Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch - Từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 31 - 34)

du lịch là yếu tố trung tâm. Đối với công đồng dân cư địa phương, du lịch là một cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập; đồng thời họ cũng là những nhân tố hấp dẫn khách du lịch bởi lòng hiếu khách và phong tục tập quán, bản sắc văn hoá. Tuy nhiên, trong một số các dự án phát triển du lịch, người dân địa phương bị buộc phải rời khỏi nơi cư trú và rời bỏ các ngành nghề truyền thống gắn bó với họ qua nhiều thế hệ. Nếu không có những phương án giải quyết thỏa đáng, người dân sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn sinh kế mới do không được chia sẻ hoặc chia sẻ không thoả đáng lợi nhuận từ việc phát triển du lịch. Nói cách khác, từ đây những mâu thẫn xã hội sẽ nảy sinh giữa các thành viên của cộng đồng do có sự tranh chấp các lợi thế để có được nguồn thu tốt hơn từ du lịch, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ gắn bó đặc trưng cho cuộc sống truyền thống của cộng đồng. Bên cạnh đó, truyền thống văn hoá của địa phương cũng có thể sẽ bị thương mại hoá để đáp ứng nhu cầu của du khách. Sự xâm lăng văn hoá nếu không được kiểm soát chặt chẽ và hợp lý sẽ trở thành nguy cơ dẫn tới những vấn đề thuộc về tài nguyên văn hóa sẽ khó có thể bảo tồn và phát triển bền vững.

1.2. Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch động du lịch

1.2.1. Khái niệm

Để đánh giá chính xác và hợp lý vai trò của pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch, cần thiết phải xây dựng khái niệm pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch nột cách đầy đủ, toàn diện nhằm xác định được nội hàm của nó, phân định nó với các lĩnh vực pháp luật khác. Phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành nghề kinh tế mũi

23

nhọn trong thời gian tới. Theo đó hoạt động phát triển du lịch được thừa nhận là hoạt động được tiến hành trong lãnh thổ quốc gia cũng như giữa các quốc gia với nhau thông qua quá trình tiến hành các hoạt động du lịch. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân với các thành phần môi trường, Nhà nước tham gia vào quá trình kiểm soát hoạt động du lịch nhằm tiến tới xây dựng một ngành du lịch phát triển bền vững, chú trọng đề cao và bảo vệ các giá trị, thành phần môi trường trong mối quan hệ với các lợi ích về phát triển kinh tế và đảm bảo các vấn đề về an sinh xã hội. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý môi trường của mình nói chung và phát triển hoạt động du lịch nói riêng thông qua các quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn các nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường tự nhiên và cuộc sống của con người do hoạt động phát triển du lịch mang lại.

Pháp luật môi trường về phát triển hoạt động du lịch là một bộ phận của pháp luật môi trường nói chung. Đây là ngành luật chuyên ngành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể đó thực hiện các hoạt động khai thác, sử dụng, tác động tới một hoặc một vài thành phần của môi trường trên cơ sở đảm bảo phát triển bền vững. Do đó, quan hệ điều chỉnh của lĩnh vực pháp luật này là mối quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch nhằm bảo vệ chất lượng môi trường tự nhiên, phát triển kinh tế quốc dân theo hướng đưa du lịch trở thành một ngành công nghiệp không khói trọng điểm của cả nước; đồng thời đảm bảo tốt hơn những nhu cầu cuộc sống của con người, tăng cường thực hiện các chính sách về an sinh xã hội; tiến tới xây dựng và phát triển du lịch bền vững.

Mục đích của pháp luật về phát triển hoạt động du lịch là nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên và chất lượng môi trường sống của cộng đồng trước tác động của hoạt động du lịch thông qua việc xây dựng các quy định pháp luật, khung pháp lý quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước thực hiện chức

24

năng phát triển hoạt động du lịch, bao gồm các quy định về hệ thống cơ quan kiểm soát, thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện hoạt động du lịch; cũng như trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch; cũng như trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về phát triển hoạt động du lịch.

Theo quy định của pháp luật môi trường hiện hành, pháp luật môi trường về hoạt động du lịch có những đặc điểm sau:

- Thứ nhất, Pháp luật môi trường về hoạt động du lịch điều chỉnh các

mối quan hệ phát sinh trong quá trình các chủ thể tiến hành các hoạt động du lịch bao gồm hệ thống các cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch từ cấp trung ương tới địa phương và hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch cụ thể.

- Thứ hai, Pháp luật môi trường về hoạt động du lịch được ban hành

nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường; khắc phục và xử lý hậu quả như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường xảy ra trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch

- Thứ ba, Nội dung của pháp luật môi trường về hoạt động du lịch quy

định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan (bao gồm các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân) trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch nhằm tiến tới xây dựng và phát triển du lịch bền vững. Pháp luật môi trường trong lĩnh vực du lịch được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; quy định biện pháp, nguồn lực để bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường khi tiến hành các hoạt động du lịch.

Để xây dụng các quy định pháp luật môi trường về hoạt động du lịch, cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:

25

- Thứ nhất, Pháp luật môi trường về hoạt động du lịch là một bộ phận

của pháp luật môi trường nói chung. Các quy định của pháp luật chuyên ngành phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật quốc gia, đảm bảo tuân theo các nguyên tắc của pháp luật nói chung và pháp luật môi trường nói riêng. Đồng thời tuân thủ và thực thi nghĩa vụ của Việt Nam với vai trò là quốc gia thành viên của các Điều ước quốc tế có liên quan đến hoạt động du lịch.

- Thứ hai, Pháp luật môi trường về hoạt động du lịch không được là

rào cản pháp lý đối với hoạt động phát triển ngành du lịch mà cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cả cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động du lịch và cơ quan quản lý nhà nước có sự dễ dàng trong việc thực hiện các quy định này. Pháp luật phải vừa đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này trong quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung; vừa tạo khung pháp lý bền vững cho hoạt động bảo vệ môi trường, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Với những phân tích ở trên, có thể hiểu:“Pháp luật môi trường về hoạt động du lịch là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ phát sinh và tồn tại trong hoạt động du lịch, với mục đích phòng ngừa các tác động tiêu cực do hoạt động du lịch mang lại ảnh hưởng đến chất lượng môi trường tự nhiên và sức khỏe của cộng đồng,là công cụ hữu hiệu để đảm bảo sự cân bằng giữa các vấn đề lợi ích về phát triển kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.”

Một phần của tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch - Từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)