Phân nhóm nguy cơ mô bệnh học:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả điều trị u nguyên bào thận theo phác đồ SIOP 2001 tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Trang 89 - 91)

- Dạng tế bào mầm

4.1.4.Phân nhóm nguy cơ mô bệnh học:

Chúng tôi có 47 bệnh nhân được điều trị hóa chất trước phẫu thuật và 13 bệnh nhân được phẫu thuật ngay, 2 nhóm này được phân nhóm nguy cơ mô bệnh học theo các tiêu chí khác nhau.

Với các trường hợp được điều trị hóa chất trước phẫu thuật:

Chúng tôi chỉ có 1 trường hợp được xếp loại mô bệnh học nguy cơ thấp và là u nguyên bào thận dạng nang biệt hóa một phần. Trường hợp này nếu có thể chẩn đoán được bằng chẩn đoán hình ảnh thì không cần điều trị hóa chất trước mà chỉ cần phẫu thuật (trích dẫn phác đồ SIOP 2001). Chúng tôi không có trường hợp nào hoại tử hoàn toàn.

Bảng 4.1. So sánh kết quả phân loại nhóm nguy cơ mô bệnh học sau điều trị hóa chất của chúng tôi với SIOP

Thấp Trung bình Cao Thoái triển Hỗn hợp Mô đệm Biểu mô Bất sản khu trú SIOP 6,6% 37,6% 29,4% 14% 3,1% 9,3% Chúng tôi 2,1% 14,9% 38,3% 21,3% 4,2% 6,4% 12,8%

So sánh với kết quả của SIOP (Vujanic) , chúng tôi có tỉ lệ nhóm nguy cơ trung bình tương đương (85,1% và 84,1%) nhưng tỉ lệ nhóm nguy cơ cao của chúng tôi cao hơn và nhóm nguy cơ thấp của chúng tôi thấp hơn. Đặc biệt là SIOP có 6,6% trường hợp hoại tử hoàn toàn trong khi chúng tôi không có. Đây cũng là điểm cần quan tâm vì nếu ở giai đoạn I, các trường hợp này cũng không cần điều trị sau phẫu thuật mà chúng tôi lại không có trường hợp nào. Chúng tôi có tỉ lệ dòng tế bào đệm và biểu mô (25,6%), có tiên lượng kết quả điều trị tốt hơn các dòng khác cùng loại trung bình , cao hơn so với của SIOP (17,1%). Nhóm thoái triển thường gặp nhất với SIOP (37,6%) nhưng ít gặp hơn nhiều và chỉ đứng thứ 3 trong nghiên cứu của chúng tôi (14,9%). Có thể thấy là mặc dù có tỉ lệ giảm thể tích tương đương sau đợt điều trị hóa chất như của SIOP, chúng tôi có tỉ lệ các trường hợp hoại tử hoàn toàn và hoại tử trên 2/3 (thoái triển), thể hiện mức độ đáp ứng với điều trị hóa chất trước phẫu thuật, ít hơn nhiều so với số liệu của SIOP(Vujanic) .

Như vậy, sau đợt điều trị hóa chất trước phẫu thuật, chúng tôi có sự phân bố các nhóm nguy cơ, các dưới nhóm của nhóm nguy cơ trung bình khác với tỉ lệ của SIOP với xu hướng là nhóm bệnh nhân của chúng tôi ít thuận lợi hơn: tỉ lệ nguy cơ thấp của chúng tôi thấp hơn, tỉ lệ nguy cơ cao lại

cao hơn. Mặc dù không thể làm phép so sánh thống kê nhưng chúng tôi cho rằng sự khác biệt này không lớn.

Với các trường hợp được phẫu thuật ngay:

Bảng 4.2. So sánh kết quả phân loại mô bệnh học các trường hợp phẫu thuật ngay của chúng tôi với SIOP

Hỗn hợp Mầm Biểu mô Mô đệm Bất sản khu trú

SIOP 45,1% 39,4% 15,5%

Chúng tôi 30,8% 38,5%% 7,7% 7,7% 7,7%

(Có 1 trường hợp chúng tôi không phân loại được nhóm mô bệnh học) Kết quả của chúng tôi có tỉ lệ các dòng tế bào được ghi nhận gần tương tự với kết quả của SIOP (Vujanic, Sandstedt). Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật ngay đều ở nhóm nguy cơ mô bệnh học trung bình. Chúng tôi chỉ có số lượng nhỏ 13 bệnh nhân nhưng chúng tôi cho rằng kết quả này không có gì đặc biệt. Theo cách phân loại của SIOP, nếu bệnh nhân được phẫu thuật ngay, nhóm nguy cơ cao chỉ có bất sản lan tỏa (không phụ thuộc vào trội dòng tế bào nào) còn nhóm nguy cơ thấp chỉ có u nguyên bào thận dạng nang biệt hóa một phần. Cả 2 dạng mô bệnh học này đều hiếm gặp, đặc biệt là u nguyên bào thận dạng nang biệt hóa một phần, vì vậy kết quả của SIOP với các trường hợp được phẫu thuật ngay cũng có tỉ lệ nhóm nguy cơ trung bình chiếm đại đa số (Vujanic, Sandstedt) .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả điều trị u nguyên bào thận theo phác đồ SIOP 2001 tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Trang 89 - 91)