Thương mại điện tử của công ty
Dịch bệnh COVID-19 khiến không gian kinh doanh, không gian hoạt động bị thu hẹp, hình thức work from home đã trở thành điều bắt buộc để duy trì công việc và đảm bảo an toàn sức khỏe cho mỗi người. Nhu cầu ra ngoài bị hạn chế khiến lựa chọn trang phục đều thay đổi, gây ảnh hưởng lớn đến ngành thời trang trong năm 2021 cũng như các năm về sau. Như một hệ quả tất yếu, các rào cản về chuỗi cung ứng bị ngắt quãng và cửa hàng offline bị đóng cửa khiến dòng tiền đến từ các cửa hàng thời trang offline gần như bị chặn đứng.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh cũng có thể được coi là màn tái khởi động lớn nhất của ngành thời trang, trong khi ngành công nghiệp thời trang đã đang dần dần hoà nhập rất tích cực với công nghệ, cùng với sự hỗ trợ không ngừng nghỉ của nền tảng mua sắm trực tuyến và internet. Hiện nay việc kinh doanh trên sàn TMĐT đã không còn là đặc quyền mà thương hiệu có thể chọn tham gia hay không mà thương mại điện tử đã trở thành một mô hình kinh doanh không thể thiếu mà các nhà bán lẻ và nhãn hàng xa xỉ nên áp dụng, không chỉ để tồn tại trong đại dịch mà còn để củng cố và giữ vững vị trí trong tương lai. Sau tất cả những gì chúng ta đã trải qua, có vẻ như thời trang không thể và cũng sẽ không trở lại như xưa, đã đến lúc các thương hiệu chấp nhận thực tế và bắt đầu những bước tiến tới một tương lai số hoá, nơi sản phẩm được bán trên các sàn thương mại điện tử. Sàn thương mại điện tử là nơi họ có thể làm quen với đa dạng các đối tượng khách hàng, có cơ hội giới thiệu sản phẩm, quảng bá, bán hàng và được giúp đỡ rất nhiều trong công đoạn vận chuyển, nhất là đối với những thương hiệu Việt Nam với vô số những bất cập và điểm yếu đến từ quy trình vận chuyển hàng hoá quốc tế.
Dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19, người tiêu dùng hạn chế chi tiêu loại bỏ các khoản mua sắm không cần thiết trong đó bao gồm các sản phẩm quần áo phụ kiện, nhưng theo nghiên cứu của MCKinsey chỉ ra rằng dù hơn 60% người tiêu dùng giảm chi tiêu thời trang của họ nhưng nhờ việc sử dụng kết hợp các kênh kỹ thuật số mà
69
trong vòng 8 tháng thị phần bán hàng ngành thời trang của Thương mại điện tử đã tăng gần gấp đôi từ 16% lên 29% tổng doanh thu toàn cầu.
Và cũng theo báo cáo của iprice Group về tác động đại dịch Covid-19 lên hoạt động thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2020, nhóm ngành thời trang thuộc top 1 nhóm ngành hàng được mua sắm nhiều nhất, với tỷ trọng 46%.
Hình 3.1 Top 3 nhóm hàng được mua sắm nhiều nhất (USD)
Nguồn: báo cáo về tác động đại dịch Covid-19 lên hoạt động thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2020 của iprice Group
Đại dịch Covid 19 ảnh hưởng rất lớn đến công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội nhưng cũng là bước đệm quan trọng để công ty nhìn rõ nhất những ưu, khuyết điểm của mình để cải thiện và phát huy. Ngoài ra, việc thay đổi mô hình kinh doanh bằng việc bán hàng trên nền tảng Internet cần được đầu tư nghiêm túc hơn bởi đó chính là xu thế, doanh nghiệp nào không bắt kịp ắt sẽ bị đào thải. Vì vậy đối với Emspo nói riêng đây là thời điểm cần thiết để sàng lọc thị trường và đi về đúng bản chất hơn. Năm 2021 emspo đã phải đóng cửa các showroom để phòng chống dịch, tuy nhiên vẫn duy trì và phát triển bán hàng online từ các kênh Facebook, website, và sàn thương mại điện tử. Kể từ thời điểm đó, công ty đầu tư hơn vào mảng bán hàng trên sàn thương mại điện tử cụ thể cải thiện chất lượng nhân sự giàu kinh nghiệm hơn, đầu tư chi phí vào các hoạt động quảng bá, quảng cáo trên sàn để tăng lượt hiển thị, định vị thương hiệu shopee mall trên sàn… Từ đó các đơn đặt hàng cũng tăng lên đều theo từng ngày, và doanh thu cũng tăng lớn qua các năm.
70