Nguyên tắc của pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch - Từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 40 - 48)

1.2.3.1. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững

Môi trường và sự phát triển của kinh tế xã hội luôn có mối quan hệ bền chặt với nhau, có sự tác động qua lại, ảnh hưởng đến nhau. Phát triển môi trường bền vững là một trong những nguyên tắc cơ bản được quy định trong pháp luật môi trường quốc tế và pháp luật quốc gia. Phát triển bền vững được hiểu phổ biến nhất đó là: “những tiến bộ đáp ứng nhu cầu hiện nay mà không làm tổn thương đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.

Quan điểm về phát triển bền vững lần đầu xuất hiện từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX được thống nhất về nội dung trong rất nhiều các hội nghị quốc tế như Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã tiếp tục hoàn thiện khái niệm này. Theo đó, “phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 yếu tố: đảm bảo phát triển kinh tế, đảm bảo những vấn đề về an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững không được Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nêu ra, nhưng tại khoản 4 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã đề cập đến, cụ thể là “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các

32

thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.

Tại Việt Nam, Chiến lược Phát triển bền vững giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành thực hiện, trong đó xác định các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển môi trường phải lồng ghép vào trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng, điều chỉnh và tổ chức thực hiện Chiến lược, Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộicủa các cấp quản lý (quốc gia, Bộ ngành, địa phương). Chiến lược phát triển xác định các nội dung chính: (i) Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Đồng thời là đối tượng, mục tiêu mà mọi khía cạnh của phát triển bền vững cần phải được hướng tới, trong đó phải đảm bảo và duy trì môi trường sống lành mạnh, an toàn cho con người của thế hệ hiện tại cũng như con người của thế hệ tương lai; (ii) Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước. Bảo vệ môi trường là một yêu cầu tất yếu của phát triển mà các khía cạnh phát triển khác (kinh tế, văn hóa, xã hội,...) cần được kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa; (iii) phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và các cấp quản lý. Đây không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp mà phải trở thành nhận thức, ý thức trách nhiệm và hành động của cả hệ thống chính trị và của từng người dân; (iv) Cơ hội bình đẳng cho mọi người trong tiếp cận, tham gia, đóng góp và hưởng lợi trong quá trình phát triển. Đây là điều kiện tất yếu cần phải tạo ra để thực hiện quan điểm bảo vệ môi trường là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị và của từng người dân; (v)Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho quá trình phát triển bền vững đất nước. Khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế xã hội gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường.

Nguyên tắc phát triển bền vững trong hoạt động du lịch là nguyên tắc mà trong đó việc thực hiện hoạt động du lịch phục vụ cho nhu cầu phát triển

33

ngành kinh tế dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của phát triển kinh tế xã hội mà không làm ảnh hưởng, tổn thương đến các lợi ích về môi trường của thế hệ tương lai. Nguyên tắc này được đảm bảo thực hiện thông qua các chủ trương, đường lối, chính sách về bảo vệ môi trường và hệ thống các quy định pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện hoạt động du lịch nhằm phòng ngừa và ngăn chặn, hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình phát triển “ngành công nghiệp không khói” này.

Đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc này, pháp luật Việt Nam xây dựng các quy định pháp luật nhằm hướng tới sự cân bằng về lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường nhằm tìm kiếm các giải pháp phát triển cân bằng vì sự phát triển của thế hệ tương lai với quyền tự nhiên là đảm bảo được sống trong một môi trường trong lành đã được ghi nhận và bảo vệ trong các Công ước quốc tế. Quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch mang tính định hướng quan điểm của Nhà nước đối với vấn đề bảo vệ môi trường theo hướng Nhà nước tập trung quản lý, xác lập các hành lang pháp lý kỹ thuật môi trường, nhằm đảm bảo trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch không được gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của môi trường và kinh tế xã hội.

1.2.3.2. Nguyên tắc phòng ngừa

Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa trong lĩnh vực pháp luật môi trường đóng một vai trò vô cũng quan trọng trong việc đảm bảo các lợi ích về môi trường. Hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về tính toán hay tiên liệu trước về hậu quả do tác động của nguồn gây thiệt hại đến môi trường hay chi phí khắc phục hậu quả cụ thể cho các thiệt hại môi trường. Các nhà khoa học thống nhất quan điểm rằng khi xảy ra sự cố gây thiệt hại về môi trường mà có hậu quả xấu xảy ra thì hoặc là không thể khôi phục được hoặc là có thể khôi phục được nhưng rất khó khăn và tốn

34

kém về chi phí, mất nhiều thời gian. Xuất phát từ tính chất đặc thù này của các thành phần môi trường tự nhiên, pháp luật môi trường đặc biệt coi trọng và đề cao tính phòng ngừa nhằm giảm thiểu các hậu quả xấu, khó khắc phục cho môi trường thay vì áp dụng các loại trách nhiệm pháp lý mang tính trừng phạt đối với các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và gây thiệt hại cho môi trường. Nói cách khác, nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa hướng tới việc định hướng cho chủ thể thực hiện các hành vi có lợi hơn cho môi trường. Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa trong pháp luật môi trường về kiểm soát phế liệu nhập khẩu mang một số yếu tố đặc thù sau:

- Thứ nhất, Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch cần

quy định rõ về các quyền và nghĩa vụ của cơ quan quản lí nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân trong quá trình tiến hành hoạt động du lịch. Theo đó, các hoạt động du lịch cụ thể đều lấy khách du lịch làm trung tâm, nhưng cần đảm bảo được về lượng và chất sao cho phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường, ô nhiễm được kiểm soát trong mức cho phép để môi trường có khả năng phục hồi.

- Thứ hai, Pháp luật môi trường về bảo vệ môi trường trong hoạt động

du lịch có khả năng dự báo. Thực tế hiện nay cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp du lịch đã và đang tạo ra nhiều sức ép đối với tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên du lịch nói riêng. Do đó, cần lường trước khả năng gây ô nhiễm môi trường do các hoạt động du lịch gây ra, từ đó chủ động đề xuất những biện pháp nhằm kiểm soát và loại trừ tới mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do hoạt động du lịch gây ra, làm ảnh hưởng tới chất lượng môi trường tự nhiên cũng như chất lượng môi trường sống của cộng đồng nói chung.

- Thứ ba, Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch cần

có quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý liên quan đối với các chủ thể khi họ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tiến hành các hoạt động

35

du lịch theo hướng đảm bảo tính răn đe, đủ sức phòng ngừa nhằm đảm bảo loại trừ các nguy cơ thiệt hại xấu xảy ra với môi trường do hoạt động du lịch mang lại.

- Thứ tư, Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch cần

chú trọng các quy định về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ thực hiện các hoạt động liên quan đến chức năng phát triển ngành du lịch bền vững. Cần luôn xác định rõ nhân tố con người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch có hiệu quả hay không. Theo đó, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch cần có những kiến thức nền tảng vững chắc về chuyên môn, nghiệp vụ, nắm chắc các quy chuẩn kỹ thuật, trình tự thủ tục kiểm soát. Đối với cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động du lịch, cần xác định nguyên tắc phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hoạt động du lịch mang lại phải gắn liền với văn hóa kinh doanh của cá nhân, tổ chức theo hướng bảo vệ môi trường là quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

1.2.3.3. Nguyên tắc thực hiện các cam kết quốc tế vì mục tiêu bảo vệ môi trường

Xuất phát từ tính chất không có sự phân chia về biên giới lãnh thổ của các thành phần môi trường tự nhiên; các quốc gia đã và đang ngày càng đẩy mạnh quá trình xúc tiến hợp tác thông qua việc kí kết các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường. Việc đảm bảo tuân thủ và thực hiện các cam kết quốc tế này là trách nhiệm quan trọng mà các quốc gia thành viên phải đặc biệt quan tâm hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường quốc gia và môi trường toàn cầu. Các cam kết quốc tế này cần được thực hiện tận tâm, thiện chí. Nghĩa là mọi quốc gia thực hiện nguyên tắc trên cơ sở tự nguyện và có thiện chí, đầy đủ và trung thực các nghĩa vụ quốc tế của mình. Nguyên tắc này được thừa nhận

36

rộng rãi và trong luật quốc tế nói chung và các Điều ước quốc tế về môi trường nói riêng.

Nội dung của nguyên tắc bao gồm: (i) mọi quốc gia có quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ quốc tế về môi trường một cách triệt để, đầy đủ. (ii) Ưu tiên áp dụng các Điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên, không viện dẫn các quy định trong nước làm cơ sở để từ chối thực hiện nghĩa vụ quốc tế. (iii) Không tham gia, ký kết các Điều ước quốc tế mâu thuẫn, làm trái hoặc vi phạm nghĩa vũ quốc tế mà quốc gia đã ký kết trong các Điều ước quốc tế về môi trường hiện hành mà quốc gia đã ký kết trước đó. (iv) Việc đơn phương chấm dứt, ngừng thực hiện các Điều ước là trái với pháp luật quốc tế, quốc gia đình chỉ và xem xét lại Điều ước theo sự thỏa thuận của các bên là thành viên.

Quá trình thể chế hóa nội dung pháp luật quốc gia cần đảm bảo phù hợp với thể chế chính trị, tình hình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia tại thời điểm đó và không gây mâu thuẫn hoặc làm trái các quy định của Điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam là quốc gia thành viên. Trong lĩnh vực du lịch, Việt Nam đã là thành viên của rất nhiều các Công ước quốc tế như: Công ước về bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên của thế giới năm 1972, Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (Công ước Ramsar) năm 1971, Công ước liên quan đến Bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên năm 1982, Công ước Viên về bảo vệ tầng ozon năm 1985, Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 1992, Công ước quốc tế về đa dạng sinh học (Công ước CBD) năm 1992…

Theo đó, các quy định được nội luật hóa nội dung của các Công ước này cần tập trung đảm bảo các vấn đề sau:

- Thứ nhất, Pháp điển hóa các quy định của Điều ước quốc tế, coi các

37

pháp luật quốc gia. Các quy định này cần phải được thể hiện một cách cụ thể, đầy đủ và rõ ràng tránh các quy định chung chung “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước

quốc tế đó” nhằm đảm bảo tính khả thi trong quá trình áp dụng pháp luật trên

thực tế.

- Thứ hai, Quy định về trách nhiệm thực hiện các quy định của Điều

ước quốc tế cần thống nhất, đồng bộ với pháp luật quốc gia, không mâu thuẫn về nội dung và không chồng chéo về thẩm quyền quản lý.

- Thứ ba, Quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi

phạm pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật quốc gia.

1.2.3.4. Nguyên tắc phối hợp, hợp tác

Hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng là một trong những hoạt động có sự tham gia Nhà nước trong quá trình điều phối và đảm bảo hài hòa các giá trị lợi ích. Do đó Nhà nước thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch với tư cách là một hoạt động quản lý, điều hành thuộc chức năng của mình. Trong đó Nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ quản lý của mình phục vụ mục đích phát triển kinh tế xã hội. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát của mình, Nhà nước trực tiếp tác động đến cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động du lịch. Bất kì một quyết định nào dựa trên ý chí đơn lẻ hoặc phiến diện từ phía Nhà nước đều đi ngược lại với nguyên tắc hợp tác trong pháp luật nói chung và pháp luật môi trường về kiểm soát phế liệu nhập khẩu nói riêng.

- Thứ nhất, nguyên tắc hợp tác thể hiện qua sự hợp tác giữa cơ quan

Nhà nước và cá nhân, tổ chức trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch. Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp du lịch là hoạt động dựa trên nhu cầu sản xuất, kinh doanh của thị trường trong nước. Đây là nhu cầu chính đáng và đã được nhà nước chấp thuận. Sự chấp thuận của Nhà nước thể hiện

38

thông qua các nội dung quy định của pháp luật, tuy nhiên do những ảnh hưởng và tác động tiêu cực có thể xảy ra với an ninh môi trường, Nhà nước quy định những điều kiện, quyền và nghĩa vụ yêu cầu cá nhân, tổ chức trong quá trình tiến hành hoạt động du lịch phải tuân thủ các quy định pháp luật đó. Trong quá trình xây dựng chính sách và các văn bản pháp luật, Nhà nước trên cơ sở lý luận, tình hình thực tiễn, pháp luật quốc tế và sự tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất của tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động du lịch. Đây cũng là nền tảng của sự hợp tác thực thi pháp luật giữa cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động du lịch. Quá trình này vừa đem lại hiệu quả quản lý, vừa đảm bảo sự an toàn pháp lý cho hoạt động du lịch. Mặt khác, để đảm bảo quá trình thực thi pháp luật có hiệu quả, trong quá trình

Một phần của tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch - Từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)