Các chính sách được xây dựng nhằm để tác động và thay đổi một số vấn đề của thực trạng, nhưng bối cảnh của thực trạng, cách thức triển khai… có thể gây cản trở đối với các chính sách. Ngoài ra tác động của chính sách đến các đối tượng có thể có hiệu quả hoặc chưa hiệu quả, với các đối tượng tác động khác nhau lại đem lại các kết quả tác động khác nhau. Vì vậy cần phải đánh giá chính sách đểđiều chỉnh chính sách sao cho phù hợp với bối cảnh.
Hiện nay, để đánh giá chính sách, tùy theo các cách tiếp cận khác nhau, có những cách đánh giá khác nhau.
Theo cách tiếp cận của WB về đánh giá phát triển trong đánh giá các chương trình chính sách, nhằm xem xét mục tiêu chính sách có thể thực hiện được không, có hiệu lực không…thông qua các chỉ tiêu: (i) Tính hiệu lực (Effectiveness), (ii) Tính hiệu quả (Efficiency), (iii) Tính công bằng (Equity), (iv) Tính phù hợp (Relevant); (v) Tính bền vững (sustainbility).
Theo cách tiếp cận của ISLA (2012), đánh giá chính sách ở khía cạnh khả năng tiếp cận chính sách của người dân, thể hiện ở ba tiêu chí: (i) Tỷ lệ bao phủ, (ii) Kết quả đạt được; (iii) Mức độđáp ứng.
Như vậy, tùy theo cách tiếp cận của nghiên cứu, các tiêu chí đánh giá chính sách được sử dụng một cách linh hoạt. Trong khung khổ luận án, với mục tiêu đánh giá chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS, luận án tiếp cận đánh giá chính sách theo chu trình chính sách và đánh giá chính sách theo các tiêu chí. Cụ thể: (i) Tiêu chí đánh giá công tác hoạch định chính sách. Một chu trình chính sách bao gồm 4 giai đoạn, bắt đầu từ giai đoạn hoạch định chính sách. Hoạch định chính sách là giai đoạn xây dựng kế hoạch, mởđường cho một chu trình chính sách, là cơ sở và tiền đề để tiến hành các giai đoạn sau của chu trình chính sách. Nội dung chính sách được hoạch định và thể chế hóa sẽ là căn cứđể đánh giá toàn bộ chu trình chính sách (đánh giá kết quả thực hiện với các mục tiêu đã đề ra của chính sách trên cơ sở các biện pháp, nguồn lực và thời hạn được hoạch định trong chính sách). Một chính sách có tốt hay không, thể hiện qua nội dung chính sách được hoạch định như thế nào. Luận án đánh giá công tác hoạch định chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS ở các tiêu chí: (i) Sự cần thiết của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS; (ii) Sự phù hợp của nội dung chính sách; (iii) Sự đầy đủ của nội dung chính sách; (iv) Tính rõ ràng của nội dung chính sách; (v) Tính khả thi của chính sách dựa trên các nguồn lực (tài chính, quỹ đất) có sẵn. Các tiêu chí được đánh giá thông qua ý kiến của cán
bộ các cấp chính quyền được phỏng vấn, và ý kiến của người dân được khảo sát (thang đo likert).
(ii) Tiêu chí đánh giá công tác thực thi chính sách. Sau quá trình hoạch định là quá trình thực thi chính sách. Quá trình tổ chức thực thi chính sách có ý nghĩa quyết định với sự thành công hay thất bại của một chính sách và có tầm quan trọng lớn lao đối với hoạt động quản lý của nhà nước. Nếu công tác tổ chức thực thi chính sách không tốt thì sẽ dẫn tới niềm tin giảm sút hoặc mất tin tưởng của nhân dân đối với nhà nước. Quá trình tổ chức thực thi cũng làm bộc lộ nhiều vấn đề mà quá trình hoạch định chưa phát sinh, chưa thể hiện ra, đây là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách, để chính sách phù hợp và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Quá trình thực thi chính sách cũng góp phần phản ánh chính xác chính sách đó có đi vào cuộc sống và được đại đa số người dân chấp nhận hay không. Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá công tác thực thi chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc: (a) Tổ chức, phân công nhiệm vụ thực thi chính sách; (b) Huy động và sử dụng nguồn lực hỗ trợ nhà ở/đất ở/vay vốn đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc; (c) Quy trình, thủ tục triển khai chính sách; (d) Tính công khai, minh bạch khi thực hiện triển khai chính sách; (e) Vai trò được tham gia của người dân vào thực hiện triển khai chính sách.
(iii) Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách. Kết quả thực thi chính sách được đánh giá thông qua các tiêu chí: (a) Số hộ/số tiền được nhận hỗ trợ từ chính sách HTNO; (b) Mức độ bao phủ của chính sách; (c) Mức độ cải thiện khả năng tiếp cận nhà ở/đất ở sau khi chính sách được thực hiện; (d) Chỉ số hài lòng của người dân với chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc.
(iv) Tiêu chí đánh giá tác động của chính sách. Chính sách được thực hiện, không chỉ tác động trực tiếp, cải thiện khả năng tiếp cận nhà ở, đất ở của người dân mà từ đó còn gián tiếp tác động cải thiệu điều kiện cuộc sống của người dân. Tiêu chí đánh giá tác động gián tiếp của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc được thực hiện trong luận án: (a) Mức độ cải thiện đời sống người dân; (b) Mức độ cải thiện thu nhập; (c) Mức độ cải thiện tiếp cận điều kiện vật chất cơ bản của cuộc sống người dân; (d) Mức độ giảm nghèo.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận án trình bày các nội dung cơ bản sau:
(i) Các vấn đề lý luận về vùng DTTS và người dân vùng DTTS
(ii) Luận án làm rõ khái niệm, căn cứ hình thành, chủ thể, đối tượng, nội dung và các nhân tốảnh hưởng đến chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS (iii) Luận án chỉ rõ cách thức tiếp cận đánh giá chính sách cùng các tiêu chí đánh
giá chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc
(iv) Kinh nghiệm thực tiễn về chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp ở các quốc gia trên thế giới cho Việt Nam
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU