3.1.2.1. Mô hình lý thuyết nghiên cứu
Chính sách công bản chất là những hành động có tính chủ đích, theo đuổi những mục tiêu nhất định của chính phủ. Chính sách hỗ trợ nhà ở của chính phủ Việt Nam, nhằm mục tiêu hỗ trợ, giúp đỡ người dân DTTS nghèo, thu nhập thấp có thể tiếp cận được với dịch vụ nhà ở, đất ở, từ đó ổn định cuộc sống và có điều kiện xây dựng kinh tế gia đình, kinh tế đất nước. Vì vậy, xét ở khía cạnh mục đích sử dụng chính sách hỗ trợ của nhà nước là nhằm phục vụ phát triển đất nước, chính sách hỗ trợ nhà ở của nhà nước có tính chất là một dịch vụ công, cung cấp phúc lợi xã hội về nhà ở cho người dân nghèo, dân tộc thiểu số.
Đánh giá của người dân về chính sách hỗ trợ nhà ở là đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ công (hỗ trợ) với vấn đề nhà ở. Xét ở góc độ lý thuyết, Parasuraman & ctg (1988), đã cho rằng: “Chất lượng dịch vụ là mức độ khác nhau giữa sự mong đợi của người tiêu dùng về dịch vụ và nhận thức của họ về kết quả dịch vụ”. Cho đến nay, khái niệm về chất lượng dịch vụ của Parasuraman & ctg (1988) là khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới sử dụng phổ biến khi nghiên cứu về chất lượng của nhiều loại hình dịch vụ khác nhau như dịch vụ bán hàng của doanh nghiệp, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, …
Đểđánh giá chất lượng dịch vụ, một trong những thang đo được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới chấp nhận hiện này là thang đo SERVQUAL, bao gồm 5 khía cạnh: (i) Mức độ tin cậy (Reliability); (ii) Sựđảm bảo (Assurance): Kiến thức, chuyên môn, phong cách phục vụ của người thực hiện; (iii) Yếu tố hữu hình (Tangibles); (iv) Sự thấu cảm (Empathy);(v) Mức độ đáp ứng (Responsiveness). Đây được đánh giá là thang đo hoàn chỉnh về chất lượng dịch vụ, đạt giá trị và độ tin cậy cao, và có thể sử dụng cho mọi loại hình dịch vụ khác nhau.
Dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu đi trước, có thể thấy sự hài lòng của người dân ảnh hưởng bởi cảm nhận của người dân về quá trình cung cấp dịch vụ (sự tin cậy, sựđảm bảo, sự hữu hình, thấu cảm và mức độđáp ứng), tuy nhiên ở các mô hình nghiên cứu khác nhau, các thang đo đã được biến đổi phù hợp với tính chất và nội dung nghiên cứu cũng nhưđược đặt lại tên cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu, trong khung khổ nghiên cứu này, luận án sử dụng các thang đo đánh giá chất lượng dịch vụ công dựa trên sự kế thừa có điều chỉnh từ các nghiên cứu đánh giá dịch vụ công đã được tổng quan để đo lường cảm nhận của người dân với chất lượng chính sách (nội dung, thực thi chính sách…). Ngoài ra nhiều công trình nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng cho thấy, sự hài lòng của người dân còn ảnh hưởng bởi đặc điểm cá nhân của người dân đó (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân….), vì vậy ngoài các thang đo cảm nhận đánh giá về chất lượng chính sách, luận án kế thừa và sử dụng trong mô hình các thang đo khách quan khác từ đặc điểm cá nhân người dân đánh giá. Thêm vào đó luận án bổ sung thêm yếu tố: (i) nhận/không nhận được hỗ trợ để kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa hai đối tượng hộ nhận được và hộ không nhận được hỗ trợ từ chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc; (ii) Mức độ cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ vật chất cơ bản khác của cuộc sống do chính sách đem lại, đây chính là một trong những yếu tố phản ánh kết quả của chính sách, vì vậy có thểảnh
hưởng đến mức độ hài lòng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc với chính sách HTNO; (iii) Khả năng tiếp cận nhà ở/đất ở, luận án sử dụng yếu tố này nhằm kiểm tra xem xét đánh giá tác động của mức độ cải thiện khả năng tiếp cận nhà ở/đất ở tới sự hài lòng của người dân.
Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc với chính sách HTNO được đề xuất như trong hình 3.2.
Hình 3.2. Mô hình các yếu tốảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc với chính sách HTNO
Trong đó:
Các yếu tố thuộc vềđặc điểm cá nhân hộ gia đình là các biến đo khách quan bao gồm các đặc điểm: giới tính, tuổi, dân tộc, giáo dục, tham gia các tổ chức chính trị xã hội (ctxh), khoảng cách từ nhà đến trung tâm xã, tình trạng hôn nhân, thu nhập, sự cải thiện đời sống và tiếp cận nhà ở.
Yếu tố thuộc về chất lượng nội dung, quá trình: Mức độ đáp ứng của chính sách, Năng lực của cán bộ chính quyền, Thái độ của cán bộ chính quyền, Quy trình thực hiện thủ tục chính sách, Công khai minh bạch chính sách, Thời gian thực thi hiện giải quyết chính sách, Thời gian thực thi hiện giải quyết chính sách. Đây là các thang đo cảm nhận của người dân được đo bằng thang đo likert, giá trị từ 1 đến 5.
Kết quả thực thi chính sách được thể hiện ở sự cải thiện khả năng tiếp cận nhà ở/đất ở và cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ vật chất cơ bản khác của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc.
3.1.2.2. Thang đo
Thang đo của các biến trong mô hình được diễn giải ở trong Bảng 3.1
Bảng 3.1. Diễn giải thang đo, căn cứ và giả thuyết tác động của các biến
Biến số Diễn giải Căn cứ chọn biến
Nhóm đặc điểm hộ sản xuất
Hailong Sự hài lòng của người dân với chính sách, được đo bằng thang đo likert 5 mức độ
Canter &Rees (1982), Parasuraman & ctg (1988), Lê Đức Niêm và Trương Thành Long (2017) gioitinh Giới tính của chủ hộ, bằng 1 nếu chủ hộ là nam, và bằng 0 nếu là nữ giới Onibokun (1974), Galster (1987), Varady và cộng sự (2001) tuoi Số tuổi của chủ hộ
Onibokun (1974), Van Praag và cộng sự (2003), Vera Toscano và Ateca-Amestory (2000)
dantoc
Thành phần dân tộc của chủ hộ, bằng 1 nếu chủ hộ là dân tộc kinh và bằng 0 nếu thuộc thành phần dân tộc khác
Onibokun (1974), Jagun và cộng sự (1990), Lu (1999) giaoduc Trình độ giáo dục của chủ hộ, bằng 1 nếu chủ
hộ có trình độ từ PTTH trở lên, ngược lại bằng 0 Onibokun (1974) ctxh Chủ hộ là thành viên của các tổ chức TC-XH
bằng 1, chủ hộ không tham gia TCCT-XH bằng 0 Onibokun (1974) Kc Khoảng cách từ nhà đến trung tâm xã, được
đo bằng số km
Onibokun (1974), Nguyễn Đình Hưng (1999)
honnhan
Tình trạng hôn nhân của chủ hộ, hôn nhân bằng = 1 nếu chủ hộ đã kết hôn, hôn nhân bằng 0 nếu chủ hộ chưa kết hôn
Onibokun (1974), Galster (1987), Varady và cộng sự (2001)
htro Hộ nhận được hỗ trợ bằng 1, hộ không nhận
được hỗ trợ từ chính sách HTNO = 0 Đề xuất từ bối cảnh nghiên cứu
ictb
Thu nhập thay đổi sau khi có chính sách được đo bằng chênh lệch giữa thu nhập sau khi có chính sách và trước khi có chính sách, đơn vị: triệu đồng
Feeman (1998), Varady và cộng sự (2001)
Biến số Diễn giải Căn cứ chọn biến
caithien
Mức độ cải thiện đời sống của hộ sau khi thực hiện chính sách HTNO, được đo bằng các mức độ: bằng 1 nếu kém hơn, bằng 2 nếu không thay đổi, bằng 3 nếu có cải thiện nhưng không nhiều, bằng 4 nếu cải thiện đáng kể
Đề xuất từ bối cảnh nghiên cứu
tiepcan Mức độ cải thiện khả năng tiếp cận nhà ở/đất
ở. Được đo bằng thang đo likert 5 mức độ Đề xuất từ bối cảnh nghiên cứu
TD
Đánh giá của người dân về thái độ của cán bộ chính quyền. Được đo bằng thang đo likert 5 mức độ
