết quả hoạt động kinh doanh online của công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội (2018-2021)
Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2019 2020 2021 Giá trị (tỷ đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỉ trọng (%)
Doanh thu từ website 2,237 34,01 2,297 29,50 2,412 23,25 Doanh thu từ Facebook, zalo, SMS… 2,257 34,31 2,498 32,08 2,599 25,05 Doanh thu từ CTV 1,278 19,43 1,518 19,49 0,589 5,68 Doanh thu từ các kênh online khác 0,457 6,95 0,698 8,96 0,658 6,34 Doanh thu từ các sàn TMĐT 0,349 5,31 0,776 9,97 4,117 39,68 Tổng 6,578 100 7,787 100 10,375 100
Nguồn phòng marketing công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội năm 2022
Từ bảng trên cho thấy từ năm 2019 đến nay, kết quả kinh doanh online qua một số kênh của công ty có những thay đổi mạnh mẽ. Dù doanh thu cả công ty bị giảm, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2021 nhưng doanh thu từ hoạt động bán hàng online vẫn tăng trưởng. Tỷ trọng doanh thu năm 2019 từ Facebook, zalo, SMS… chiếm 34,31% chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số doanh thu từ việc bán hàng online. Tiếp đó là doanh thu từ website chiếm 34,01%, riêng doanh thu sàn TMĐT chiếm tỷ trọng thấp nhất chỉ chiếm 5,31%. Năm 2020 doanh thu từ Facebook, zalo, SMS vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 32,08%. Các sàn TMĐT đạt 0,776 tỷ đồng, chiếm 9,97% trong tỷ trọng doanh thu từ hoạt động kinh doanh online, tăng 0,427 tỷ đồng so với năm 2019. Đến năm 2021 tỷ trọng doanh thu từ sàn TMĐT đã tăng lên đứng thứ nhất chiếm 39,68% tổng số doanh thu từ hoạt động online. Doanh thu từ các sàn TMĐT tăng mạnh qua các năm, năm 2021 tăng 3,341 tỷ đồng so với năm 2020 ( tương ứng tăng
55
29,71%). Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh trên sàn TMĐT của công ty qua thời gian trên có hiệu quả và đang phát triển mạnh.