- Nghĩa vụ chủ thể:
c. Khách thể của quan hệ pháp luật:
Chủ thể của quan hệ pháp luật khi tham gia vào quan hệ pháp luật nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định về vật chất, chính trị, văn hĩa, tinh thần. Lợi ích mà các chủ thể hướng tới nhằm đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật là một yếu tố khơng thể thiếu.
Ví dụ: chúng ta ra của hàng mua tivi, vậy, chủ của hàng đã thu lợi ích vật chất (tiền), cịn người mua thì cĩ lợi ích về tinh thần (xem tin tức, điện ảnh) và vật chất (Tivi là tài sản, của cải).
Các nhu cầu mà cá nhân, tổ chức muốn đạt tới hết sức đa dạng và phong phú. Quyền chủ thể cho phép chủ thể, về mặt pháp lý, tự hoạt động, lựa chọn, sử dụng những lợi ích về vật chất, tinh thần trên cơ sở các quan hệ cơ bản của sản xuất và trao đổi. Tuy nhiên, Nhà nước XHCN, với mục đích bảo vệ lợi ích của mỗi cá nhân và xã hội nên trong quy phạm pháp luật cũng xác định rõ cĩ một số lợi ích, vật chất, tinh thần mà các chủ thể khơng được phép thủ đắc dưới bất cứ hình thức nào, ngọai trừ những trường hợp pháp luật cho phép.
Ví dụ: Tàng trữ, mua bán các chất ma tuý, vũ khí là điều mà các chủ thể khơng được phép tiến hành….
Bất cứ chủ thể nào khi tham gia quan hệ pháp luật nhằm hướng tới một lợi ích nhất định. Đây là một yếu tố khơng thể thiếu trong quan hệ pháp luật.
=> Khái niệm: Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất, tinh thần và
những lợi ích xã hội khác cĩ thể thỏa mãn những nhu cầu, địi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân mà vì chúng các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật.
- Là những gì mà bên chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật.
- Chú ý: Sự khác nhau giữa khách thể của quan hệ pháp luật với đối tượng tác điều chỉnh
của pháp luật
Khách thể quan hệ pháp luật là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa đối với việc phân tích sự vận động của quan hệ pháp luật. Khách thể quan hệ pháp luật phản ánh lợi ích của chủ thể. Vì vậy, sự quan tâm nhiều hay ít của chủ thể quan hệ pháp luật đối với khách thể là động lực thúc đẩy sự phát sinh, tồn tại hay chấm dứt quan hệ pháp luật
Câu 24. Sự kiện pháp lý a. Khái niệm sự kiện pháp lý:
Các quyền và nghĩa vụ chủ thể được thực hiện thông qua quan hệ pháp luật nên vấn đề về điều kiện phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt dưới tác động của 3 điều kiện:
Quy phạm pháp luật, năng lực chủ thể và sự kiện pháp lý. Cũng có quan điểm cho rằng, quan
hệ pháp luật có thể phát sinh chỉ cần dưới tác động của hai yếu tố: Quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý mà không cần tới năng lực chủ thể. Ví dụ 1 : Trong quan hệ khai tử, khi một người chết thì các quan hệ pháp luật có thể phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi. Quan điểm này thoáng qua thì có lý. Nhưng xét cho cùng thì ngay cả trong trường hợp đó vẫn cần hội tụ đủ cả ba điều kiện. Ví dụ 2 : Quan hệ thừa kết sẽ phát sinh khi người chết để lại di sản. Quan hệ này không phải phát sinh giữa người chết với những người thừa kế mà giữa các người thừa kế với nhau, giữa các người thừa kế với
nhà nước hoặc với người thứ ba. Tương tự như quan hệ khai tử quan hệ này phát sinh giữa thân nhân người chết và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong cả hai ví dụ trên, các chủ thể cũng cần có năng lực chủ thể. Thai nhi muốn trở thành chủ thể quan hệ thừa kế phải có năng lực chủ thể, tức là khi sinh ra phải đang sống, vì chỉ lúc đó thì pháp luật mới coi nó là chủ thể có năng lực pháp luật.
Quy phạm pháp luật tác động tới các quan hệ xã hội nhất định và biến chúng thành quan hệ pháp luật. Nếu quan hệ xã hội không được quy phạm pháp luật điều chỉnh thì chúng không thể trở thành quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, quy phạm pháp luật chỉ tạo điều kiện tiền đề. Rõ ràng, quan hệ pháp luật cũng không thể nảy sinh nếu không có các chủ thể, tức là không có các cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể. Quan hệ pháp luật không thể nảy sinh một cách hư vô. Chúng nảy sinh giữa các cá nhân, pháp nhân với nhau. Những cá nhân, pháp nhân này được tham gia các quan hệ pháp luật. Như vậy, quy phạm pháp luật và năng lực chủ thể là hai điều kiện chung cho sự xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật.
Tuy nhiên, sự tác động của quy phạm pháp luật để làm nảy sinh quan hệ pháp luật là cả một cơ chế phức tạp. Quy phạm pháp luật chỉ có thể làm nảy sinh quan hệ pháp luật giữa các chủ thể nếu gắn liền với những sự kiện pháp lý. Ví dụ : Các quy phạm pháp luật hình sự
vẫn tồn tại song các quan hệ pháp luật hình sự sẽ không nảy sinh nếu không có tội phạm xảy ra. Những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được pháp luật gắn với việc hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật được gọi là sự kiện pháp lý. Sự kiện pháp lý có thể được coi là cầu nối giữa quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật.
Thực chất, sự kiện pháp lý là những sự kiện trong số các sự kiện xảy ra trong thực tế, là một bộ phận của chúng. Sự khác nhau giữa sự kiện pháp lý với sự kiện thực tế khác là ý nghĩa của chúng đối với pháp luật. Điều này có nghĩa là có những sự kiện thực tế không có ý nghĩa gì lắm đối với pháp luật (như gió thổi, mây bay, ca hát, vui đùa...) song cũng có những sự kiện có ý nghĩa lớn đối với nó (bão tố, cái chết của công dân, việc mua bán ...).
Sự kiện thực tế chỉ trở thành sự kiện pháp lý chỉ khi nào pháp luật xác định rõ điều đó. Mỗi nhà nước có những quy định khác nhau về sự kiện pháp lý. Việc thừa nhận hay không
thừa nhận một sự kiện thực tế nào đó là sự kiện pháp lý đều xuất phát từ lợi ích của xã hội và của giai cấp nắm chính quyền trong xã hội.
Tĩm lại, Khái niệm: SKPL Là những điều kiện, hồn cảnh, tình huống xảy ra trong đời
sống thực tế được chỉ ra trong phần giả định của quy phạm pháp luật mà nhà làm luật gắn với sự xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt sự tồn tại của quan hệ pháp luật.
Thứ nhất, sự kiện pháp lý là những điều kiện, hồn cảnh, tình huống xảy ra trong đời sống thực tế.
Thứ hai, những điều kiện, hồn cảnh, tình huống được chỉ ra trong phần giả định của quan hệ Pl (được nâng lên thành luật).
Thứ ba, nhà làm luật gắn hồn cảnh, tình huống đĩ với sự xuất hiện của các QHPL.