Nhân tố ảnh hưởng tới chính sáchHTNO đối vớingười dân vùng DTTS khu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc (Trang 47 - 50)

2.2.5.1. Nhân tố thuộc về nhà nước

a. Quan điểm của nhà nước đối với các vấn đề chính sách có tác động rất lớn đến hoạch định, tổ chức thực thi chính sách

Quan điểm, nhận thức mỗi quốc gia sẽ chi phối nội dung và hình thức trong việc xây dựng chính sách công. Để xây dựng, củng cố và tạo đà cho đất nước phát triển đi lên, hàng năm nhà nước phải xây dựng rất nhiều chính sách: chính sách phát triển kinh tế xã hội, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách việc làm, chính sách xóa đói giảm nghèo… Nhà nước càng quan tâm chăm lo xây dựng phát triển đất nước, các chính sách càng được chú trọng. Tại Việt Nam, nhà nước đặc biệt quan tâm đến đời sống người DTTS ở mọi mặt của cuộc sống, với chủ trương tạo sựổn định, để đồng bào DTTS an tâm định cư, sinh sống, phát triển kinh tế xã hội vì vậy chính sách HTNO cho người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc đặc biệt được quan tâm.

b. Năng lực của chủ thể ra quyết định ban hành chính sách là nhân tốảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách với những mục tiêu và phương án được lựa chọn để đạt được mục tiêu của chính sách

Năng lực của chủ thể ra quyết định ban hành chính sách ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng mục tiêu, xác định nguồn lực, dự báo tác động chính sách và phương án triển khai cụ thể cũng như kết quả thực hiện mục tiêu của từng chính sách. Chính sách HTNO cho người dân vùng DTTS là chính sách đặc thù dành cho người dân nghèo sinh sống tại các vùng DTTS, chính vì vậy, nội dung chính sách, mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ… cần có sự hiểu biết nhất định, người làm chính sách cần phải nghiên cứu đặc điểm địa bàn, đời sống người dân, phong tục tập quán địa phương… để xây dựng được chính sách phù hợp và phát huy được hiệu quả.

c. Năng lực của chủ thể thực thi chính sách

Một chính sách có đi vào cuộc sống người dân, phát huy được hiệu quả hay không, ảnh hưởng rất lớn bởi quá trình thực thi chính sách, bởi vậy đòi hỏi chủ thể thực thi chính sách phải có kỹ năng, trình độ nhất định. Năng lực của chủ thể thực thi chính sách ảnh hưởng trực tiếp và không nhỏđến việc triển khai chính sách cũng như giải quyết những tình huống phát sinh từ quá trình thực thi chính sách. Khi những đối tượng được giao trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách có năng lực, họ sẽ có thể vận dụng linh hoạt những phương án giải quyết đem lại lợi ích cho các bên từ đó đem lại thành công cho chính sách; ngược lại khi năng lực của đội ngũ này không tốt, hiểu sai,

làm sai chếđộ chính sách, công tác tổ chức thực thi chính sách sẽ gặp nhiều bất cập từ những phản ứng của những đối tượng thụ hưởng chính sách từ đó tạo dư luận xấu và gây mất lòng tin đối với đối tượng thụ hưởng chính sách.

d. Nguồn lực thực thi chính sách

Việc thực thi bất kỳ một chính sách nào cũng đòi hỏi phải đảm bảo nguồn lực thực thi nhất định. Nguồn lực có đảm bảo, chính sách mới có tính khả thi. Nguồn lực chính để thực hiện chính sách HTNO cho người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc bao gồm các nguồn lực tài chính và quỹ đất dành để hỗ trợ. Việc xác định được nguồn lực, huy động và phân bổ nguồn lực để thực hiện chính sách HTNO ảnh hưởng lớn đến quá trình thực thi chính sách. Nếu tính toán sai, không thu hút được các nguồn lực cần thiết, chính sách sẽ chỉ nằm trên các văn bản giấy tờ mà không phát huy hiệu quả thực tiễn. Thiếu nguồn lực, chính sách không khả thi, hoặc thực thi sẽ không có hiệu quả.

2.2.5.2. Nhân tố thuộc vềđịa phương

a. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương

Vùng dân tộc thiểu số là vùng có nhiều đặc thù, cả trong nhận thức, điều kiện môi trường sống cùng như các phong tục tập quán của người dân địa phương. Thực tế hiện nay, vùng DTTS thường tập trung đa số các hộ DTTS nghèo, khó khăn cần được hỗ trợ, cần nhiều nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Nguồn ngân sách địa phương hay các nguồn lực đóng góp từ các địa phương là rất nhỏ bởi đời sống người dân vô cùng khó khăn. Mặc dù mật độ sinh sống của người dân vùng DTTS là khá thưa thớt, xong quỹ đất có thể sử dụng để thực hiện chính sách HTNO cho người dân nơi đây lại thực sự khan hiếm bởi đặc điểm địa hình, địa chất phức tạp (đa số là đất đá, dốc, đất xấu, nhiều nơi có tình trạng sạt lở không đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống…). Vị trí địa lí cũng ảnh hưởng tới việc triển khai thực thi chính sách của cán bộ chính quyền, tiếp cận chính sách của người dân.

