Huy động nguồn lực cho thực hiện chính sáchHTNO đối vớingười dân vùng DTTS

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc (Trang 95 - 103)

việc tổ chức phân công nhiệm vụ giữa các Bộ ban ngành và các cấp địa phương là cần thiết. Sự phân công hiện nay cũng đã góp phần quy định chức trách, lĩnh vực mà các cơ quan phải thực hiện. Tuy nhiên: (i) việc tổ chức phân công nhiệm vụ như hiện nay còn khá chung chung, sơ sài, chưa thể hiện rõ cơ chế phối hợp, trách nhiệm xử lý các vấn đề phát sinh liên quan; (ii) Hình thức triển khai, phổ biến chính sách được thực hiện bắt đầu từ trên xuống dưới theo hình nón, sau đó mới tổng hợp nhu cầu của các hộ dân từ dưới lên là bất cập, tạo ra những vấn đề phát sinh như nội dung chính sách có thể không phù hợp điều kiện thực tiễn địa phương và nhu cầu của người dân; (iii) Trong quy trình thực hiện, thiếu nội dung lấy ý kiến khảo sát nhu cầu hoặc phản hồi chính sách thông qua đánh giá chính sách của đối tượng được thụ hưởng; (iv) Các cơ quan tham gia không rõ ràng về mặt thể chế, chỉ phối hợp trên cơ sở thực1 hiện cơ chế báo cáo và các giải pháp tình thế.

Ngoài ra, theo Bộ KH&ĐT (2019), còn một sốđiểm hạn chế vướng mắc khác như: (i) Một số văn bản chính sách ở Trung ương ban hành còn chậm (chủ yếu là văn bản phê duyệt đối tượng được hỗ trợ, thông tư hướng dẫn) ví dụ như Quyết định 1592, từ khi có quyết định đến khi có văn bản hướng dẫn thì gần hết thời gian thực hiện; (ii) các văn bản về phân cấp, trao quyền đã tập trung được từ Trung ương xuống địa phương, nhưng chưa được phân cấp nhiều từ tỉnh xuống huyện, xã; (iii) Chính sách có mục tiêu lớn, nhưng thời gian thực hiện ngắn, định mức hỗ trợ thấp, chưa tính đến yếu tố vùng, miền; (iv) Bộ KH&ĐT gặp khó khăn trong chỉđạo hoạt động liên kết giữa các địa phương trong các kế hoạch, dự án ưu tiên cấp vùng bởi cấp vùng không phải là cơ quan chuyên trách có chức năng quản lý nhà nước, chưa có địa vị pháp lý đầy đủ, cũng như không có nguồn lực để điều phối sự phát triển chung của vùng; (v) Chưa có phương thức liên kết hiệu quả giữa các địa phương mà chủ yếu là sự phối hợp, chỉđạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện giữa các Bộ, ngành và địa phương. Ngoài ra, có quá nhiều nội dung chính sách, cùng với sự trùng lắp làm khó khăn cho phân bổ ngân sách và cho địa phương khi phải lồng ghép các nội dung có cùng mục tiêu, trong khi mỗi chương trình, chính sách lại có một cơ quan chuyên quản và có hững quy định, hướng dẫn thực hiện khác nhau.

5.2.2. Huy động ngun lc cho thc hin chính sách HTNO đối vi người dân vùng DTTS dân vùng DTTS

Nguồn lực thực hiện cho chính sách HTNO, bao gồm 2 nguồn chính là quỹ đất và tài chính.

Về quỹ đất. Hiện nay công tác xác định quỹ đất để hỗ trợ nhà ở, đất ở cho người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc còn nhiều bất cập do địa hình rộng, phức tạp, đất trên

các sườn đồi núi dốc hoặc lẫn đá, bạc màu, đất phân tán ở xa.… ngoài ra cũng chưa có chính sách đặc thù vềđất đai đối với vùng DTTS khu vực Tây Bắc (Cán bộ vụ Dân tộc). Đất của các nông lâm trường không bàn giao được cho địa phương do vướng cơ chế, chính sách nên không có quỹ đất để giao cho dân (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường). Nhiều địa phương cũng không còn quỹ đất (một số huyện ởĐiện Biên, Sơn La...) hoặc còn nhưng phải đầu tư nhiều kinh phí.

Công tác huy động và sử dụng vốn. Trong quá trình triển khai thực hiện CSNO cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc, Bộ KH& ĐT phối hợp cùng Bộ Tài Chính, Ngân hàng CSXH tổng hợp và trình thủ tướng, bố trí nguồn vốn thực hiện chính sách cho cả giai đoạn và hàng năm. Trong những năm qua, việc phân bổ vốn cho thực hiện chính sách đã giúp hàng nghìn hộ dân tiếp cận được với nhà ở, đất ở. Công tác huy động và phân bổ vốn phần nào đã phát huy được tác dụng của chính sách đối với người dân nghèo vùng DTTS khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên, việc huy động, phân bổ và định mức hỗ trợ còn bộc lộ nhiều hạn chế, khiến chính sách không phát huy hiệu quả như mong đợi.

Hiện nay, nguồn vốn thực hiện hỗ trợ chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách trung ương, nhưng do nguồn lực nhà nước khó khăn nên nguồn vốn thực hiện chính sách không đủ theo kế hoạch đã phê duyệt. Vốn cấp không đồng bộ giữa vốn đầu tư và vốn sư nghiệp nên việc triển khai còn chưa đạt hiệu quả và kéo dài thời gian thực hiện (Quyết định 2085/QĐ-Ttg được ban hành sau khi có Kế hoạch đầu tư công trung và hạn giai đoạn 2016-2020 đã được triển khai).

Nguồn vốn hỗ trợ ít, địa bàn và đối tượng cần hỗ trợ lại nhiều, suất đầu tư lớn vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân. (Xem thêm C21, C31, phụ lục 8).

Việc cân đối bố trí ngân sách cho địa phương để thực hiện chính sách lại tạo ra gánh nặng cho ngân sách địa phương, và hầu hết các địa phương gặp khó khăn, không có nguồn để thực hiện đối ứng cho chính sách HTNO. Ngoài ra, có nhiều chính sách đầu tư thực hiện cùng lúc với nhiều cơ quan chủ trì khác nhau, có quy định hướng dẫn phân bổ vốn khác nhau, dẫn đến gây khó khăn cho địa phương trong việc lồng ghép các nguồn vốn này. (Xem thêm C18, C24, C25, C27, C28, phụ lục 8).

Khả năng huy động tài trợ hay đóng góp của người dân không đáng kể, do đa số người dân có thu nhập thấp, đời sống khó khăn, dân cư phân tán, địa bàn vùng DTTS khu vực Tây Bắc lại hay xảy ra thiên tai sạt lở… Nguồn vốn huy động từ các

dự án nước ngoài cho vùng chủ yếu đến từ nguồn vốn ODA, đến từ các nhà tài trợ như WB, ADB, Nhật Bản, Đức, Chương trình phát triển Liên Hợp Quóc. Các dự án ODA và vốn vay ưu đãi cho vùng DTTS khu vực Tây Bắc chủ yếu là dự án quy mô nhỏ, tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng… tuy nhiên quy mô thu hút còn thấp.

5.2.3. Đánh giá v công tác trin khai chính sách HTNO cp địa phương

(i) Năng lực, trình độ của cán bộ chính quyền

Theo nhận định của nhiều cán bộ cấp Trung ương và địa phương, năng lực cán bộ chính quyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách HTNO ở địa phương. Theo cán bộ Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ “Sự quyết tâm, lòng nhiệt tình, trách nhiệm, và năng lực, trình đọ của cán bộ làm công tác dân tộc ở các cấp đặc biệt cấp cơ sở có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chính sách”. Trên thực tế ở nhiều địa phương, do hạn chế về năng lực trình độ vì vậy mà

“nhiều huyện còn lúng túng trong việc tạo quỹ đất để hỗ trợ do không còn quỹ đất công, mức độ hỗ trợ thấp, trình độ năng lực của cán bộ, công chức cấp xã không đồng đều, hay thay đổi, luân chuyển cán bộ mới, vì vậy mất nhiều thời gian cho công tác cập nhật thông tin và làm quen công việc” (CBCQ tỉnh Điện Biên), “Trình độ năng lực, lãnh đạo của cán bộ một số xã còn hạn chế nhất là trong khâu quản lý, điều hành, thực hiện dự án dẫn đến việc chỉ đạo các nội dung hỗ trợ đối với một số xã chưa sát sao, còn tình trạng dập khuôn, máy móc, chưa có các giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương để thực hiện có hiệu quả chính sách HTNO”. (CBCQ tỉnh Lai Châu).

Bảng 5.5. Ý kiến người dân về năng lực, trình độ của cán bộ chính quyền phụ trách công tác triển khai chính sách HTNO

Nội dung Hộ không được hỗ trợ Hộđược hỗ trợ Khác biệt Mean Xi (Hỗ trợ=1) - Mean Xi (Hỗ trợ =0)

Cán bộ thực hiện chính sách có kỹ năng giao tiếp tốt 3,492 3,947 0,517*** Cán bộ có kiến thức và kỹ năng giải quyết công việc 3,382 3,873 0,491*** Cán bộ thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ 3,410 3,793 0,383*** Cán bộ có chỉ dẫn đúng đắn khi người dân cần tư vấn 3,490 4,031 0,5411***

Theo ý kiến đánh giá, nhóm hộ không nhận được hỗ trợ cho rằng, các kỹ năng, trình độ, kiến thức… chưa thực sự tốt với mức đánh giá điểm dưới ngưỡng 3,5 điểm. Trong khi nhóm hộ nhận được hỗ trợ có mức đánh giá cao hơn, dao động từ 3,79 đến 4,03, mức khá tốt.

(ii) Thái độ trách nhiệm của cán bộ chính quyền

Đánh giá về thái độ trách nhiệm của cán bộ chính quyền khi thực hiện triển khai chính sách HTNO, cho thấy có sự khác biệt về mức độđánh giá. Điểm đánh giá của hộ không nhận được hỗ trợ với tiêu chí này là khá thấp (3,202 - 3,38). Nhiều hộ cho rằng cán bộ chưa thực sự thân thiện, lịch sự khi tiếp dân và nhiều thắc mắc của dân chưa được trả lời thỏa đáng. Cũng còn ý kiến cho rằng, việc xác định các đối tượng được nhận hỗ trợ chưa thực sự công bằng. Trong khi các hộ nhận được hỗ trợ, mức đánh giá này cao hơn, và ở hầu hết các khía cạnh đều đánh giá tốt. Điều này có thểảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân với chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc.

Bảng 5.6. Ý kiến người dân về thái độ, trách nhiệm của cán bộ chính quyền trong triển khai thực hiện chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS

khu vực Tây Bắc Nội dung Hộ không được hỗ trợ Hộđược hỗ trợ Khác biệt Mean Xi (Hỗ trợ=1) - Mean Xi (Hỗ trợ =0)

Cán bộ không phân biệt đối xử, phục vụ công bằng

với mọi người dân 3,202 3,925 0,723***

Cán bộ có thái độ lịch sự khi tiếp nhận công việc

với dân 3,287 4,037 0,794***

Cán bộ có thái độ thân thiện khi trả lời những thắc

mắc của người dân 3,283 3,947 0,664***

Cán bộ chỉ dẫn rõ ràng, cặn kẽ quy trình giải quyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thủ tục, hồ sơ 3,386 3,825 0,438***

Cán bộ không gây nhũng nhiễu, phiền hà khi giải

quyết hồ sơ 3,311 3,804 0,493***

Những thắc mắc của dân được cán bộ trả lời thỏa đáng 3,306 3,764 0,439***

(iii) Quy trình thủ tục làm việc

Bảng 5.7. Ý kiến người dân về quy trình, thủ tục làm việc của cơ quan chính quyền Nội dung Hộ không được hỗ trợ Hộđược hỗ trợ Khác biệt Mean Xi (Hỗ trợ=1) - Mean Xi (Hỗ trợ =0)

Quy trình thủ tục làm việc, triển khai chính sách của

cơ quan là hợp lý 3,160 3,830 0,670***

Các loại hồ sơ giấy tờ được yêu cầu là cần thiết 3,160 3,920 0,760*** Quy trình thực hiện chính sách là thuận lợi cho người dân 3,262 3,788 0,585*** Người dân có thể giao tiếp, bày tỏ ý kiến với lãnh

đạo cao nhất 3,132 3,534 0,402***

Mức lệ phí cho các thủ tục hồ sơ là hợp lý 3,146 3,671 0,525***

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Sự khác biệt trong đánh giá quy trình, thủ tục làm việc của cơ quan chính quyền của người dân được thể hiện trong Bảng 5.7. Ở đây, có sự khác biệt đáng kể trong nhận định giữa hai nhóm hộ.

Quy trình, thủ tục làm việc của cơ quan chính quyền cho thấy quy trình còn chưa thực sự hợp lý, thuận lợi cho người dân, mức lệ phí hồ sơ không thực sự hợp lý... là ý kiến của nhóm hộ không nhận được hỗ trợ. Trong khi đó, nhận định của nhóm hộ nhận được hỗ trợ tích cực hơn, ở mức từ 3,53-3,92. Tuy nhiên ngưỡng đánh giá này vẫn chưa thực sự tốt. “Còn nhiều thủ tục hành chính như đăng ký, bình xét, dự đoán tổng thể căn nhà, chủng loại vật liệu xây dựng, đơn giá các loại vật liệu, vật tư, hóa đơn, văn bản thanh toán, quyết toán” (CBCQ Điện Biên, C38, phụ lục 8).

(iv) Thời gian làm việc

Bảng 5.8. Ý kiến người dân về thời gian làm việc của cơ quan chính quyền

Nội dung Hộ không được hỗ trợ Hộđược hỗ trợ Khác biệt Mean Xi (Hỗ trợ=1) - Mean Xi (Hỗ trợ =0)

Thời gian giải quyết thủ tục hồ sơ theo quy định là hợp lý 3,278 3,724 0,4465*** Thời gian thực tế được thụ lý (tiếp nhận, giải quyết)

hồ sơ phù hợp 3,221 3,751 0,529***

Thời gian thực hiện giải quyết hồ sơ chính sách là

nhanh chóng 3,141 3,656 0,514***

Hồ sơ được giải quyết linh hoạt, kịp thời 3,207 3,592 0,385*** Thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ là đáp ứng nhu

cầu người dân 3,108 3,798 0,690***

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Đánh giá về thời gian giải quyết hồ sơ của cán bộ chính quyền tiếp tục có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm hộ được hỗ trợ và không được hỗ trợ. Mức đánh giá của nhóm hộ được hỗ trợ tiếp tục cao hơn nhóm hộ không được hỗ trợ. Tuy nhiên các mức đánh giá của cả 2 nhóm đều ở mức trung bình (nhóm hộ không được hỗ trợ) và trung bình khá (nhóm hộ nhận được hỗ trợ). Kết quả này cho thấy, quá trình triển khai thủ tục hành chính, giải quyết hồ sơ cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách còn nhiều hạn chế, chưa thực sự nhanh chóng, linh hoạt và kịp thời, từ đó chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người dân. Theo phản ánh của một số cán bộ chính quyền cấp địa phương, hoạt động triển khai chính sách chưa thực sự kịp thời: “Chính sách hỗ trợ nhà ở kịp thời, nhưng đất ởvẫn còn bất cập, chưa kịp thời” (CBCQ tỉnh Điện Biên (C40, phụ lục 8)), “Chính sách triển khai đến người dân còn chậm, do khâu trung gian, trung chuyển từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã, thôn, bản đều phải họp bình xét, lựa chọn dẫn đến kéo dài, người dân chậm được thụ hưởng” (CBCQ tỉnh Lai Châu (C39, phụ lục 8)). (Xem thêm C28, C40, C41, C43, phụ lục 8).

(v) Công khai, minh bạch

Một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của bất cứ chương trình nào đó là vấn đề thực thi, triển khai chính sách có thực sự công khai,

minh bạch, rõ ràng hay không. Thông tin được công khai, minh bạch hóa sẽ giúp đối tượng thụ hưởng hiểu rõ hơn, tiếp cận được dễ dàng hơn với nguồn hỗ trợ. Cũng giúp cán bộ chính quyền triển khai được thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Đánh giá về vấn đề công khai, minh bạch khi triển khai chính sách, một số địa phương cho biết: “Công tác bình xét, lập danh sách chưa chính xác, chính quyền địa phương chưa sâu sát nên thống kê còn thiếu đối tượng” (CBCQ, tỉnh Điện Biên), “Bất cập trong quá trình lựa chọn đối tượng hưởng thụ chương trình. Một số xã do không khảo sát, điều tra, thống kê kỹ nên dẫn đến tình trạng nhập nhằng giữa các gia đình có nhu cầu được hỗ trợ với các gia đình không được hỗ trợ. Nhiều gia đình có đủ tiêu chuẩn được thụ hưởng từ chương trình lại không được hỗ trợ” (CBCQ tỉnh Lai Châu).

Bảng 5.9. Ý kiến người dân về vấn đề công khai, minh bạch trong triển khai chính sách HTNO của chính quyền địa phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung Hộ không được hỗ trợ Hộđược hỗ trợ Khác biệt Mean Xi (Hỗ trợ=1) - Mean Xi (Hỗ trợ =0)

Các thông tin hướng dẫn, biểu mẫu, thủ tục thực hiện hỗ trợ chính sách được niêm yết đầy đủ, thuận lợi khi tra cứu.

3,254 3,687 0,433*** Quy trình thủ tục, nội dung hỗ trợ chính sách minh

bạch, rõ ràng 3,268 3,767 0,498***

Lịch tiếp dân được công khai và thuận lợi 3,240 3,878 0,637***

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Từ ý kiến khảo sát của hai nhóm đối tượng khảo sát, cho thấy: (i) Nhóm không nhận được hỗ trợ đánh giá mức độ công khai minh bạch trong triển khai chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc chưa thực sự tốt, mức đánh giá chỉđạt ngưỡng trung bình (3,2 điểm). Cao hơn một chút là đánh giá của nhóm hộ nhận được hỗ trợ với mức đánh giá dao động từ 3,6 - 3,8, kết quả này tiếp tục xác nhận vấn đề công khai minh bạch trong triển khai chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc cần được chú trọng và có biện pháp cải thiện hơn nữa.

(vi) Sự tham gia của người dân vào thực hiện triển khai chính sách

Trong hoạch định và thực thi chính sách hiện nay, hầu như đều triển khai theo

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc (Trang 95 - 103)