Việc tồn tại một số hạn chế trên do một vài nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19 vô cùng phức tạp và khó
lường, công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội phải đối mặt với những khó khăn về tài chính, thiếu thốn về vật chất. Vì thế, mặc dù vẫn muốn giữ các nhân viên của mình, nhưng công ty vẫn cần cắt bớt nhân sự một cách tối đa để duy trì hoạt động công ty, để tránh bị phá sản hoặc giải thể vì quỹ tiền lương quá nhiều mà nguồn thu từ hoạt động bán hàng hóa rất ít trong thời điểm lockdown. Khi đó, công ty buộc phải cắt giảm nhân sự. Việc thiếu nhân sự khiến công việc quá tải, các nghiệp vụ kinh doanh trên sàn chưa có sự chuyên môn hóa cao, việc xử lý các hoạt động kinh doanh trên sàn bị chậm trễ: mất nhiều thời gian xử lý đơn hàng hơn; thời gian phản hồi thắc
65
mắc, khiếu nại của khách hàng lâu hơn;… Ngoài ra, hướng kinh doanh trên sàn TMĐT là một hướng mới, công ty chưa thực sự chú trọng vào phát triển nhân sự, việc tuyển dụng nhân sự còn chưa hiệu quả, gặp khó khăn trong việc đào tạo chuyên môn cho nhân viên.
Thứ hai, nhân viên chưa hiểu rõ cách tối ưu sản phẩm như hình ảnh sản phẩm,
tiêu đề chuẩn SEO, các thông tin chi tiết về sản phẩm, số lượt mua hàng, đánh giá… Khi mua hàng trên sàn TMĐT, người mua không được trực tiếp chạm hay thử sản phẩm. Vì thế, những bức ảnh chân thực nhất để hình dung về sản phẩm, hình ảnh càng đẹp mắt, chân thực thì tỷ lệ mua hàng càng cao.
Đối với việc chạy quảng cáo nội sàn trên shopee quảng cáo chưa hiệu quả do nhân viên chưa thật sự hiểu rõ về các chỉ số để có thể đánh giá một quảng cáo hiệu quả, từ đó chưa thể điều chỉnh tối ưu quảng cáo chưa tối ưu tốt sản phẩm như: giá bán còn quá đắt so với thủ; không có các chương trình khuyến mại up-sale, mua kèm deal sốc; một số chỉ số bán, chỉ số đánh giá còn thấp; các từ khóa chưa có độ liên quan cao đến sản phẩm, giá thầu từ khóa cao có độ cạnh tranh lớn…
Thứ ba, về kho hàng hóa giữa các bộ phận kinh doanh offline tại cửa hàng và bộ
phận kinh doanh online còn chưa được đồng bộ thống nhất với nhau. Hàng hóa thường xuyên được luân chuyển giữa các bộ phận, dẫn đến hàng tồn luôn thay đổi, không cố định, khiến hàng hóa hết mà vẫn có đơn khách đặt, làm tăng tỷ lệ đơn hàng hủy. Việc hàng hóa luân chuyển giữa các kho làm thời gian chuẩn bị hàng chậm trễ.
Thứ tư, về giá thành sản phẩm thường do nguồn nguyên vật liệu chưa hợp lí,
không được ổn định về giá cả từ đó khiến giá thành sản phẩm có thể tăng, hay như trang thiết bị máy móc chưa tối ưu, làm tăng chi phí sản xuất, khiến giá thành cũng có thể tăng. Giá bán cho một số sản phẩm đôi lúc còn cao so với thị trường là do công ty chưa phân tích kĩ giá cả của thị trường mà đưa ra mức giá cao hơn. Về chất lượng sản phẩm, nguồn vải nhập tùy theo lô hàng mà chất lượng không đạt tiêu chuẩn làm giảm chất lượng sản phẩm, hoặc một số nhân viên mới vào làm thì đường may của họ cũng chưa đạt được như mong đợi.
Thứ năm, phân khúc khách hàng của Emspo chưa thực sự quen với việc mua
hàng trên sàn TMĐT. Họ thường là những người có độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi, hay còn được gọi là những người gen Y. Theo báo cáo năm 2019 của Nielsen, thế hệ gen Y hay còn gọi là Millennials chiếm 35% dân số Việt Nam. Họ có quy mô và sức mua lớn mạnh nhất trong thành phần dân số Việt Nam, nhưng đặc điểm hành vi tiêu dùng
66
rất riêng: hoạt động mua sắm online của họ chủ yếu vẫn còn qua các trang mạng xã hội, khi mua hàng họ tìm hiểu kỹ càng về sản phẩm nên những hình thức hào nhoáng bên ngoài khó mà gạt đánh lừa được, họ thường có thói quen phải được kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhận hàng và có thói quen sử thanh toán bằng tiền mặt… Điều này gây khó khăn trong việc đẩy mạnh, phát triển kinh doanh trên sàn của công ty.
Thứ sáu, Emspo chưa tận dụng phát triển tốt các sản phẩm với phân khúc giá
thấp, bán chạy trên sàn như áo thun, áo gió, áo giữ nhiệt ...phù hợp làm sản phẩm phễu để lôi kéo khách hàng, để thấu hiểu họ, tạo cộng đồng yêu thích trung thành với sản phẩm.