5.3.4.1. Mức độ bao phủ, đáp ứng của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc
(i) Kết quả thể hiện mức độ bao phủ - tiếp cận của chính sách
Thông tin thống kê nhu cầu và kết quả hỗ trợ nhà ở, đất ở cho các hộ của vùng DTTS khu vực Tây Bắc phản ánh tỷ lệ đáp ứng hay mức độ bao phủ của chính sách, đồng thời cũng thể hiện khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ nhà ở của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc.
Khả năng tiếp cận đất ở,hỗ trợ vốn và hỗ trợ vay vốn của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011 - 2015 (kết quả thể hiện trong Bảng 5.13 và 5.15) là 0% và 17,81. Như vậy, giai đoạn 2011-2015, không có hộ dân nào thuộc vùng DTTS khu vực Tây Bắc tiếp cận được với đất ở, và chỉ 17,81% hộ tiếp cận được hỗ trợ vốn và hỗ trợ vay vốn từ chính sách hỗ trợ nhà ở của chính phủ. Tỷ lệ này cho thấy khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ nhà ở của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc ở mức rất thấp, hầu như các hộ thiếu đất ở không tiếp cận được với hỗ trợđất ở và trên 80% số hộ thiếu vốn hỗ trợđể có đất ở. Kết quả thể hiện còn số lượng lớn hộ dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc có đời sống vô cùng khó khăn, thiếu những nhu cầu thiết yếu.
(ii) Kết quả khảo sát ý kiến người dân về mức độ cải thiện khả năng tiếp cận nhà ở, đất ở sau khi thực hiện chính sách HTNO
Đểđánh giá kết quả tiếp cận chính sách của người dân, ngoài nguồn kết quả thứ cấp, luận án thực hiện khảo sát ý kiến người dân về mức độ cải thiện khả năng tiếp cận nhà ở (đất ở) sau khi chính sách được thực hiện. Kết quả khảo sát 02 nhóm đối tượng hộ dân sinh sống vùng DTTS khu vực Tây Bắc được thể hiện trong Bảng 5.15:
Bảng 5.15. Mức độ cải thiện khả năng tiếp cận nhà ở (đất ở) của người dân sau triển khai chính sách HTNO
Điều kiện vật chất cơ bản Hộ không được hỗ trợ Hộđược hỗ trợ Khác biệt Mean Xi (Hỗ trợ=1) - Mean Xi (Hỗ trợ=0) Tiếp cận nhà ở/ đất ở 2,363 3,449 1,086***
Kết quả cho thấy tiêu chí tiếp cận nhà ở/ đất ở của nhóm hộ không nhận được hỗ trợ. Với nhóm hộ nhận được hỗ trợ, kết quả còn ở mức phân vân hay mức độ cải thiện khả năng tiếp cận không rõ ràng. Kết quả này lý giải một thực tiễn hiện nay, nhiều địa phương không còn quỹđất hoặc quỹ đất ởcòn rất ít, giá đất lại cao trong khi mức độ hỗ trợ của nhà nước cho mỗi hộ còn thấp, dẫn đến không phải hộ nào thuộc diện hỗ trợ cũng đủ khả năng để tiếp nhận hỗ trợ. Ngoài ra, “do thời gian thực thi chính sách mất nhiều thời gian, các hộ dân đề xuất hỗ trợ phải chờ 2-3 năm mới được hỗ trợ, lúc đó không sát với thực tế” (C44, phụ lục 8). Hay “Vùng DTTS khu vực Tây Bắc hiểm trở, các hộ dân sống dàn trải, cách xa nhà do đó chính quyền địa phương khó tiếp cận, liên hệ các hộ dân”.
5.3.4.2. Rào cản tiếp cận chính sách HTNO của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc
Qua nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân chính ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ nhảở, đất ởđược tìm thấy:
Các yếu tố thuộc phía cung
(i) Quỹ đất: diện tích đất dự trữ cho nhu cầu đất ở của người dân vùng DTTS ngày càng có xu hướng giảm, do nhu cầu xây dựng hạ tầng, phát triển các mục tiêu kinh tế xã hội khác của địa phương. Bên cạnh đó, tình hình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, nhiều thiên tai xảy ra đã làm mất đất ở của người dân.
(ii) Ngân sách nhà nước: Ngân sách hỗ trợ của nhà nước eo hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân trong khi cùng lúc có nhiều chương trình, dự án, chính sách không được tích hợp, khó lồng ghép, khó lựa chọn ưu tiên chính sách.
(iii) Triển khai của chính quyền: Việc rà soát các đối tượng hỗ trợ còn chậm, cấp phát vốn không theo tiến độ dự kiến, bố trí còn chậm, không đồng bộ giữa vốn vay, sự nghiệp và vốn đầu tưđối với một số chính sách nên đã ảnh hưởng tới khả năng và tiến độ hỗ trợ nhà ở, đất ở cho người dân.
Các yếu tố thuộc phía cầu
(i) Dân số: dân số vùng DTTS có xu hướng tăng nhanh theo các năm, dẫn đến nhu cầu nhà ở, đất ở ngày càng tăng cao.
(ii) Tốc độ tách hộ: Do quy định của chính sách, các đối tượng được hỗ trợ phải là hộ nghèo, vì vậy những năm gần đây, để nhận được hỗ trợ từ phía nhà nước, nhiều hộ dân đã có xu hướng tách hộ, để đủ điều kiện hộ nghèo. Kết quả, đã tăng số lượng hộ có nhu cầu hỗ trợ đất ởlên cao. Điều này cũng cho thấy tư tưởng ỷ lại, trông chờ chính sách hỗ trợ của nhà nước từ phía người dân.
(iii) Thiên tai: Những năm gần đây, thiên tai liên tiếp xảy ra, số hộ bị mất nhà, mất đất tăng lên đã khiến cho nhu cầu cần hỗ trợ nhà ở, đất ở tăng.
(iv) Thu nhập thấp, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, đã khiến các hộ dân