- Đặc điểm của điều chỉnh pháp luật:
2. Cơ chế điều chỉnh pháp luật
CÂU 28: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CĂN CỨ PHÂN CHIA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA:
LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA:
Khái niệm hệ thống pháp luật:
- Hệ thống nĩi chung được hiểu là một chỉnh thể bao gồm những ý tưởng, vấn đề hoặc bộ phận cĩ liên hệ mật thiết với nhau, được sắp xếp theo một trình tự (trật tự) khách quan, lơgich và khoa học. Khi nĩi đến hệ thống là phải nĩi đến nội dung bên trong cấu trúc của hệ thống và hình thức biểu hiện bên ngồi của nĩ
- Về khái niệm hệ thống pháp luật, trong khoa học pháp lý hiện còn có những quan điểm rất khác nhau:
+ Quan điểm truyền thống: Hệ thống pháp luật được hiểu là cấu trúc bên trong của pháp
luật, hệ thống pháp luật được hình thành và phát triển phù hợp với cơ cấu quan hệ xã hội. Cần phân biệt hệ thống pháp luật với hệ thống pháp luật thực định (cịn gọi là hệ thống văn bản quy định pháp luật)
Hệ thống pháp luật thực định là biểu hiện bên ngồi cụ thể của pháp luật; hệ thống pháp luật thực định được hình thành trong quá trình ban hành các bộ luật, sắp xếp, tập hợp hĩa các đạo luật và các văn bản pháp luật khác…về nội dung của hai khái niệm này được giới hạn như sau:
=> Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật cĩ tính trống nhất nội tại bền
vững đồng thời cĩ tính độc lập nhất định được phân chia thành các chế định pháp luật và các ngành luật
=> Hệ thống pháp luật thực định là hệ thống các văn bản pháp luật của một quốc gia được
sắp xếp theo trật tự thang bật giá trị khác nhau
Việc xác định như vậy là loại trừ các yếu tố như các nguyên tắc chính trị, triết học, kỷ thuật pháp lý…)
+ Một loại quan điểm khác:
Cho rằng chỉ cĩ một khái niệm hệ thống pháp luật, khơng thể phân biệt được rõ được hai khái niệm hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật thực định. Hệ thống pháp luật bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành và những nguồn khác của pháp luật tồn tại trong thực tế mà dựa trên cơ sở đĩ tính hiện thực của pháp luật được đảm bảo và pháp luật phát huy hiệu lực. Các nguồn đĩ là trào lưu (khuynh hướng) pháp lý, kỹ thuật lập pháp, các nguyên tắc chính rị, triết học cũng như các phương pháp hoạt động của nhà luật học – thực nghiệm…
+ Cả hai quan điểm trên cịn cĩ những điểm chưa hợp lý, bởi vì:
. Quan điểm truyền thống: khơng xác định được thành tố nhỏ nhất (tế bào) của hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật thực định và chưa giải thích được mối liên hệ giữa nội dung và hình thức của hệ thống pháp luật
. Quan điếm thứ hai: Dung hợp vào hệ thốn pháp luật cả những yếu tố bên ngồi mang tính kỷ thuật, rời rạc
- Khái niệm được thừa nhận chung
HTPL là tổng thể các QPPL cĩ mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định
thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản QPPL do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định.
Theo định nghĩa này, hệ thống pháp luật là một khái niệm chung bao gồm hai mặt trong một chỉnh thể thống nhất là hệ thống cấu trúc (bên trong) của pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (hệ thống nguồn của pháp luật).
Hệ thống cấu trúc của pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật cĩ mối liên hệ nội tại với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật.
Hệ thống cấu trúc của pháp luật cĩ ba thành tố cơ bản ở ba cấp độ khác nhau là: Quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật. Trong hệ thống pháp luật cĩ các ngành luật. Trong mỗi ngành luật chia thành các phân ngành luật và các chế định pháp luật. Trong các phân ngành luật và các chế định pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật
-
Quy phạm pháp luật: Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất (tế bào) trong hệ thống cấu trúc của pháp luật, nó vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể.
+ QPPL có tính khái quát: vì nó là quy tắc xử sự chung, dùng để áp dụng trên một diện rộng và trong một thời gian dài.
+ QPPL có tính cụ thể, vì đó là hình mẫu, là chuẩn mực để điều chỉnh quan hệ xã hội trong trường hợp cụ thể đã được dự liệu bằng phương pháp trừu tượng hoá. Do tính chất, đặc điểm đó, quy phạm pháp luật luôn là sự biểu hiện đầy đủ, chính xác và cụ thể nhất của pháp luật trong phạm vi hẹp nhất.
Ở QPPL không thể có sự đối lập giữa nội dung và hình thức mà ở đó dù biểu hiện ngắn gọn nhưng nội dung của nó luôn đòi hỏi phải rõ ràng, chính xác và một nghĩa.
-
Chế định pháp luật : Chế định pháp luật bao gồm một số quy phạm có những đặc điểm
chung giống nhau nhằm để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng.
Ví dụ: Chế định kết hơn, chế định đồng phạm…
Việc xác định đúng tính chất chung của mỗi nhóm quan hệ xã hội, từ đó đề ra những quy phạm pháp luật tương ứng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Đó là cơ sở để tạo ra cơ cấu nội tại hợp lý của một ngành luật Không thể xây dựng được một văn bản pháp luật tốt, cũng như một ngành luật hoàn chỉnh nếu không xác định rõ giới hạn và nội dung của các chế định pháp luật.
+ Chế định pháp luật mang tính chất nhĩm, mỗi chế định cĩ đặc điểm riêng nhưng chúng đều cĩ mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, chúng khơng tồn tại biệt lập .
Việc xác định ranh giới giữa các chế định nhằm tạo ra khả năng để xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội. Nhưng vấn đề có tính nguyên tắc là phải đặt chúng trong mối liên hệ qua lại trong một chính thể thống nhất của hệ thống pháp
luật nói chung và của một ngành luật nói riêng, không thể áp đặt một cách chủ quan, tùy tiện.
Mỗi chế định pháp luật dù mang trong mình những đặc điểm riêng nhưng bao giờ cũng theo quy luật vận động khách quan, chịu sự ảnh hưởng và tác động của các chế định khác trong hệ thống pháp luật.
-
Ngành luật Ngành luật bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật có đặc tính chung để
điều chỉnh các quan hệ cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Nói chung, để xác định tính chất, nội dung và phạm vi của mỗi ngành luật phải dựa trên hai căn cưù là đối tượng điều chỉnh (những quan hệ xã hội có đặc điểm cùng loại cần điều chỉnh) và phương pháp điều chỉnh (cách thức tác động vào các quan hệ đó).
Tuy nhiên, trên thực tế, việc nhận thức đối tượng điều chỉnh và xác định phương pháp điều chỉnh để phân định các ngành luật là vấn đề rất phức tạp, vì không phải lúc nào cũng có thể tìm ra được sự tương đồng giữa ngành luật với từng loại quan hệ xã hội cần điều chỉnh. Sở dĩ có sự không tương đồng đó là do hai lý do:
Một là, không phải mọi quan hệ xã hội đều cần đến sự điều chỉnh của pháp luật, hơn
thế nữa sự điều chỉnh cũng không cần phải ở những mức độ giống nhau.
Hai là, do sự phân công lao động xã hội mà lĩnh vực hoạt động của con người không
nhất thiết đồng nhất với nội dung vật chất của hoạt động đó.
Ví dụ : lao động diễn ra trong lĩnh vực vật chất nhưng cũng diễn ra trong lĩnh vực chính
trị xã hội hoặc ngược lại. Vì vậy, một lĩnh vực quan hệ xã hội có thể do một số ngành luật điều chỉnh hoặc ngược lại một ngành luật có thể điều chỉnh một 'lúc nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội (có thể một số nhóm trong các lĩnh vực đó).
Chính vì đặc điểm nêu trên cho nên việc phân định ranh giới các ngành luật luôn là vấn đề khoa học phức tạp và do đó đã có nhiều quan điểm khác nhan trong việc xác định hệ thống các ngành luật. Một trong những quan điểm phổ biến là xuất phát từ tính chất của lĩnh vực quan hệ xã hội (ở góc độ chung nhất), người ta chia chúng thành các quan hệ tài sản quan hệ nhân thân phi tài sản từ đó chia hệ thống luật thành hai ngành chính: luật công và luật tư.
Đồng thời cũng có quan điểm cho rằng, không thể phân thành luật công và luật tư vì pháp luật bao giờ cũng mang tính nhà nước (yếu tố công). Một loại quan điểm khác lại cho rằng chỉ có thể xác định được chính xác một số ngành luật chính còn nhiều ngành không thể xác định được, vì chúng có đặc điểm "lưỡng tính" hoặc "đa tính".
è Tuy nhiên, bất cứ một sự phân định nào cũng chỉ mang tính chất tương đối, bởi vì
các loại quan hệ xã hội có liên quan mật thiết với nhau và luôn thay đổi, không có những quan hệ biệt lập, bất biến và vì vậy, hệ thống pháp luật được xác lập để điều chỉnh chúng cũng mang tính chất đó. Việc xác định cơ cấu các ngành luật là yêu cầu khách quan, cần thiết. Không xác định cơ cấu các ngành luật thì khó có thể xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất và hoàn chỉnh được.
** Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Do tính hệ thống của pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật dù rất phong phú, đa dạng và được ban hành vào các thời điểm khác nhau nhưng đều hợp thành một hệ thống, nghĩa là giữa các văn bản đó đều có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Đối với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, khi nghiên cứu cần xem xét ở hai góc độ (hướng) là theo chiều ngang và theo chiều dọc.
- Xét theo chiều ngang, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với hệ thống cấu trúc của pháp luật. Nghĩa là các văn bản đó dù được hình thành như thế nào, thuộc hệ thống thang bậc giá trị nào thì suy cho cùng cũng đều phải căn cứ vào đối tượng điều chỉnh (từng loại quan hệ pháp luật) cho nên chúng hoặc là toàn bộ, hoặc là từng bộ phận đều hợp thành các chế định, các ngành luật.
- Xét theo chiều dọc, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mang tính thứ bậc. Tính
chất đó phù hợp với thẩm quyền của các cơ quan ban hành chúng.
Ví dụ : Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất vì chúng do cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất ban hành; pháp lệnh có giá trị pháp lý dưới luật nhưng cao hơn các văn bản dưới luật do Chính phủ ban hành ...
Tính thứ bậc của các văn bản pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra tính thống nhất của toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời là điều kiện quan
trọng để biểu đạt hệ thống cơ cấu của pháp luật, thoả mãn những tiêu chuẩn về tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, tính chính xác... của hệ thống pháp luật nói chung.
è Việc xác định hệ thống pháp luật là một khái niệm chung, bao gồm hai mặt cụ thể có quan hệ mật thiết với nhau trong một thể thống nhất như đã phân tích, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành quan điểm hệ thống đúng đắn trong lĩnh vực pháp luật đồng thời thuận lợi cho việc xem xét các vấn đề của hệ thống đó ở nhiều góc độ khác nhau mà tránh được những mâu thuẫn hoặc vướng mắc nhất định.
è è Có thể diễn tả hệ thống pháp luật như một hình tháp,
+ Chân tháp là đời sống xã hội với những quan hệ hết sức đa dạng, đòi hỏi phải có nhiều loại, nhiều nhóm quy phạm để điều chỉnh. Đáp ứng nhu cầu đó, một hệ thống pháp luật tương ứng được hình thành. Phù hợp với từng nhóm, từng loại quan hệ xã hội cần điều chỉnh có các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật và ngành luật tương ứng, tạo thành cơ cấu nội dung của pháp luật (trải theo chiều ngang).
+ Chiều cao của tháp là hệ thống văn bản pháp luật với những thang bậc giá trị khác nhau: cao nhất là hiến pháp, dưới hiến pháp là bộ luật, đạo luật, tiếp đến là các văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn. Toàn bộ khối tháp đó đều xuất phát từ nền tảng xã hội và đều nhằm mục đích trở lại điều chỉnh các quan hệ xã hội, để thiết lập một trật tự pháp luật với một cơ chế điều chỉnh phù hợp.