3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp: (i) nguồn thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu, các số liệu đã được công bố chính thức của các cơ quan, tổ chức. (ii) nguồn thông tin sơ cấp được thu thập thông qua tiến hành các cuộc phỏng vấn và khảo sát.
3.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các thông tin thứ cấp được thu thập, tổng hợp từ các tài liệu đã công bố như: Niên giám thống kê toàn quốc và các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, các báo cáo tổng kết thực hiện chính sách củaBộ Kế hoạch đầu tư (, Ủy Ban dân tộc... Ngoài ra tài liệu thứ cấp còn được thu thập qua các công trình đã được công bố trên các tạp chí, tạp san, các phương tiện thông tin đại chúng, internet...
3.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp a.Nghiên cứu định tính
Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm lấy ý kiến, thông tin bổ sung vào mô hình và thực trạng vấn đề nghiên cứu, đồng thời là căn cứ vào các ý kiến bổ sung và hoàn chỉnh bảng hỏi, cuộc phỏng vấn với các cán bộ thuộc các Bộ liên quan và cán bộ địa phương cùng một số người dân sẽ được thực hiện. Trước khi cuộc khảo sát chính thức được tiến hành, bảng hỏi sẽ được khảo sát thử với 5 hộ dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc nhằm hiệu chỉnh lại những từ ngữ gây khó hiểu với người được hỏi, đảm bảo thông tin thu về phản ánh rõ ràng, chính xác ý kiến người được hỏi. Quy mô mẫu phỏng vấn. Số lượng phỏng vấn là 30 người: 05 cán bộ tại Bộ, ban ngành trung ương có liên quan, 15 cán bộ cơ sở chính quyền địa phương ở hai tỉnh là địa bàn nghiên cứu và một số tỉnh ở vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc và 10 người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc, đề từđó nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc.
Tiến hành phỏng vấn các đối tượng. NCS lần lượt giới thiệu: (i) về bản thân, (ii) mục đích sử dụng và tầm quan trọng của thông tin được cung cấp, (iv) nêu rõ các ý
kiến đều được tôn trọng và được sử dụng trong nghiên cứu, không thêm bớt từ ngữ (v) nội dung trả lời phỏng vấn được ghi âm và thông tin người trả lời được giữ kín.
Nội dung phỏng vấn bao gồm hai phần: Thông tin người được phỏng vấn và nội dung phỏng vấn (Chính sách hỗ trợ nhà ởđối với người dân vùng DTTS, thuận lợi và khó khăn khi triển khai thực hiện, thuận lợi và khó khăn của người dân khi tiếp cận với chính sách hỗ trợ..)
b.Nghiên cứu định lượng
Luận án thực hiện khảo sát thực địa, nhằm cung cấp thêm các thông tin thực tế về tình trạng nhà ở và chính sách hỗ trợ nhà ở tại vùng DTTS khu vực Tây Bắc, đồng thời khảo sát được thông tin về các yếu tố có thểảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân trong vùng về chính sách hỗ trợ nhà ở. Phương pháp khảo sát sẽ giúp cung cấp thông tin phân tích thực tế thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở của chính phủ tại vùng DTTS khu vực Tây Bắc.
● Tiêu chí chọn mẫu
Luận án tiến hành chọn mẫu nghiên cứu dựa trên các tiêu chí sau:
(i) Các hộ dân sinh sống vùng DTTS khu vực Tây Bắc thuộc đối tượng được hỗ trợ của chính sách HTNO và đã nhận được hỗ trợ từ chính sách
(ii) Các hộ dân sinh sống vùng DTTS khu vực Tây Bắc thuộc đối tượng được hỗ trợ của chính sách HTNO và chưa (không) nhận được hỗ trợ từ chính sách
● Phương pháp chọn mẫu
Luận án thực hiện chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, cụ thể qua ba bước:
Bước 1: Chọn mẫu theo địa điểm và theo hộ.
Vềđịa điểm, căn cứ theo tiêu chí quy mô hộ nghèo và mức độ khó khăn về vấn đề nhà ở, đất ở, luận án lựa chọn điểm nghiên cứu tại hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Tại mỗi tỉnh, lựa chọn hai huyện và mỗi huyện chọn 2 xã có số lượng lớn các hộ cần hỗ trợđể khảo sát. Cụ thể:
(i) Tại tỉnh Điện Biên, xã Quài Cang và Quài Tở Huyện Tuần Giáo và hai xã Xá Nhè, và xã Mường Đun, Tủa Chùa được lựa chọn làm điểm nghiên cứu.
ii) Tỉnh Lai Châu, 2 xã Mù Sang và Sì Lở Lầu, Huyện Phong Thổ và 2 xã Tà Tổng và Tá Bạ huyện Mường Tè được chọn làm điểm khảo sát
Về chọn mẫu hộ nghiên cứu. Dựa trên danh sách các hộ nghèo thuộc đối tượng được nhận hỗ trợ nhà ở (đất ở) thuộc các quyết định 134, 1592, 2085, 755 của các xã, luận án lựa chọn các hộ khảo sát theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random sampling) theo hành trình. Bởi đặc điểm của hộ dân nghèo vùng DTTS khu vực Tây Bắc, đa số ban ngày đều đi rừng hoặc lên nương làm rẫy, có hộ ở rừng nhiều ngày mới về nên việc tiếp cận được các hộ vào ban ngày là khó khăn. Việc tiếp cận chủ yếu được thực hiện vào buổi chiều hoặc tối. Với những hộ dân mà chủ hộ đi vắng quá hai lần, khó tiếp cận… sẽ được thay thế bằng hộ dân khác, việc thực hiện được tiến hành cho đến khi đủ số lượng quan sát theo yêu cầu.
• Bước 2: Xác định quy mô mẫu
Với độ tin cậy 95%, quy mô tổng thể trên 10.000.000 hộ dân, theo Nguyễn Thị Tuyết Mai và cộng sự (2015) quy mô mẫu nghiên cứu được xác định là 384 quan sát. Trong đó 192 hộ dân (50%) được hưởng chính sách hỗ trợ và 192 hộ dân thuộc đối tượng được hỗ trợ nhưng không nhận được hỗ trợ của chính sách để làm đối chứng. Số lượng mẫu được tính toán bởi công thức:
݊ = ܰ + 1 ܰ − 1ܰ .ܲሺ1 − ܲሻ . ൭1 ݖ݁ ଵି∝మ൱ ଶ ൩ ିଵ Trong đó:
n là quy mô tổng thể mẫu (sốđơn vị mẫu) N là quy mô của tổng thể chung
Z là giá trị phân phối hai bên tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy là 95% thì giá trị z là 1,96...)
e là sai số chọn mẫu cho phép (thông thường sai số chọn mẫu cho phép từ ±1 đến ±5. Sai số này càng lớn thì kích thước mẫu càng nhỏ và ngược lại.
P là tỷ lệ trong tổng thể của biến nghiên cứu (tỷ lệ tối đa là 0,5).
Trên thực tế, đểđảm bảo số phiếu khảo sát thu vềđủ số lượng yêu cầu, luận án đã thực hiện khảo sát trên tổng số 430 phiếu, số phiếu thu về đạt 415 phiếu. Sau khi kiểm tra số phiếu thu về, chỉ có 401 phiếu đạt yêu cầu, vì vậy quy mô mẫu nghiên cứu thực tế của luận án là 401 quan sát.
Bảng hỏi khảo sát
Dựa trên tổng quan các công trình nghiên cứu, khung nghiên cứu và kết quả thu thập từ phỏng vấn định tính, nội dung bảng hỏi khảo sát về chính sách HTNO đối với
người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc được thiết kế. Nội dung bảng hỏi khảo sát bao gồm nội dung giới thiệu mục đích nghiên cứu và các nội dung khảo sát: (i) Thông tin về người được phỏng vấn; (ii) Tác động của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc (đời sống, thu nhập, khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản), (iii) Sự hài lòng của người dân với chính sách HTNO.
Các thông tin thu thập được sử dụng để đánh giá được tác động của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc, sự cải thiện đời sống cũng như khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản và sự hài lòng của người dân với việc thực hiện chính sách HTNO.
b) Tiến hành thu thập số liệu
Luận án tiến hành thu thập dữ liệu khảo sát bằng các phương pháp hỏi trực tiếp”hộ dân nhận được hỗ trợ và không nhận được hỗ trợ từ chính sáchHTNO tại các địa phương được chọn làm điểm nghiên cứu.
Khi tiến hành khảo sát các đối tượng, NCS lần lượt giới thiệu: (i) về bản thân, (ii) mục đích sử dụng và tầm quan trọng của thông tin được cung cấp.
Thời gian tiến hành phỏng vấn và khảo sát bảng hỏi với các hộ dân ở hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu được diễn ra vào khoảng thời gian từ tháng 12/2018 đến tháng 12/2019.
3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
3.2.2.1. Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở tại vùng DTTS khu vực Tây Bắc, đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng, nhu cầu của người dân, kết quả đã hỗ trợ và những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân của thực trạng. Phương pháp này mô tả, phân tích các thông tin thu thập được dưới dạng bảng, đồ họa, nhằm cung cấp bức tranh toàn cảnh về thực trạng thực hiện chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc. Từđó có thểđể xuất các giải pháp phù hợp trong việc nâng cao hiệu quả thực thi chính sách, nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu nhà ở, đất ởđối với người dân vùng DTTS.
3.2.2.2. Phương pháp so sánh trung bình nhóm
Nhằm đánh giá sự khác biệt của các yếu tố (thu nhập, đời sống, khả năng tiếp cận…) giữa hai đối tượng hộ nhận được hỗ trợ và không nhận được hỗ trợ, trước và sau khi nhận được hỗ trợ, và sự khác biệt về cảm nhận đánh giá với các tiêu chí nội
dung, kết quả và quá trình thực hiện chính sách, luận án sử dụng phương pháp kiểm định so sánh trung bình nhóm. Cụ thể với các nội dung:
(i) So sánh khác biệt trong khác biệt (DID - Differents in Differents) về tác động của chính sách HTNO tới: (i) thu nhập của các hộ trước và sau khi có chính sách và (ii) khác biệt chéo giữa nhóm hộ nhận được hỗ trợ và nhóm hộ không nhận được hỗ trợ.
(ii) So sánh khác biệt về mức độ cải thiện đời sống/khả năng tiếp cận các dịch vụ vật chất cơ bản giữa hai nhóm hộ nhận được hỗ trợ và không nhận được hỗ trợ sau khi chính sách được thực thi.
(i) So sánh khác biệt trong đánh giá cảm nhận về nội dung và quá trình thực thi chính sách của hai nhóm hộ nhận được và không nhận được hỗ trợ.
(ii) So sánh khác biệt trong đánh giá cảm nhận về mức độ được tham gia vào chính sách HTNO của hai nhóm hộ nhận được và không nhận được hỗ trợ.
(iii) So sánh khác biệt về mức độ hài lòng giữa hai nhóm hộ nghiên cứu
3.2.2.3. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA xác định các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với chính sáchHTNO Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis - viết tắt là EFA) là tập hợp các kỹ thuật phân tích thống kê có liên hệ với nhau dùng để rút gọn một tập K biến quan sát thành một tập F (F<K) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ của các nhân tố với các biến nguyên thủy.
Để kiểm định sự phù hợp của phương pháp này với bộ dữ liệu điều tra, một kiểm định sự phù hợp của EFA cần được thực hiện là kiểm định hệ số KMO (Kaiser - Meyer-Olkin) và Bartlett. KMO có giá trị từ 0,5 trở lên, các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại và kiểm tra tổng phương sai trích được (>=50%), hệ số Eigenvalue >=1 đối với mỗi nhân tố mới đạt yêu cầu.
Phương pháp EFA thuộc nhóm các phương pháp phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau vì các biến được đưa vào phân tích không có biến độc lập và phụ thuộc mà chúng cùng phụ thuộc lẫn nhau. Để chọn số lượng nhân tố, ba phương pháp thường sử dụng là:
- Tiêu chí E = eigenvalue - Tiêu chí điểm uốn
Để dễ dàng trong diễn giải kết quả EFA, người ta thường dùng phương pháp xoay nhân tố để diễn giải kết quả. Các chỉ báo sẽ hội tụ vào các nhóm nhân tố khác nhau. Và các nhân tố này sau đó được tính toán thành các giá trị các biến cụ thể thông qua sự trợ giúp của phần mềm SPSS.
3.2.2.4. Phương pháp phân tích hồi quy
Đánh giá sự hài lòng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc với chính sách HTNO là một trong các mục tiêu nghiên cứu của luận án, vì vậy phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng nhằm ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hài lòng của người dân.
Mô hình có dạng:
Y= βo + β1X1 + β2X2 + β3X3i+ ... βnXni + ei
Trong đó Y là biến phụ thuộc, phụ thuộc vào các loại biến X1, X2, X3…Xn. Trong mô hình này, biến Y là biến thể hiện kết quảđánh giá chính sáchHTNO, thông qua đo lường mức độ hài lòng của người dân về chính sách HTNO
Các biến X1, X2, X3…Xn là các biến độc lập tác độc đến biến phụ thuộc, là nguyên nhân gây dẫn đến kết quả là tác động đến biến Y.
Hệ sốβo là tung độ gốc của mô hình, hệ sốβ1, β2, β3… βnđược xác định qua mô hình ước lượng, nó phản ánh mức độ tác động của các yếu tốđến biến Y.
- Phân tích tương quan
+ Kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình: giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập và giữa biến độc lập với nhau. Đồ thị phân tán cũng như cung cấp thông tin trực quan về mối tương quan giữa các biến. Sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa độ chặt chẽ mối liên hệ tuyến tính giữa hai đại lượng. Giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này cố mối quan hệ tuyến tính càng chặt chẽ. Nếu giá trị tương quan nhỏ hơn 0,7, các biến độc lập được coi là không có hiện tượng đa cộng tuyến.
+ Trong mô hình nghiên cứu, kỳ vọng có mối tương quan chặt chẽ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Đồng thời nghiên cứu cũng xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau để nhận dạng hiện tượng đa cộng tuyến.
- Kiểm định giả thuyết:
+ Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến: ܴଶ
+ Kiểm tra giảđịnh về hiện tượng đa cộng tuyến (tương quan giữa các biến độc lập) thông qua bảng giá trị ma trận tương quan Pearson.
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới mức độ hài lòng của người dân đối với chính sách HTNO. Yếu tố có hệ sốβ càng lớn thì có thể nhận xét rằng yếu tốđó có mức độảnh hưởng cao hơn những yếu tố khác trong mô hình nghiên cứu.
3.3. Mô tả dữ liệu khảo sát
Sau khi tiến hành phỏng vấn định tính với các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn, cuộc điều tra khảo sát quy mô lớn được tiến hành tại 2 tỉnh có số hộ nghèo và khó khăn lớn vềđất ở là Điện Biên và Lai Châu. Hai đối tượng hộ thuộc diện được hỗ trợ nhưng nhận được hỗ trợ và không nhận được hỗ trợ đã được khảo sát. Cuộc điều tra được tiến hành bằng cách thức hỏi trực tiếp các hộ tại địa điểm nghiên cứu lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Thông tin về mẫu khảo sát được thể hiện trong Bảng 3.2:
Bảng 3.2. Mô tả dữ liệu trong mẫu nghiên cứu
Chỉ tiêu Giá trị TB Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Tỉnh Điện Biên (%) 45,6 0,4986 0 1 Tỉnh Lai Châu (%) 54,4 0,4257 0 1 Chủ hộ là nam (%) 83,04 0,3757 0 1 Tuổi của chủ hộ (tuổi) 37,05 9,324 18 66 Nhóm dân tộc Kinh (%) 3,49 0,1837 0 1 Trình độ PTTH và trên PTTH (%) 1,99 0,1400 0 1 Thành viên các tổ chức CT-XH (%) 64,08 0,4803 0 1 Đã kết hôn (%) 98,75 0,1111 1 6 Khoảng cách tới trung tâm xã (km) 9,71 2,6736 8 20 Hộ nhận được hỗ trợ (%) 47.13 0,4998 0 0
Nguồn: Trích từ kết quả khảo sát (2018-2019)
Số phiếu phát ra là 430, số phiếu thu về là 415 phiếu, số phiếu đủ điều kiện là