vùng DTTS khu vực Tây Bắc
Chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS, đã đem lại nhiều kết quả tác động tích cực đến cho đời sống người dân vùng DTTS nói chung, và với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc nói riêng. Qua phỏng vấn ý kiến của cán bộ các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, một số tác động tích cực đã được chỉ ra, cụ thể:
“Từ khi có chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS, người dân đỡ khó khăn hơn, đặc biệt là đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo” (C7, phụ lục 8)
“Tạo điều kiện cho người dân ổn định cuộc sống, có nơi ở ổn định, có nhà ở kiên cốtăng thu nhập, phát triển kinh tế đảm bảo nâng cao đời sống vật chất” (C10, phụ lục 8)
“Góp phần ổn định cuộc sống, tiếp cận các điều kiện phúc lợi khác của xã hội” (C14, phụ lục 8).
“Tác động tích cực, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân, bảo vệ an ninh quốc phòng và giúp nhân dân củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước” (C5, phụ lục 8).
Tuy nhiên, đây chỉ là những ý kiến cá nhân, mang tính định tính, vì vậy đểđánh giá được chính xác tác động của chính sách đối với đời sống người dân, luận án thực hiện nghiên cứu tác động của chính sách HTNO đối với người dân ở các góc độ: cải thiện thu nhập, cải thiện đời sống, và cái thiện mức độ tiếp cận các điều kiện vật chất cơ bản của cuộc sống.
5.5.1. Tác động của chính sách tới sự cải thiện cuộc sống
Chính sách được ban hành, tùy theo mức độ mà tác động đến đời sống của người dân, tuy nhiên mức độ cải thiện với mỗi gia đình lại khác nhau tùy theo cảm nhận và điều kiện hoàn cảnh khác nhau của các gia đình.
Để biết cụ thể tác động của chính sách HTNO lên đời sống của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc. Luận án thực hiện khảo sát ý kiến từ 401 hộ (bao gồm hộ nhận được và không nhận được hỗ trợ của chính sách) về đánh giá mức độ cải thiện cuộc sống của hộ sau khi có chính sách HTNO được thể hiện trong Hình 5.3.
ĐVT:%
Hình 5.1. Kết quảđánh giá mức độ cải thiện đời sống của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc sau khi có chính sách HTNO
Nguồn: Tác giả khảo sát
Kết quả khảo sát cho thấy, không có hộ nào được khảo sát nhận thấy đời sống gia đình đi xuống sau khi có chính sách HTNO của chính phủ. Tuy nhiên, mức độ cải thiện ở các nhóm nhận được hỗ trợ và không nhận được hỗ trợ là khác nhau.
(i) Nhóm hộ không nhận được hỗ trợ
Kết quả khảo sát chỉ ra, 60,85% hộ cho rằng đời sống của họ không thay đổi sau khi có chính sách HTNO, đứng thứ hai là lựa chọn cải thiện nhưng không nhiều (34,43%), chiếm một tỷ lệ thấp nhất với 4,72% số người được hỏi cho rằng cải thiện đáng kể. Như vậy có thể thấy chính sách HTNO không tác động hoặc tác động không nhiều đến đời sống của hộ dân không nhận được hỗ trợ. Mặc dù vậy,
60.85 34.43 4.72 37.16 44.64 18.2 0 10 20 30 40 50 60 70
Kém hơn Không thay đổi Cải thiện không nhiều Cải thiện đáng kể
vẫn có một số hộ trả lởi rằng có cải thiện, điều này cho thấy có sự tác động lan tỏa của chính sách tới cộng đồng dân cư người DTTS khu vực Tây Bắc, từ đó tạo ra các tác động tích cực tới đời sống của cả những hộ không nhận được hỗ trợ từ chính sách HTNO của chính phủ.
(ii) Nhóm hộ nhận được hỗ trợ
Kết quả khảo sát về mức độ cải thiện ở nhóm hộ nhận được hỗ trợ của chính sách HTNO khả quan hơn, phản ảnh có sự tác động hiệu quả của chính sách tới nhóm hộ này. Chiếm tỷ lệ cao nhất thuộc về đánh giá “Cải thiện nhưng không nhiều” với 44,64%, đứng thứ 2 là đánh giá “không cải thiện” với 37,16%, và cuối cùng với một tỷ lệ khiêm tốn các hộ cho rằng cải thiện đáng kể (18,2%). Kết quả khảo sát chỉ ra chính sách HTNO có tác động đến đời sống người dân mặc dù đa số là cải thiện chưa nhiều. Tuy nhiên bên cạnh đó, tồn tại nhóm hộ nhận được hỗ trợ nhưng đời sống không thay đổi. Qua phỏng vấn sâu, một số hộ cho biết lý do: được hỗ trợ nhưng bởi mức độ hỗ trợ không đáng kể, số tiền hộ phải bỏ ra chiếm tỷ lệ lớn, và nhiều hộ phải đi vay để có được số tiền bù vào chỗ thiếu. Vì vậy, sau khi nhận được hỗ trợ, hộ có nhà ở, đất ở thì đồng thời hộ cũng cõng thêm một khoản nợ đi kèm.
(iii) So sánh mức độ cải thiện giữa hai nhóm hộ sau khi có chính sách HTNO
Để có cơ sở khoa học kết luận rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê hay không về mức độ cải thiện đời sống giữa hai nhóm hộ nhận được hỗ trợ và không nhận được hỗ trợ vùng DTTS khu vực Tây Bắc. Luận án thực hiện kiểm định sự khác biệt về mức độ cải thiện giữa hai nhóm, kết quả thể hiện trong Bảng 5.23:
Bảng 5.23. So sánh mức độ cải thiện giữa hai nhóm hộđược hỗ trợ và không được hỗ trợ
Tiêu chí Không hỗ trợ Hỗ trợ
Mức độ cải thiện trung bình 2,438 3,227
Khác biệt( Xi (Hỗ trợ=1) - Xi (Hỗ trợ=0) 0,788***
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Kết quả trong bảng cho thấy, mức độ cải thiện của nhóm hộ không nhận được hỗ trợ thấp hơn so với nhóm nhận được hỗ trợở 0,788 điểm, tại mức ý nghĩa thống kê 99%. Từ mức độ cải thiện trung bình của hai nhóm hộ, cũng cho thấy
với nhóm không được hỗ trợ, mức độ cải thiện là gần như không thay đổi; nhóm hộ được hỗ trợ, có cải thiện nhưng chưa thực sự đáng kể. Kết quả này cho thấy, cần thiết phải có những biện pháp để chính sách đi vào cuộc sống của người dân, cải thiện tốt hơn đời sống người dân.
*Tác động của chính sách tới thu nhập
Mục tiêu của hầu hết các chính sách, đến cuối cùng là để cải thiện điều kiện sống cho người dân. Thu nhập là một trong những tiêu chí phản ánh mức sống của người dân. Khi hộ dân có nhà ở (đất ở, đất ở), sẽổn định cuộc sống hơn, từđó có điều kiện nâng cao thu nhập.
Kết quả thống kê thu nhập bình quân đầu người theo tháng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc được thống kê trong giai đoạn 2008 - 2018 được thể hiện trong Bảng 5.24:
Bảng 5.24. Kết quả thu nhập bình quân đầu người theo tháng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc
ĐVT: 1000 đồng
Năm 2010 2012 2014 2016 2018
Thu nhập/người/tháng 702,3 954 1240,8 1436,5 1686,8
Nguồn: Tổng Cục thống kê (2019)
Kết quả thu nhập bình quân đầu người/tháng tăng theo các năm, thể hiện phần nào mức sống của người dân tăng lên. Tuy nhiên, để biết được chính xác hơn tác động của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc, luận án thực hiện các kiểm định khác biệt trong khác biệt (DID - Different in different) về thu nhập giữa các hộ nhận được hỗ trợ và hộ không nhận được hỗ trợ từ chính sách HTNO trước và sau khi có chương trình.
Để thực hiện kiểm định DID, luận án giả định rằng, hai nhóm hộ này là có sự tương đồng nhau vềđiều kiện sống, về chịu sự tác động từ ngoại cảnh (hai nhóm đều là hộ nghèo thuộc diện hỗ trợ, có hoàn cảnh kinh tế giống nhau) … Từ giảđịnh trên, thực hiện kiểm định DID cho ra kết quảước lượng tại Bảng 5.25:
Bảng 5.25. So sánh khác biệt trong khác biệt về thu nhập của các hộ dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc ĐVT: triệu đồng/hộ STT Chỉ tiêu Khác biệt Khác biệt trong khác biệt Xi (s) - Xi (t) Sig ∆Xi (s, hỗ trợ = 1) - ∆ Xi (s, hỗ trợ = 0) Sig 1 Thu nhập (Hỗ trợ = 1) 0,7005 0,000 0,3467 0,000 2 Thu nhập (Hỗ trợ = 0) 0,3538 0,000
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Kết quả kiểm định từ Bảng 5.25 cho thấy: đối với các hộ nhận được hỗ trợ từ chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc, sau khi được nhận hỗ trợ, thu nhập tăng thêm 0,7 triệu đồng/hộ. Kết quả thu nhập sau khi được hỗ trợ và trước khi nhận được hỗ trợ là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 99%.
Với các hộ không nhận được hỗ trợ, thu nhập trước và sau khi có chương trình chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc, thu nhập của hộ cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với giá trị thu nhập tăng thêm 0,35 triệu đồng/hộ.
Từ hai kết quả so sánh khác biệt về thu nhập của hộ sau khi có chương trình hỗ trợ và trước khi có chương trình hỗ trợ, cho thấy theo thời gian thu nhập của hộđều có xu hướng tăng mà không nhất thiết phải nhận được hỗ trợ hay không từ chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên, giá trị kiểm định khác biệt trong khác biệt từ số liệu khảo sát cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức thu nhập của hai nhóm hộ sau khi có chương trình hỗ trợ là 0,3467***. Điều này có nghĩa: có sự tác động của chính sách HTNO tới thu nhập của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc, sự tác động này đã làm tăng thu nhập 0,35 triệu đồng/hộ đối với nhóm hộ nhận được sự hỗ trợ của nhà nước.
5.5.2. Tác động của chính sách HTNO tới mức độ tiếp cận điều kiện vật chất cơ bản của cuộc sống
Bên cạnh tác động ảnh hưởng tới thu nhập của hộ, chính sách HTNO còn góp phần giúp cải thiện khả năng tiếp cận của hộ tới các nhu cầu thiết yếu khác của cuộc sống. Để xem xét chính sách HTNO trên thực tế có góp phần giúp người
dân tiếp cận dễ dàng hoặc tốt hơn với các điều kiện vật chất cơ bản của cuộc sống hay không, luận án thực hiện khảo sát ý kiến người dân, kết quả thể hiện trong Bảng 5.26
Bảng 5.26. Mức độ tiếp cận điều kiện vật chất cơ bản khác của cuộc sống sau khi thực hiện chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc
Điều kiện vật chất cơ bản Hộ không được hỗ trợ Hộđược hỗ trợ Khác biệt Mean Xi (Hỗ trợ=1) - Mean Xi (Hỗ trợ=0) Tiếp cận giáo dục 2,66 3,984 1,323*** Tiếp cận y tế 2,735 4,116 1,380*** Tiếp cận nước sạch 2,452 3,539 1,086***
Tiếp cận vệ sinh môi trường 2,476 3,523 1,047***
Đời sống văn hóa 2,792 3,798 1,006***
Tiếp cận việc làm 2,391 3,407 1,015***
Phát triển kinh tế gia đình 2,745 3,888 1,143***
An ninh trật tự 2,863 4,058 1,194***
Điện thắp sáng 3,094 4,291 1,196***
Internet 2,957 3,962 1,005***
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Kết quả Bảng 5.26 chỉ ra mức độ tiếp cận các điều kiện sống cơ bản của hộ dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc giữa hai nhóm nhận được hỗ trợ và không nhận được hỗ trợ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tất cả các tiêu chí. Với nhóm hộ không nhận được hỗ trợ, mức độ tiếp cận các điều kiện sống này dao động ở ngưỡng 2,363 đến 3,094, ngưỡng không thay đổi. Trong khi đó kết quả này ở nhóm hộ nhận được hỗ trợ là từ 3,449 đến 4,291, ngưỡng có cải thiện nhưng không nhiều. Điều này cho thấy chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc là có tác động và tạo điều kiện để hộ dân tiếp cận được dễ dàng hơn so tới các điều kiện căn bản của cuộc sống, tuy nhiên hiệu quảở mức thấp.
5.5.3. Tác động của chính sách đối với vấn đề giảm nghèo
Theo Bộ Xây dựng (2012), tác động của chính sách nhà ở còn được đo lường bằng bao nhiêu hộ đã thoát nghèo theo tiêu chuẩn được quy định của Nhà nước. Trên thực tế, vấn đề nghèo đói được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm và có nhiều chính sách được thực hiện đồng thời, do đó kết quả giảm nghèo không phải là kết quả trực tiếp từ chính sách HTNO, mà là kết quả từ nhiều chính sách đem lại. Tuy nhiên, chính sách HTNO cũng góp phần gián tiếp cải thiện kết quả giảm nghèo tại vùng DTTS khu vực Tây Bắc.
Hình 5.2. Kết quả tỷ lệ hộ nghèo khu vực Tây Bắc 2010 - 2019
Nguồn: Tổng cục thống kê (2019)
Kết quả giảm nghèo cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm từ trong giai đoạn 2010-2015, sau đó bất ngờ tăng trở lại vào năm 2015-2016 và tiếp tục có xu hướng giảm từ 2016-2017. Nguyên nhân của tình trạng trên là do giai đoạn 2015- 2016 đánh dấu mốc thay đổi chuẩn nghèo của Việt Nam. Từ năm 2010, Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo cũ của Chính phủ đến hết 2015. Bắt đầu từ 2016, Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của chính phủ, vì vậy tỷ lệ hộ nghèo thay đổi bởi tính theo chuẩn nghèo mới. Tuy nhiên, chứng kiến cả hai giai đoạn, với hai chuẩn nghèo khác nhau, tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm qua các năm trong giai đoạn đó. Vì vậy có thể thấy các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo nói chung và chính sách HTNO cho hộ nghèo vùng DTTS khu vực Tây Bắc nói riêng đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của vùng.
5.6. Đánh giá chung
Bối cảnh vùng DTTS khu vực Tây Bắc
Vùng DTTS khu vực Tây Bắc là vùng có địa hình phức tạp, khó khăn cho việc sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân đặc biệt là người DTTS nơi đây. Điều kiện sinh hoạt, sản xuất của vùng còn gặp nhiều khó khăn, tập trung nhiều hộ nghèo và cận nghèo của toàn quốc. Mức thu nhập bình quân đầu người theo tháng thấp nhất trong 7 vùng của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo luôn cao nhất trong các vùng. Mức độ sở hữu nhà ở theo diện tích/đầu người của vùng còn thấp nhất so với các vùng khác. Nhu cầu đất ở của người dân trong vùng luôn hiện hữu và có xu hướng tiếp tục tăng. Tồn tại một bộ phận không nhỏ người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc gặp khó khăn với vấn đề nhà ở, đất ở cần được nhà nước hỗ trợ.
Một số nguyên nhân chính của tình trạng thiếu nhà ở/đất ở là do đặc điểm địa bàn vùng: (i) đất thịt ít, đất xấu nhiều, địa hình phức tạp; (ii) hay gặp thiên tai; (iii) tỷ lệ sinh con cao, sớm dẫn đến tỷ lệ tách hộ cao; (iv) tập quán du canh du cư còn tồn tại; (v) biến động về dân cư do quy hoạch hoặc phân bổ lại dân cư ảnh hưởng đến quỹ đất ở…
Một số kết quả đạt được
Đứng trước nhu cầu về hỗ trợ nhà ở/đất ở như hiện nay, Thủ tướng chính phủ đã ban hành nhiều Quyết định hỗ trợ cho người dân vùng DTTS nói chung, vùng DTTS khu vực Tây Bắc nói riêng. Kết quả đã hỗ trợđược gần 20% nhu cầu vay vốn của người dân trong vùng (tính gộp cả hai giai đoạn). Ngoài ra, góp phần làm tăng thu nhập của hộ dân và đem lại sự cải thiện đời sống cho người dân nơi đây mặc dù mức độ cải thiện chưa nhiều và đã tạo điều kiện cho hộ dân được tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản của cuộc sống. Bên cạnh đó, kết quả 40% hộ được khảo sát cảm thấy khá hài lòng với chính sách HTNO.
Một số vấn đề còn tồn tại
Mức độ bao phủ hay khả năng tiếp cận chính sách HTNO còn thấp. Các hộ thiếu đất ở hầu hết chưa tiếp cận được với đất ở, trên 80% hộ chưa tiếp cận được với vốn vay từ chính sách HTNO của chính phủ.
Mức độ cải thiện của hộ sau khi nhận được hỗ trợđa phần được ghi nhận ở mức “cải thiện ít”, vẫn còn hơn gần 40% số hộ (nhận được hỗ trợ) cho rằng đời sống không cải thiện.
13. Bộ Lao động Thương Binh và xã hội (2015), Đề án chuyển đổi phương pháp tiếp cận nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.
14. Bộ Nội Vụ (2012), Quyết định phê duyệt đề án Xây dựng phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, Quyết định số 1383/QĐ-BNV
15. Bộ Xây dựng (2012), Báo cáo tóm tắt Tổng kết thực hiện chương trình hỗ trợ