Nhà nước xã hội chủ nghĩa là biểu hiện tập trung nhất của quyền lực nhân dâ n:

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật (Trang 55 - 56)

- Đặc trưng quan trọng khác của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là tính tích cực chính trị cao của quần chúng lao động, đặc trưng này thể hiện qua một số điểm như sau:

2.1. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là biểu hiện tập trung nhất của quyền lực nhân dâ n:

- Trong chủ nghĩa xã hội, quyền lực chính trị chuyển dần thành quyền lực nhân dân. Quyền lực nhân dân là một phạm trù chính trị chỉ ưu thế tuyệt đối và vai trị quyết định của nhân dân trong quản lý xã hội. Khái niệm này đối lập với quân quyền (vương quyền) dùng để chỉ quyền lực tuyệt đối của cá nhân. Quyền lực nhân dân cĩ nội dụng rất rộng rãi, bao hàm những địi hỏi sau:

+ Mọi cơng việc lớn, cĩ ý nghĩa quan trọng đối với xã hội phải do nhân dân quyết định. Đối với nhà nước ta thể hiện qua việc lấy ý kiến nhân dân trước khi ban hành các đạo luật.

+ Mọi thiết chế chính trị trong xã hội trực tiếp hay gián tiếp đều do nhân dân lập ra và phải chịu sự giám sát của nhân dân.

+ Các thiết chế chính trị - xã hội này phải hoạt động nhằm mục đích thực hiện quyền lực của nhân dân.

+ Các cơ quan đại diện phải cĩ vai trị quyết định. Điều này được quán triệt đơi với bất cứ thiết chế chính trị xã hội nào.

- Khái niệm quyền lực nhân dân, ở mức độ lớn, bao hàm khái niệm dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, quyền lực nhân dân và dân chủ xã hội chủ nghĩa cần phải được phân biệt với

+ Quyền lực nhân dân là một phạm trù chính trị dùng để xác định vai trị quyết định của nhân dân trong quản lý xã hội.

+ Khác với quyền lực nhân dân, dân chủ xã hội chủ nghĩa được coi là hình thức chính quyền mà đặc trưng là việc tuyên bố chính thức nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số và thừa nhận quyền tự do bình đẳng của cơng dân.

+ Trong tương quan với quyền lực nhân dân, dân chủ được coi là cơng cụ, là hình thức

chủ yếu thực hiện quyền lực nhân dân. Phân tích thực tiễn việc thực hiện quyền lực nhân dân ở

chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ tư sản sẽ thấy rõ mối tương quan này. Hiến pháp các nước tư sản và hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa đều khẳng định nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Tuy nhiên, với bản chất của chế độ dân chủ tư sản, quyền lực nhân dân khơng thể được thực hiện đầy đủ. Trái lại, mặc dù cịn cĩ những khuyết điểm, những hạn chế nhất định trong tổ chức và quản lý, nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn là nhà nước duy nhất cĩ khả năng thực hiện được đầy đủ, triệt để nguyên tắc quyền lực nhân dân. Cơ sở kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa là

sở hữu tồn dân đối với tư liệu sản xuất chủ yếu. Nắm trong tay tiềm lực kinh tế mạnh cộng với cơ sở xã hội rộng lớn, nhà nước xã hội chủ nghĩa cĩ điều kiện để thực hiện nền dân chủ của đa số, tức là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dưới nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đa số quần chúng nhân dân lao động cĩ quyền và cĩ các điều kiện cần thiết để tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

- Quyền lực nhân dân cĩ nghĩa nhân dân phải là chủ thể quyền lực, là người thực hiện quyền lực. Tuy nhiên, chính bản thân nhân dân khơng thể trực tiếp thực hiện quyền lực của mình.

Cơng việc quản lý xã hội địi hỏi phải cĩ những cơ quan hoạt động thường xuyên. Mặt khác, khơng phải mọi vấn đề của đời sống xã hội đều cĩ thể đưa ra trước cộng đồng để xem xét, quyết định. Vì vậy, quyền lực nhân dân phải được thực hiện bởi những cơ quan nhất định. Vấn đề ở chỗ là cơ quan nào cĩ thể đại diện cho nhân dân trong phạm vi tồn xã hội và cĩ thể làm được điều đĩ.

- Trong tồn bộ những thiết chế chính trị tồn tại trong xã hội xã hội chủ nghĩa thì nhà nước là tổ chức cĩ thể đáp ứng những yêu cầu của nguyên tắc quyền lực nhân dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức chính trị thể hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân. Điều đĩ được giải thích bởi những nguyên nhân sau đây:

+ Nhà nước là tổ chức chính trị bao trùm tồn bộ xã hội. Tính chất rộng lớn của nhà nước khơng những thể hiện trong phạm vi các lĩnh vực của đời sống xã hội do nhà nước quản lý mà cịn cả số lượng chủ thể chịu sự tác động của nĩ. Thực tế là khơng một tổ chức, cá nhân nào lại khơng chịu sự tác động của nhà nước. Nếu như các tổ chức xã hội chỉ cĩ phạm vi điều chỉnh trong phạm vi tổ chức mình như Điều lệ Đảng chí cĩ phạm vi trong Đảng nhưng đối với Nhà nước thì phạm vi tác động đĩ là tồn xã hội.

+ Nhà nước cĩ hệ thống cơ quan đại diện rộng lớn được tổ chức từ trung ương đến địa

phương. Hệ thống cơ quan đại diện này do nhân dân bầu ra và giữ vai trị quyết định đối với tồn

bộ các hệ thống cơ quan nhà nước cịn lại. Đối với Nhà nước ta, hệ thống cơ quan đại diện đĩ là ở trung ương là Quốc Hội, Ở địa phương là Hội đồng nhân dân.

+ Tất cả những quyết định do các cơ quan nhà nước đưa ra phải xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w