các hộ nhanh chóng rơi vào tình trạng: thiếu nhà, thiếu đất ở.
(vi) Tập quán du canh, du cư. Ở một số nơi, đặc biệt là đồng bào DTTS vùng DTTS khu vực Tây Bắc còn tập quán du canh du cư, không ổn định nơi ở và nơi sản xuất, do đó không có đất ở cốđịnh.
(vii) Tình trạng, một số hộ nghèo sau khi nhận được hỗ trợđã thực hiện chuyển nhượng lại cho hộ dân khác, dẫn đến tình trạng tiếp tục không có nơi ởổn định.
5.3.5. Sự hài lòng của người dân đối với chính sách hỗ trợ nhà ở vùng DTTS khu vực Tây Bắc khu vực Tây Bắc
5.3.5.1. Kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc với chính sách HTNO
Thông qua khảo sát ý kiến người dân về chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc, kết quả về mức độ hài lòng cũng như chỉ số hài lòng của người dân với chính sách đã được luận án tính toán.
Mức độ hài lòng của người dân với chính sách HTNO
Mức độ hài lòng của người dân được đo lường bởi 5 mức giá trị: tương ứng từ 1 đến 5: rất không hài lòng - rất hài lòng. Giá trị hài lòng trung bình được so sánh ở các khía cạnh giữa hai nhóm hộ nhận được hỗ trợ và không được hỗ trợđược thể hiện trong Bảng 5.16:
Bảng 5.16. Sự hài lòng của người dân về chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc Nội dung Hộ không được hỗ trợ Hộđược hỗ trợ Khác biệt Mean Xi (Hỗ trợ=1) - Mean Xi (Hỗ trợ =0)
Ông (bà) hài lòng với quá trình thực thi chính
sách HTNO 3,16 3,89 0,73***
Ông (bà) hài lòng với nội dung, mức độ hỗ trợ
của chính sách HTNO 2,73 3,86 1,14***
Ông (bà) hài lòng với kết quả thực hiện chính
sách HTNO 2,65 3,70 1,05***
Bên cạnh đó, ngoài mức độ hài lòng, theo Bộ Nội vụ (2012) sự hài lòng của người dân còn có thể được phản ảnh qua chỉ số hài lòng với các tiêu chí được đo lường. Kết quả chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân với chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 5.17. Chỉ số hài lòng của người dân với chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc Nội dung Chỉ số hài lòng (%) Hộ không được hỗ trợ Hộđược hỗ trợ Chung
Ông (bà) hài lòng với quá trình thực thi chính sách HTNO 22,17 82,53 50,62 Ông (bà) hài lòng với nội dung, mức độ hỗ trợ của chính
sách HTNO 19,81 73,54 45,13
Ông (bà) hài lòng với kết quả thực hiện chính sách HTNO 17,92 68,25 41,64
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Kết quả khảo sát mức độ hài lòng và chỉ số hài lòng (Bảng 5.17) của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc đối với chính sách HTNO trên 3 khía cạnh: Nội dung chính sách, quá trình thực thi (triển khai) và kết quả thực hiện chính sách cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm hộ nhận được hỗ trợ và không nhận được hỗ trợ. Dễ dàng nhận thấy nhóm hộ nhận được hỗ trợ có mức độ hài lòng cao hơn so với nhóm không nhận được hỗ trợ và chỉ số hài lòng cao hơn thể hiện tỷ lệ số người hài lòng với chính sách lớn hơn. Trong đó, tiêu chí kết quả thực hiện chính sách nhận được mức độ hài lòng thấp nhất (mức độ hài lòng 2,65 và 3,70 tương ứng với hai nhóm không nhận được hỗ trợ và nhận được hỗ trợ, chỉ số hài lòng chung là 41,64%). Kết quả này chỉ ra cần phải có biện pháp thay đổi để chính sách HTNO đem lại sự hài lòng đối với nhiều người hơn và mức độ hài lòng cao hơn.
5.3.5.2. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc với chính sách HTNO
a. Kết quả kiểm định thang đo/biến
Luận án sử dụng thang đo likert để khảo sát ý kiến người dân về chất lượng dịch vụ và mức độ sự tham gia của người dân vào chính sách. Vì vậy, luận án tiến
hành kiểm định độ tin cậy của các thang đo trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân với chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Bảng 5.18. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo
STT Thang đo Chỉ báo Cronbach
Alpha 1 Mức độđáp ứng của chính sách (DU) DU1, DU 2, DU 3, DU 4, DU 5, DU 6 0,856 2 Năng lực của cán bộ chính quyền (NL) NL1, NL 2, NL 3, NL 4 0,931 3 Thái độ của cán bộ chính quyền (TD) TD1, TD 2, TD 3, TD 4, TD 5, TD 6 0,927 4 Quy trình thực hiện thủ tục chính sách (QT) QT1, QT2, QT3, QT4, QT5 0,908 5 Công khai minh bạch chính
sách (CK) CK1, CK2, CK3 0,875 6 Thời gian thực thi hiện giải
quyết chính sách (T) T1, T2, T3, T4, T5 0,760 7 Tham gia của người dân vào
chính sách (TG) TG1, TG2, TG3, TG4, TG5 0,948
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu khảo sát (2018-2019)
Kết quả từ Bảng 5.18 cho thấy có hệ số Cronbach’s Alpha tổng đều lớn hơn 0,6 như vậy các thang đo có chất lượng tốt, đủđộ tin cậy để thực hiện các bước tiếp theo của phân tích nhân tố khám phá.
Kiểm định sự phù hợp của EFA
Kết quả kiểm định sự phù hợp được thể hiện ở Bảng 5.19. Hệ số KMO = 0,879 đạt điều kiện 0,5 <KMO<1, như vậy, phân tích nhân tố khám phá là phù hợp cho dữ liệu thực tế khảo sát của luận án.
Giá trị sig của kiểm định Bartlett’s = 0,000 <0,05 cho thấy các chỉ báo quan sát có tương quan tuyến tính với các nhân tốđại diện.
Bảng 5.19. Kiểm định KMO and Bartlett's
Hệ số KMC (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,879 Kiểm định Bartlett's Approx. Chi-Square 11553,081
df 465
Giá trị Sig 0,000
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu khảo sát (2018-2019) b. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết quả kiểm định các thang đã khẳng định đủ độ tin cậy, sự phù hợp với phương pháp EFA. Để thực hiện nhóm các nhân tố, luận án thực hiện bước tiếp theo, phân tích EFA. Kết quảđược thể hiện ở Bảng 5.20.
Bảng 5.20. Ma trận xoay nhân tố Nhân tố thành phần 1 2 3 4 5 6 DU2 0,818 DU4 0,832 DU5 0,816 DU6 0,600 NL1 0,809 NL2 0,755 NL3 0,829 NL4 0,722 TD2 0,657 TD3 0,690 TD4 0,695 TD5 0,695 TD6 0,769 T2 0,639 T1 0,575 T3 0,928
Nhân tố thành phần 1 2 3 4 5 6 T5 0,851 T4 0,814 CK1 0,805 CK2 0,937 CK3 0,789 QT1 0,727 QT2 0,693 QT3 0,588 QT4 0,684 QT5 0,723 TG1 0,781 TG2 0,818 TG3 0,843 TG4 0,803 TG5 0,795
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu khảo sát (2018-2019)
Kết quả phân tích nhân tố (Bảng 5.20) cho thấy kết quả hội tụ phản ánh chính xác, đầy đủ giá trị hệ số tải của các chỉ báo hội tụ vào các nhân tố (xem thêm Phụ lục 5) đã cho ra kết quả cuối cùng với 31 chỉ báo trên tổng số 34 chỉ báo ban đầu đủ điều kiện hội tụ vào 6 nhân tố. Dựa trên kết quả phép xoay ma trận nhân tố, luận án tiến hành đặt lại tên cho các nhân tố sử dụng trong mô hình nghiên cứu.
Nhân tố đầu tiên, bao gồm 9 chỉ báo thành phần: NL1, NL 2, NL 3, NL 4, TD 2, TD
3, TD 4, TD 5, TD 6được đặt tên là CB (Yếu tố chất lượng cán bộ thực hiện chính sách).
Nhân tố thứ hai, bao gồm 5 chỉ báo thành phần: TG1, TG2, TG3, TG4, TG5, có tên là TG (sự tham gia của người dân vào chính sách HTNO).
Nhân tố thứ ba, bao gồm 7 chỉ báo thành phần: QT1, QT2, QT3, QT4, QT5, T1, T4, được đặt tên là QT (Quy trình, thủ tục thực hiện chính sách HTNO).
Nhân tố thứ tư, bao gồm 4 chỉ báo thành phần: DU 2, DU 4, DU 5, DU 6, có tên là DU (sựđáp ứng của chính sách HTNO).
Nhân tố thứ năm, bao gồm 3 chỉ báo thành phần: T3, T4, T5, có tên là T (Thời gian thực thi chính sách HTNO).
Nhân tố thứ sáu, bao gồm 3 chỉ báo thành phần: CK1, CK2, CK3 (vấn đề công khai minh bạch chính sách).
