Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 46 - 56)

39

2.1.4.1 Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty

Bảng 2.2 Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty

Nguồn: Tổng hợp – Công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội 2.1.4.2 Các sản phẩm kinh doanh của công ty

Công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội áp dụng phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền. Do đặc điểm sản phẩm may mặc cần phải trải qua nhiều công đoạn để có thể tạo ra thành phẩm, công ty đã nghiên cứu đưa ra một quy trình sản xuất

40

phân chia thành nhiều bước công việc sắp xếp theo trình tự hợp lý nhất để xây dựng nên quy trình sản xuất có tính liên tục cao.

Hình 2.4 Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty

Nguồn: Tổng hợp – Công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội

Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty có 7 giai đoạn: Thiết kế sản phẩm; Chuẩn bị nguyên vật liệu; Công đoạn đo, cắt vải; Công đoạn may, gắn tag sản phẩm; Làm sạch sản phẩm; Là ủi, phân loại; Đóng gói, đưa ra thị trường. Ở mỗi giai đoạn, công ty đều sử dụng công nghệ mới, có thể sản xuất những mặt hàng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, hao phí nguyên vật liệu thấp. Vì vậy, có thể giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của công ty.

Chuẩn bị nguyên vật liệu Công đoạn đo,cắt vải Công đoạn may, gắn tag sản phẩm Làm sạch

sản phẩm Là ủi, phân loại

Đóng gói, đưa ra thị

trường Thiết kế sản

41

Hình 2.5 Biểu đồ tỷ trọng các dòng sản phẩm của Emspo

Nguồn: Tổng hợp – Công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội

Nhìn vào biểu đồ cho thấy công ty kinh doanh chủ yếu các dòng sản phẩm công sở (chiếm 49% tỷ trọng) bởi Emspo định hướng vào phát triển và mở rộng các sản phẩm đồ công sở nữ, tiếp đó là đồ bộ mặc nhà chiếm 28% bao gồm đồ mặc nhà nữ là chủ yếu bên cạnh đó có đồ bộ gia đình , sau đó là đồ trẻ em (13%), đồ nam (8%) và các sản phẩm phụ kiện túi ví khác…chiếm 2%.

49%

28% 13%

8% 2%

Tỷ trọng các dòng sản phẩm của công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội

Đồ công sở Đồ mặc nhà Đồ trẻ em Đồ nam

42

Hình 2.6 Một số sản phẩm của công ty

Nguồn: Tổng hợp – Công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội 2.1.4.3 Các nguồn lực kinh doanh cho công ty

43

Bảng 2.3 Số lượng nhân viên của Công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội

Đơn vị: người Năm Ban Giám đốc Phòng Hành chính nhân sự Phòng Tài chính kế toán Phòng kinh doanh Phòng Marketing Phòng Điều phối phân tích hàng hóa Phòng CSKH và bảo hành sản phẩm Lực lượng sản xuất Tổng nhân viên Chênh lệch 2017 3 6 8 90 10 10 12 45 184 ~ 2018 3 6 9 119 12 10 13 50 222 38 2019 3 8 11 135 17 13 15 55 257 35 2020 3 8 11 125 17 11 14 49 238 -19 2021 3 5 8 115 15 9 11 40 206 -32

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty TNHH Dệt May và Hà Nội năm 2022

Nhận xét:

Theo số liệu thống kê của phòng hành chính nhân sự công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội, số lượng nhân viên của công ty từ năm 2017 đến 2019 luôn có xu hướng tăng đều qua các năm, thể hiện tình hình kinh doanh phát triển của công ty do việc mở rộng thêm các showroom bán hàng tại khắp tỉnh thành cả nước. Cho đến năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 số lượng nhân sự giảm chủ yếu ở bộ phận lực lượng sản xuất và phòng kinh doanh (giảm 16 nhân viên trên tổng số 19 nhân viên giảm năm 2020). Tuy nhiên cho đến năm 2021 do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid kéo dài, công ty phải đóng cửa 1 vài showroom nên số lượng nhân viên tiếp tục giảm đáng kể ( giảm 32 nhân viên so với năm 2020). Nhìn chung chỉ riêng ban giám đốc là bộ phận chủ chốt, đưa ra mọi quyết định, chiến lược không thay đổi số lượng lao động, còn lại các phòng ban khác đều có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty.

44

Hình 2.7 Trình độ lao động của công ty giai đoạn 2017-2021

Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội năm 2022

Từ biểu đồ cho thấy Công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội là công ty chuyên về sản xuất sản phẩm may mặc sử dụng thiết bị công nghệ cao nên lao động chủ yếu của công ty là công nhân dưới cao đẳng có trình độ tay nghề kỹ thuật. Riêng khối văn phòng của công ty đều tốt nghiệp cao đẳng trở lên và đã cống hiến cho công ty từ khi thành lập. Số lượng nhân viên trình độ cao đẳng, đại học đa số ổn định qua các năm, chỉ giảm nhẹ ở năm 2021 vì ảnh hưởng bởi dịch covid-19. Nhân viên trình độ dưới cao đẳng có sự tăng lên vào năm 2019 ( tăng 53 người so với năm 2017) do mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên đến năm 2021 vì chính sách giãn cách xã hội bởi dịch covid 19 nên một số showroom đã phải đóng cửa khiến số lượng nhân viên giảm đáng kể, chủ yếu là dưới cao đẳng, bởi thu hẹp lại quy mô kinh doanh nên cắt giảm nhân sự cho sản xuất và bộ phận bán hàng (năm 2021 giảm 51 người so với năm 2019).

118 144 171 153 127 31 38 43 42 40 35 40 43 43 39

NĂM 2017 NĂM 2018 NĂM 2019 NĂM 2020 NĂM 2021

Sơ đồ : Trình độ lao động của công ty giai

đoạn 2017-2021

45

Bảng 2.4 Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính (2017-2021)

Đơn vị: người Phân loại 2017 2018 2019 2020 2021 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Giới tính Nữ 135 73,4 155 69,8 181 70,4 175 73,5 158 76,7 Nam 49 26,6 67 30,2 76 29,6 63 26,5 48 23,3 Tuổi 20-40 142 77,2 168 75,7 188 73,2 170 71,4 145 70,4 41-55 42 22,8 54 24,3 69 26,8 68 28,6 61 29,6 Tổng 184 100 222 100 257 100 238 100 206 100

Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội năm 2022

Do tính chất ngành nghề thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên có thể thấy lượng lao động nữ giới trong công ty chiếm tỉ trọng cao ( trên 70%), cao gấp khoảng 3 lần số lượng nam giới.( chủ yếu là công nhân làm trong xưởng sản xuất và nhân viên bán hàng tại showroom).

Ngoài ra, cấu đội ngũ nhân viên theo tuổi của công ty còn khá trẻ, số lượng nhân viên nằm trong khoảng từ 20-40 tuổi chiếm trên 70% tổng số. Điều này cho thấy, công ty đang rất chú trọng khai thác nguồn lao động trẻ, năng động, nhạy bén với thời cuộc. Tuy nhiên, điều đó cũng là một khó khăn của công ty do nhóm lao động trẻ thường ít kỹ năng và kinh nghiệm, ít gắn bó…Chính vì vậy, lãnh đạo của công ty phải có chiến lược sử dụng nhân lực rõ ràng, chắc chắn, phù hợp và cần cẩn trọng khi sử dụng, kết hợp và phát triển các nhân tố trẻ này.

46

Bảng 2.5 Bảng cơ cấu tài sản nguồn vốn của công ty (2017-2021)

Đơn vị: nghìn đồng

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch

(%) Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ 20/19 21/20 Tài sản 4.701.464 100% 4.807.373 100% 4.628.885 100% 2,3% -3,7% Tài sản ngắn hạn 3.485.964 74,1% 3.629.464 75,5% 3.452.249 74,6% 4,1% -4,9% Tài sản dài hạn 1.215.500 25,9% 1.177.909 24,5% 1.176.636 25,4% -3,1% -0,1% Nguồn vốn 4.701.464 100% 4.807.373 100% 4.628.885 100% 2,3% -3,7% Nợ phải trả 2.787.213 59,3% 2.890.266 60,1% 2.776.776 60,0% 3,7% -3,9% Vốn chủ sở hữu 1.914.251 40,7% 1.917.107 39,9% 1.852.109 40,0% 0,1% -3,4%

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội năm 2022 Nhận xét, đánh giá:

Trong tổng nguồn vốn của công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội thì tỷ trọng nợ phải trả luôn chiếm khoảng 60% chứng tỏ công ty huy động nguồn vốn chủ yếu từ bên ngoài. Nhìn chung, tổng tài sản và nguồn vốn từ năm 2019 so với năm 2020 tăng nhẹ (tăng hơn 100 triệu đồng) tuy nhiên có sự giảm nhẹ trở lại vào năm 2021 ( giảm gần 180 triệu đồng).