Phạm Thị Huế và Lê Đình Hải (2018), Phạm Thành Đấu và Đặng Thanh Hà (2019), Lê Đức Niêm và Trương Thành Long (2017)
NL
Đánh giá của người dân về năng lực của cán bộ chính quyền. Được đo bằng thang đo likert 5 mức độ
Phạm Thị Huế và Lê Đình Hải (2018), Phạm Thành Đấu và Đặng Thanh Hà (2019), Lê Đức Niêm và Trương Thành Long (2017)
TG
Đánh giá của người dân về mức độ tham gia của người dân vào chính sách. Được đo bằng thang đo likert 5 mức độ
Lê Đức Niêm và Trương Thành Long (2017)
QT
Đánh giá của người dân về quy trình thủ tục thực thi chính sách HTNO. Được đo bằng thang đo likert 5 mức độ
Phạm Thị Huế và Lê Đình Hải (2018)
DU
Đánh giá của người dân về sựđáp ứng của nội dung chính sách. Được đo bằng thang đo likert 5 mức độ
Phan Thị Dinh (2013) và Nguyễn Đình Hưng (2019)
T
Đánh giá của người dân về thời gian triển khai, thực thi chính sách. Được đo bằng thang đo likert 5 mức độ
Phạm Thị Huế và Lê Đình Hải (2018)
CK
Đánh giá của người dân về mức độ công khai minh bạch của chính sách. Được đo bằng thang đo likert 5 mức độ
Nguyễn Thị Trâm Anh và Nguyễn Đình Mạnh (2017)
3.1.2.3. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Chủ hộ là nam giới sẽ có mức độ hài lòng cao hơn nữ giới Giả thuyết H2: Tuổi chủ hộ càng cao, mức độ hài lòng với chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc càng cao
Giả thuyết H3: Chủ hộ là dân tộc kinh sẽ có mức độ hài lòng với chính sách cao hơn các dân tộc khác
Giả thuyết H4: Trình độ giáo dục của chủ hộ càng cao, mức độ hài lòng vơi chính sách càng cao
Giả thuyết H5: Chủ hộ tham gia các tổ chức CTXH có mức độ hài lòng với chính sách cao hơn.
Giả thuyết H6: Khoảng cách của hộ càng xa so với trung tâm xã thì mức độ hài lòng với chính sách càng lớn.
Giả thuyết H7: Chủ hộđã kết hôn sẽ có sự hài lòng với chính sách cao hơn so với chủ hộ chưa kết hôn.
Giả thuyết H8: Hộ nhận được hỗ trợ có sự hài lòng với chính sách cao hơn hộ không nhận được hỗ trợ.
Giả thuyết H9: Mức độ thay đổi thu nhập càng lớn, mức độ hài lòng với chính sách càng cao.
Giả thuyết H10: Mức độ cải thiện đời sống càng lớn, mức độ hài lòng với chính sách càng cao.
Giả thuyết H11: Mức độ cải thiện cả khả năng tiếp cận nhà ở/đất ở càng cao, mức độ hài lòng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc với chính sách HTNO càng lớn
Giả thuyết H12: Năng lực của cán bộ chính quyền càng tốt, mức độ hài lòng của người dân với chính sách càng cao.
Giả thuyết H13: Thái độ của cán bộ chính quyền càng tốt, mức độ hài lòng của người dân với chính sách càng cao.
Giả thuyết H14: Mức độ được tham gia của hộ vào chính sách có mối quan hệ thuận chiều với sự hài lòng của người dân với chính sách.
Giả thuyết H15: Mức độđơn giản, thuận tiện của quy trình thủ tục giải quyết hồ sơ chính sách tỷ lệ thuận với mức độ hài lòng của người dân với chính sách.
Giả thuyết H16: Mức độ đáp ứng của nội dung chính sách ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng của người dân với chính sách.
Giả thuyết H17: Thời gian giải quyết, thực thi chính sách càng nhanh, mức độ hài lòng với chính sách của người dân càng lớn.
Giả thuyết H18: Mức độ công khai, minh bạch của chính sách có tác động thuận chiều tới sự hài lòng của người dân với chính sách.