Sau khi đã được thực hiện kiểm định độ tin cậy, sự phù hợp, thực hiện phép xoay ma trận nhân tố, các items được tính toán thành các nhân tố đại diện dựa trên hệ số tải trong phép xoay ma trận và được đặt lại tên từ 7 nhân tố ban đầu thành 6 nhân tố mới và được đưa vào mô hình nghiên cứu sự hài lòng.
Kết quả phân tích nhân tố sau khi đã được thực hiện các kiểm định và thực hiện EFA, được sử dụng trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân với chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc.
c. Kết quả phân tích hồi quy
Trước khi thực hiện ước lượng các yếu tốảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về chính sách NTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc, đểđảm bảo các biến độc lập sử dụng trong mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến, luận án thực hiện kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến độc lập thông qua ma trận hệ số tương quan Pearson (đươc trình bày trong Phụ lục 6). Kết quả cho thấy các hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0,7, như vậy không có bằng chứng về tương quan chặt giữa các biến độc lập, những biến độc lập này là ngoại sinh, đủ điều kiện sử dụng để thực hiện bước hồi quy tiếp theo.
Thực hiện mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân với chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc. Kết quả cho thấy hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,6222, như vậy 62,22% sự thay đổi của mức độ hài lòng được giải thích bởi các biến độc lập. Kết quả kiểm định khuyết tật mô hình Bảng 5.21. Kết quả kiểm định ANOVAa Model Tổng bình phương df Bình phương trung bình Kiểm định F Sig. 1 Hồi quy 236,977 17 13,940 39,747 0,000b Phần dư 134,324 383 .351 Tổng 371,301 400 a. Dependent Variable: HL
b. Predictors: (Constant), Gioitinh, Tuoi, Dantoc, Giaoduc, Ctxh, Honnhan, Kc, Caithien, Htro, ictd, Tiepcan, CB, TG, QT, DU, T, CK
Kết quả từ bảng 5.21, giá trị Sig = 0,000 <0,05 như vậy việc sử dụng hàm hồi quy để phân tích là phù hợp.
Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân với chính sách HTNO được thể hiện trong Bảng 5.22:
Bảng 5.22. Kết quả hồi quy các yếu tốảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân với chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc
Hailong Hệ số (Coef) Độ lệch chuẩn (Std Err) Mức ý nghĩa (Sig) Gioitinh (chủ hộ là nam giới) 0,2572 0,0851 0,003
Tuoi (số tuổi của chủ hộ) 0,0037 0,0034 0,271
Dantoc (chủ hộ là dân tộc Kinh) 0,1473 0,1732 0,395
Giaoduc (chủ hộ có trình độ từ PTTH trở lên) -0,0243 0,0338 0,473
Ctxh (Chủ hộ tham gia các tcctxh) 0,1345 0,0773 0,083
Honnhan (Chủ hộ đã kết hôn) -0,2362 0,2884 0,413
Kc (Khoảng cách từ hộ đến trung tâm xã) -0,0170 0,0073 0,02
Caithien (mức độ cải thiện đời sống) 0,0974 0,0606 0,109
Htro (hộ nhận được hỗ trợ) 0,2057 0,0835 0,014
ictd (mức thu nhập thay đổi) 0,0706 0,0473 0,136
Tiepcan (mức độ cải thiện tiếp cận nhà ở/đất ở) 0,2072 0,0481 0,000
CB (đánh giá về chất lượng CBCQ) 0,0221 0,0465 0,635
TG (sự tham gia của người dân) 0,0417 0,0517 0,000
QT (quy trình thực hiện chính sách) 0,1914 0,0547 0,001
DU (mức độ đáp ứng của chính sách) 0,0899 0,0387 0,021
T (thời gian thực hiện chính sách) 0,0562 0,0337 0,096
CK (Chính sách công khai, minh bạch) 0,0764 0,0331 0,022
Hệ số cắt -0,5041 0,3398 0,139
Số quan sát 401
R2 hiệu chỉnh 0,6222
Kết quả hồi quy chỉ ra, sự hài lòng của người dân đối với chính sách HTNO bị ảnh hưởng bởi: (i) một sốđặc điểm cá nhân nhưđặc điểm giới tính, chủ hộ tham gia các tổ chức chính trị xã hội, khoảng cách từ hộđến xã, hộ nhận được hỗ trợ; (ii) đánh giá của hộ về mức độ tiếp cận nhà ở (đất ở), hộ được tham gia vào thực hiện triển khai chính sách, quy trình thực hiện chính sách, mức độ đáp ứng của chính sách, thời gian thực hiện chính sách, và mức độ công khai minh bạch của chính sách. Cụ thể:
Yếu tố giới tính có ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng của người dân với chính sách với hệ số ảnh hưởng là 0,2572 với mức ý nghĩa 99%. Như vậy giả thuyết H1 được chấp nhận, chủ hộ là nam giới sẽ có mức độ hài lòng lớn hơn so với chủ hộ là nữ giới, ở mức 25,72%. Điều này có thể được giải thích bởi đặc điểm phân công lao động trong gia đình, “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổấm”, lĩnh vực quan tâm của người đàn ông trong gia đình là các vấn đề liên quan đến nhà ở, ổn định đời sống, phụ nữ thường quan tâm đến các vấn đề sinh hoạt gia đình nhưđẻ con, làm nương, lo bữa cơm hàng ngày.
