Pháp luật xã hội chủ nghĩa gĩp phần tạo dựng những quan hệ xã hội mới, vì: (Đề cương Không có)

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật (Trang 88 - 89)

- Theo tinh thần Đại hội X, những việc cần làm để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa:

g. Pháp luật xã hội chủ nghĩa gĩp phần tạo dựng những quan hệ xã hội mới, vì: (Đề cương Không có)

cương Không có)

- Pháp luật cĩ khả năng “đi trước”, định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội, vì vậy nĩ cĩ vai trị to lớn trong việc tạo dựng ra nhiều quan hệ xã hội mới

+ Đời sống xã hội thay đổi theo những quy luật nhất định mà con người cĩ thể nhận biết được

+ Đối với những thay đổi mà cần phải điều chỉnh bằng pháp luật, pháp luật sẽ được đặt ra để tạo cơ sở cho việc xác lập những quan hệ mới và thiết kế những mơ hình tổ chức tương ứng, chủ động và kịp thời tác động thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của xã hội.

Ví dụ: Nêu một hành vi bị coi là tội phạm mới được bổ sung để chứng minh

- Tuy nhiên, pháp luật luơn mang tính ổn định. Sự hình thành mới hoặc sự thay đổi thường chỉ diễn ra với từng bộ phận nhất định trong hệ thống pháp luật chứ ít cĩ thể đột biến tồn phần trong thời gian ngắn. Do đĩ, các quy phạm định hướng chỉ là một bộ phận nhất định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.

Sự kết hợp hài hòa giữa tính cụ thể, tính thời sự của pháp luật với tính tiên phong (định hướng) của nó có một ý nghĩa rất quan trọng, vì chính điều đó sẽ tạo ra được sự ổn định và phát triển, kế thừa và đổi mới, làm cho pháp luật luôn năng động, thích ứng và tiến bộ.

h. Pháp luật tạo ra mơi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác

và phát triển. Vì: (Đề cương Không có)

Sự hợp tác và các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia chỉ có thể phát triển trong môi trường chính trị, kinh tế, xã hội ổn định và có đủ độ tin cậy lẫn nhau. Pháp luật là phương tiện có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lập môi trường ổn định đó. Bởi vì, chính nhờ những đặc điểm đặc thù của mình, pháp luật có khả năng thiết lập một trật tự mà ở đó mọi chủ thể khi tham gia vào các quan hệ phải tôn trọng những cam kết và phải chịu trách nhiệm về những hậu quả có thể xảy ra.

Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện quyền lực nhân dân, phản ánh những lợi ích cơ bản, lâu dài của dân tộc, của quốc gia, của tập thể và cá nhân, luôn luôn là cơ sở vững chắc cho việc củng cố và mở rộng các mối quan hệ hợp tác và phát triển với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

Với phương châm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, mấy năm vừa qua hệ thống pháp luật Việt Nam đã có bước phát triển mới: toàn diện hơn, phù hợp hơn, vừa thể hiện tính dân tộc vừa thể hiện tính thời đại. Ở Việt Nam môi trường pháp lý đáng tin cậy đã được hình thành, ngày càng được củng cố vững chắc, tạo ra cơ sở cho sự phát triển và mở rộng các quan hệ hợp tác và mang lại nhiều hiệu quả quan trọng.

Thực tiễn càng cho thấy rõ, muốn thực hiện tốt sự quản lý của nhà nước, đẩy nhanh sự phát triển của xã hội, mở rộng quan hệ và hợp tác với các nước thì phải chú trọng phát huy vai trò của pháp luật, nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh trong nước, đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển chung của tình hình quốc tế và khu vực.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật (Trang 88 - 89)

w