b. Đặc điểm phong tục tập quán của người dân tộc vùng dân tộc thiểu số

Các dân tộc thiểu thường có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều, có quy mô dân số khác nhau và mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng, trình độ dân trí, trình độ phát triển kinh tế không đồng đều. Vì vậy, khi chính sách HTNO được xây dựng và triển khai thực hiện đều phải tính toán đến phong tục tập quán của người dân. Chính sách phù hợp với phong tục tập quán sẽ phát huy được hiệu quả, người dân đón nhận và tăng thêm niềm tin vào nhà nước. Ngược lại nếu thực thi chính sách không tính đến phong tục tập quán địa phương, sẽ gây vừa lãng phí ngân sách vừa không đạt được mục tiêu.

c. Năng lực của bộ máy quản lý nhà nước ởđịa phương

Vùng DTTS là vùng đặc thù, đa dân tộc, đa văn hóa, vì vậy để tiếp cận, triển khai thực hiện chính sách cần có sự am hiểu nhất định. Vì vậy, năng lực của cán bộđịa phương khi triển khai chính sách là rất quan trọng. Nếu bộ cán bộ chính quyền địa phương quan liêu, thiếu năng lực, trách nhiệm và sự trong sạch thì sẽ gây khó khăn cho quản lý và thực hiện chính sách, ngăn cản không cho chính sách phát huy tác dụng trên thực tế, bóp méo các mục tiêu quản lý hoặc làm ngược lại hoàn toàn ý đồ của kế hoạch và chính sách đã đề ra. Thậm chí tạo ra các mâu thuẫn giữa cấp quản lý với người dân, giảm sự đồng thuận của người dân dẫn đến khó khăn trong việc thực thi chính sách cũng như công tác quản lý ởđịa phương.

2.2.5.3. Nhân tố thuộc về người dân

a. Nhận thức của người dân trong việc ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp Đa số người dân vùng DTTS là người DTTS, tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy đã trở thành một trong những tập quán lâu đời. Nhiều hộ DTTS hiện nay vẫn còn tập tục ở rừng, ở rẫy không sinh hoạt cốđịnh, không có nhu cầu được hỗ trợ nhà ở/đất ở mặc dù chưa có nhà. Nhận thức không đúng đắn về việc định canh định cư gây nhiều khó khăn cho quá trình thực thi chính sách HTNO. Nhiều hộ thuộc diện được hỗ trợ nhưng sau khi nhận được hỗ trợđã đem bán hoặc để đó và tiếp tục cuộc sống du canh du cư, điều này tạo ra nhiều hệ lụy cho công tác quản lý nhân khẩu, an ninh chính trị…

b. Trình độ học vấn của người dân

Trình độ học vấn của người dân là cơ sởđể nâng cao khả năng tiếp cận, nhận thức và tham gia vào chính sách. Người dân có trình độ văn hóa, dễ tiếp cận và nắm bắt được chính sách hơn, từđó việc triển khai chính sách cũng thuận lợi, dễ dàng hơn.

c. Năng lực tài chính cá nhân của người dân

Theo quy định hỗ trợ hiện nay của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc, mức độ hỗ trợ trực tiếp từ nhà nước là rất nhỏ, vì vậy để nhận được hỗ trợ, có được đất ở hay nhà ở, đòi hỏi người dân phải có một lượng tài chính nhất định. Năng lực tài chính cá nhân càng lớn, người dân càng có khả năng tiếp cận được với chính sách hoặc ngược lại, không có tài chính người dân mặc dù là đối tượng được hưởng hỗ trợ nhưng không dám xin hỗ trợ hoặc vay vốn bởi họ sợ gánh nặng trả lãi từ những khoản vay đem lại.

2.2.5.4. Nhân tố khác

a. Tốc độ tăng dân số

Số lượng, tốc độ gia tăng dân số có ảnh hưởng tới vấn đề nhân khẩu trong một hộ gia đình. Số người tăng lên tạo gánh nặng nơi ăn chốn ở đối với người dân đặt ra nhu cầu về nhà ở/đất ở của người dân vùng DTTS, người dân đã nghèo lại càng nghèo hơn khi những đứa con lần lượt được sinh ra. Người dân luẩn quẩn với việc lo đủ ăn đủ mặc, không có điều kiện để phát triển kinh tế, tiếp tục lâm vào cảnh đói nghèo. Tốc độ tăng dân số tỉ lệ thuận với áp lực lên chính sách HTNO cho người dân vùng DTTS.

b. Tốc độ tách hộ

Tỉ lệ sinh con cao, tỉ lệ kết hôn sớm, khiến dân số gia tăng là nguyên nhân tốc độ tách hộ tăng nhanh. Ngoài ra, để nhận được hỗ trợ, nhiều hộ gia đình đã sớm tách hộ để đủđiều kiện nhận hỗ trợ từ chính sách HTNO cho người dân vùng DTTS, điều này đồng thời cũng tạo ra gánh nặng đối với chính sách HTNO, khiến khả năng đáp ứng của chính sách HTNO cho người dân vùng DTTS có xu hướng giảm.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc (Trang 47 - 50)