Tài sản ngắn hạn gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Tài sản ngắn hạn có thời gian sử dụng dưới 1 năm. Từ bảng cơ cấu trên, tài sản ngắn hạn năm 2020 tăng 4,1%, năm 2021 giảm 4,9%.

Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn là những tài sản có giá trị lớn, được sử dụng trong nhiều kỳ sản xuất kinh doanh và không thể chuyển thành tiền mặt một cách dễ dàng. Từ bảng trên cho thấy có sự tăng giảm nhẹ qua các năm so với năm trước. Cụ thể, năm 2020 giảm 3,1%, năm 2021 tiếp tục giảm thêm 0,1%.

47

Nợ phải trả là nghĩa vụ tài chính của công ty, được phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ và doanh nghiệp phải có trách nhiệm chi trả. Từ bảng cơ cấu trên cho thấy năm 2020 tăng 3,7% so với 2019, năm 2021 giảm 3,9% so với 2020.

Vốn chủ sở hữu có sự điều chỉnh qua các năm. Năm 2020 tăng nhẹ 0,1% so với 2019, năm 2021 giảm 3,4% so với năm 2020.

Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio) là tỷ số thể hiện doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể được chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ số này cho thấy một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bấy nhiêu đồng tài sản ngắn hạn hay việc số tiền sẵn có và các tài sản ngắn hạn có thể chuyển hóa thành tiền trong 1 năm để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty hay không. Tỷ số này càng cao càng phản ánh mức độ thanh toán của doanh nghiệp hay khả năng đáp ứng khoản nợ ngắn hạn cao. Tỷ số này được xác định bằng công thức:

Tỷ số thanh toán hiện hành (CR) = Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn 𝐶𝑅2019= 3.485.964 2.787.213= 1,251 𝐶𝑅2020= 3.629.464 2.890.266 = 1,256 𝐶𝑅2021 = 3.452.249 2.776.776 = 1,243

Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội luôn ở mức khoảng 1,2, cho thấy công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ, khả năng đáp ứng các khoản nợ của công ty cao.

Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu (Debt to Equity ratio) là tỷ lệ phần trăm giữa vốn của doanh nghiệp huy động được bằng cách đi vay với vốn của chủ sở hữu bỏ ra. Hệ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động nợ và vốn chủ sở hữu của công ty. Hệ số D/E được xác định bằng công thức: Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu 𝐷/𝐸2019 = 2.787.213 1.914.251 =1,456 𝐷/𝐸2020 = 2.890.266 1.917.107 = 1,508

48

𝐷/𝐸2021 = 2.776.776

1.852.109 = 1,499

Các tỷ lệ D/E của công ty từ năm 2019 đến 2021 đều lớn hơn 1, chứng tỏ tài sản của công ty chủ yếu là các khoản nợ vay vốn bên ngoài tài trợ. Tỷ số này ở mức trung bình, cho thấy rủi ro về tài chính của Emspo không cao và Emspo đã biết cách vay nợ để kinh doanh, khai thác hiệu quả từ việc tiết kiệm thuế của công ty.

c. Cơ sở vật chất

Với môi trường làm việc chuyên nghiệp, cơ sở vật chất là 1 phần quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty.

Bảng 2.6 Thống kê cơ sở vật chất của công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội năm 2022

Trang thiết bị sản xuất Số lượng

Bàn ủi hơi 60 chiếc

Máy vắt sổ tự động 15 chiếc

Máy dập 15 chiếc

Máy may công nghiệp 30 chiếc Máy trải vải tự động 2 chiếc

Máy cào 8 chiếc

Máy cắt vải tự động 2 chiếc

Kéo, kim, chỉ …..

Trang thiết bị văn phòng,

kinh doanh

Bộ bàn ghế làm việc 90 bộ

Máy vi tính 70 chiếc

Điện thoại di động 20 chiếc Máy in ( máy in văn phòng +

máy in hóa đơn) 25 chiếc

Máy photo 1 chiếc

Máy fax 1 chiếc

Nguồn: Tổng hợp – Công ty TNHH Dệt May và Thời Trang Hà Nội

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)