Việc thực hiện pháp luậtvề bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Một phần của tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch - Từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 82 - 83)

- Thứ ba, trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch

10 Sở Du lịch TP.Hồ Chí Minh (2017a) Báo cáo Tình hình hoạt động và dự báo tiềm năng, định hướng phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, TP Hồ Chí Minh.

2.2. Việc thực hiện pháp luậtvề bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

lịch tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Để cụ thể hóa nội dung này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/12013 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch này được thực hiện nhằm cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, giải pháp và chương trính hành động đã được đề cập trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, liên quan đến việc tổ chức không gian du lịch, Quy hoạch này đã kế thừa cách phân vùng của Chiến lược trước đó và xây dựng định hướng cụ thể cho việc phát triển 7 vùng du lịch. Cụ thể, Vùng Đông Nam Bộ với các sản phẩm đặc trưng

74

như (i) Du lịch MICE; (ii) Du lịch văn hóa, lễ hội, giải trí, (iii) Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch mua sắm, (iv) Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu. Theo đó, vùng du lịch Đông Nam Bộ bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước và tỉnh Tây Ninh. Ngày 24 tháng 12 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2351/QĐ – TTg về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch này được lập nhằm chi tiết hóa và cụ thể hóa các nội dung đã được phê duyệt trước đó trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 2473/QĐ-TTg năm 2011) và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 201/QĐ-TTg năm 2013). Theo đó, việc tổ chức không gian phát triển du lịch của vùng Thành phố Hồ Chí Minh được định hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng gồm: (i) Du lịch MICE, (ii) Du lịch sinh thái biển, (iii) Du lịch vui chơi giải trí, thể thao, (iv) Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, (v) Du lịch tàu biển.

Một phần của tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch - Từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)