Chủ hộ tham gia các tổ chức chính trị xã hội. Kết quả từ mô hình hồi quy tiếp tục cho thấy giả thuyết H5 được chấp nhận, hay khi tăng thêm một chủ hộ tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội, mức độ hài lòng về chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc tăng thêm 13,45% tại mức ý nghĩa thống kê 90%. Khi người dân tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội, khả năng nắm bắt thông tin về chính sách, điều kiện được hỗ trợ cũng như hạn chế của nguồn lực và các khó khăn của cơ quan chính quyền các cấp khi triển khai thực chính sách. Từ đó có sự đồng cảm lớn hơn, dễ cảm thông và chia sẻ với cơ quan chính quyền hơn do đó sự hài lòng với chính sách cũng cao hơn.
Khoảng cách từ hộ đến trung tâm xã. Hệ số tác động của yếu tố khoảng cách đến sự hài lòng của người dân với chính sách là (-0,0170**) đã bác bỏ giả thuyết H6: Khoảng cách có mối quan hệ thuận chiều với sự hài lòng của người dân về chính sách. Điều này có nghĩa, hộ dân có khoảng cách càng xa trung tâm, sự hài lòng với chính sách HTNO càng giảm, cụ thể cứ một hộ tăng khoảng cách với trung tâm xã lên 1km, thì sự hài lòng với chính sách HTNO giảm 1,7%. Thực tế cho thấy, các hộ càng xa, việc nắm bắt thông tin càng thấp, đời sống đa phần của các hộ này cũng thuộc diện đặc biệt nghèo, gần như không có khoản tích lũy vì vậy mà mặc dù có đủ điều kiện nhận hỗ trợ nhưng hộ không nhận hỗ trợđể tránh gánh nặng về các khoản
vay nợ. Ngoài ra, nhiều hộ còn tập quán du canh du cư, đi rừng và ở rừng thường xuyên nên hộ không mặn mà với việc được hỗ trợ đất ở, nhà ở tập trung một chỗ vì vậy hộ không mặn mà với chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc.
Hộ nhận được hỗ trợ từ chính sách HTNO. Khi tăng thêm 1 hộ nhận được hỗ trợ, mức độ hài lòng của người dân tăng lên 20,57% tại mức ý nghĩa 95%. Việc nhận được hỗ trợ, giúp các hộ có điều kiện để có nhà ở, đất ở, từđó an cư, lạc nghiệp, ổn định cuộc sống, sức khỏe tốt hơn là điều kiện để xây dựng kinh tế gia đình. Do đó, nhiều hộ nhờ có được sự hỗ trợ mà đã có nơi ởđảm bảo hơn, vì vậy cũng hài lòng hơn với chính sách HTNO.
Mức độ cải thiện tiếp cận nhà ở/đất ở. Tương tự như yếu tố nhận được hỗ trợ, các hộđủđiều kiện và sẵn sàng nhận hỗ trợ, có mức độ cải thiện về tiếp cận nhà ở (đất ở …) tốt hơn, có mức độ hài lòng với chính sách HTNO cao hơn những hộ không tiếp cận được chính sách hoặc không muốn tiếp nhận chính sách.
Mức độ tham gia của người dân vào chính sách HTNO. Người dân được tham gia vào thực hiện chính sách, tham vấn ý kiến… cũng làm tăng sự hài lòng của người dân với chính sách HTNO ở mức 4,17%**. Trên thực tế, ở nhiều địa phương đã huy động sự tham gia của người dân vào thực hiện chính sách, khiến cho việc thực hiện chính sách trở nên dễ dàng hơn lại tăng sự gắn kết giữa cán bộ và người dân địa phương. ví dụ như ở Tuần Giáo, Điện Biên, cán bộ chính quyền khuyến khích các gia đình, dòng họ có nhà cũ, đất không sử dụng bán lại cho các hộ không có nhà ở, hoặc tổ chức vận động, bảo lãnh để các hộ thuộc diện khó khăn có thể vay gỗ chưa sử dụng để làm nhà. Hoặc, huy động sức người cùng chung tay san đất, làm nhà giúp đỡ các hộ có