Mục tiêu chính sách
Tùy theo từng quyết định và theo từng giai đoạn, mục tiêu chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS được quy định cụ thể ở các văn bản Quyết định. Tuy nhiên, xét về mục tiêu chung, mục tiêu chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS là:
(i) Nhằm trực tiếp hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có nhà ở/đất ởđể ổn định cuộc sống
(ii) Cải thiện các điều kiện nhà ở ảnh hưởng đến sức khỏe và an ninh cộng đồng, đặc biệt là an ninh khu vực biên giới.
(iii) Giảm tình trạng du canh du cư, đốt phá rừng, và bảo vệ môi trường (iv) Có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo, thông qua hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất hoặc hỗ trợ vay vốn chuyển đổi nghề nghiệp (trong trường hợp quỹđất tại địa phương không đủđể thực hiện hỗ trợ).
(v) Đảm bảo bình đẳng xã hội.
Nguyên tắc thực hiện
Theo Đoàn Thị Hà và cộng sự (2008), “Nguyên tắc thực hiện mục tiêu của chính sách là những quan điểm chỉ đạo hành vi của các chủ thể chính sách trong quá trình hoạch định và tổ chức thực thi chính sách. Những nguyên tắc đó được xác định trên cơ sở nhận thức yêu cầu của các quy luật khách quan chi phối quá trình chính sách và các mục tiêu chính sách”.
Đối với chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc, khi thực hiện cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Hỗ trợ trực tiếp (giao đất trực tiếp, cấp tiền trực tiếp, cho vay vốn trực tiếp) đến hộđồng bào DTTS nghèo, khó khăn, chưa có nhà ở/đất ở, chưa được hưởng chính sách HTNO.
- Đảm bảo đúng đối tượng, công khai, công bằng đến từng hộ, buôn, làng trên cơ sở pháp luật và chính sách của nhà nước
- Phù hợp phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, vùng miền, giữ gìn bản sắc văn hóa của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương.
- Thực hiện chính sách theo phương châm “nhân dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ”.
- Các hộ được hỗ trợ đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt phải sử dụng đúng mục đích để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống góp phần xóa đói giảm nghèo; không được chuyển nhượng, tặng, cho, cầm cố, cho thuê đất trong thời gian 10 năm kể từ ngày được nhà nước giao đất; Khi di chuyển đi nơi khác sinh sống (ngoài địa bàn xã, phường, thị trấn, hộ phỉa có trách nhiệm giao lại phần đất ởđã được hỗ trợ cho chính quyền địa phương quản lý.
2.2.3. Chủ thể và đối tượng của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS
Chủ thể chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS
Theo Đỗ Thị Hải Hà (2020), Chủ thể của chính sách là những người, tổ chức tham gia vào quá trình quản lý chính sách như: Người có thẩm quyền quyết định chính sách, người chịu trách nhiệm chính đối với tổ chức thực thi chính sách, người chịu trách nhiệm đối với những hành động chính sách cụ thể, người tham gia vào quá trình tổ chức thực thi chính sách, người giám sát, đánh giá chính sách.
Chủ thể ban hành chính sách. Bản chất của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS là định hướng chính trị của nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu ổn định, phát triển và công bằng xã hội. Vì vậy việc quyết định ban hành chính sách được thực hiện bởi chủ thể đại diện cho lực lượng chính trị nòng cốt của Đảng, nhà nước. Trên thế giới, việc thực hiện ban hành chính sách có thể ở cấp trung ương hay địa phương tùy theo nguyên tắc phân quyền trong quản lý nhà nước. Tại Việt Nam, chủ thể ban hành chính sách công được giao cho Quốc hội và Chính phủ đảm nhận theo quy định của pháp luật. Tham gia vào hoạt động này còn có đại diện của các bộ phận dân cư là tổ chức chính trị - xã hội. Nội dung, hình thức và phương pháp ban hành chính sách công được thực hiện theo luật định.
Chủ thể thực thi chính sách. Sau khi được ban hành, chính sách cần được đi vào thực tế cuộc sống thông qua quá trình tổ chức thực thi chính sách của bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương. Chủ thể thực thi chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS theo các quyết định của Chính phủ qua các giai đoạn là: UBDT, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài Chính, Ngân hàng chính sách xã hội, Ủy ban mặt trận tổ quốc, UBND các cấp tại địa phương (tỉnh, huyện, xã, thôn).
Đối tượng hưởng thụ chính sách HTNO
Đối tượng được thụ hưởng chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc là những người (hộ) thuộc diện được nhận hỗ trợ của chính sách bao gồm: (i) hộ đồng bào DTTS tại chỗ, định cư thường trú tại địa phương; (ii) hộ nghèo sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất ở và có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt, chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đất ở.
Phạm vi áp dụng của chính sách, được quy định cụ thể tại các Quyết định. Hiện nay, phạm vi được áp dụng chính sách được chia thành 2 nhóm:
Nhóm thứ nhất, áp dụng cho vùng DTTS nói chung, toàn quốc, được quy định tại các Quyết định: 134/2004/QĐ-TTg ngày 27/4/2004; 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009, 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013; 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016;
Nhóm thứ hai, chính sách áp dụng riêng cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/06/2008; số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/05/2013 (Bộ KH&ĐT, 2019).
2.2.4. Nội dung chính sách
Nội dung chính sách được quy định cụ thể và thay đổi tại các Quyết định, áp dụng cho các địa phương khác nhau và có hiệu lực ở các giai đoạn khác nhau. Nội dung chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS bao gồm các nội dung về:
(i) Các quy định về hỗ trợ với từng nội dung hỗ trợ cụ thể: Chính sách hỗ trợ nhà ở/đất ở/hỗ trợ vốn vay.
(ii) Nguồn quỹđất, vốn thực hiện chính sách (iii) Phân công tổ chức thực hiện
2.2.5. Nhân tố ảnh hưởng tới chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc