- Thứ ba, trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch
10 Sở Du lịch TP.Hồ Chí Minh (2017a) Báo cáo Tình hình hoạt động và dự báo tiềm năng, định hướng phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, TP Hồ Chí Minh.
2.2.3. Nguyên nhân dẫn tới những khó khăn, hạn chế trong công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch tại thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay
Hoạt động du lịch đã và đang diễn ra với tốc độ ngày càng phát triển nhanh chóng và đa dạng về cả loại hình du lịch và quy mô. Với diễn biến đa dạng của thị trường và nhu cầu của người dân đã dẫn đến thực tiễn trong quản lý vấn đề bảo vệ môi trường trong phát triển hoạt động du lịch còn tồn tại một số những khó khăn và thách thức. Nhận định nguyên nhân của thực trang đã nêu có thể chia ra hai nhóm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Cụ thể như sau:
2.2.3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan
Trong thời gian qua, du lịch tiếp tục là một trong những ngành có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Năm 2019, trong bối cảnh du lịch thế giới tăng trưởng chậm lại, du lịch Việt Nam đã vượt qua
107
nhiều khó khăn, đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế, khách du lịch nội địa và tổng thu từ khách du lịch tăng trưởng tích cực. Tổng thu từ khách du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng (tương đương 32,8 tỷ USD), trong đó: (i) Tổng thu từ du lịch quốc tế là 421 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,7%, tương đương 18,3 tỷ USD giá trị xuất khẩu từ du lịch; (ii) Tổng thu từ du lịch nội địa là 334 nghìn tỷ đồng, chiếm 44,3%, tương đương 14,5 tỷ USD. Tổng đóng góp trực tiếp của du lịch trong cơ cấu GDP của nền kinh tế đạt 9,2%.
Ngày 16/1/2017, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặt tiền đề cho sự phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới. Cùng với đó, Luật Du lịch năm 2017 đã được thông qua tại Kỳ họp thứ III, Quốc hội khóa XIV cùng với hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã xây dựng những chính sách thu hút khách quốc tế ở các thị trường trọng điểm, trong đó có chính sách miễn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu và cấp thị thực điện tử cho công dân từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những điều này đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng để du lịch có điều kiện phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.
Du lịch đã và đang phát triển mạnh mẽ vừa là động lực, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thác thức lớn trong công tác bảo vệ và tái tạo các nguồn tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn cả về số lượng và chất lượng của khách du lịch – đối tượng trung tâm của Luật Du lịch năm 2017. Với những hạn chế trong quy định pháp luật thực định cũng như quá trình tổ chức triển khai thực hiện trên thực tế, hoạt động du lịch đã và đang gây ra những tổn hại tới tình hình và chất lượng môi trường tự nhiên cũng như chất lượng cuộc sống của con người mà nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ và khắc phục kịp thời tất yếu sẽ tác động ngược trở lại tới ngành du lịch.
Bên cạnh đó, năm 2019 – 2020 ngành du lịch thế giới nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng đứng trước những khó khăn và thách thức
108
lớn khi phải đối mặt với đại dịch Covid 19. Tình trạng đó đã khiến ngành du lịch Việt Nam bị tổn hại khoản lợi nhuận lớn từ các hoạt động du lịch. Từ đây, các vấn đề về việc sử dụng nguồn kinh phí để cải tạo, khôi phục chất lượng môi trường; nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật tiến tới phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Thành phố tất yếu sẽ bị ảnh hưởng.
2.2.3.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan
- Thứ nhất, hiệu quả trong quá trình quản lí hành chính nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch là chủ thể kiểm soát chính và kiểm soát tổng quát toàn bộ hoạt động phát triển du lịch. Hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý với nhân tố chính là con người. Để đáp ứng yêu cầu trên, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cùng với hệ thống các cơ quan chuyên ngành về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch đã xây dựng một đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có chuyên môn, nghiệp vụ trong việc xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật; áp dụng và thực thi pháp luật. Đội ngũ cán bộ được học tập và rèn luyện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên tạo điều kiện tốt nhất về trí lực cho công tác kiểm soát phế liệu nhập khẩu, chủ động tham gia đóng góp ý kiến, trình góp ý dự thảo luật, nghị định, văn bản hướng dẫn trên cơ sở thực tiễn thi hành nhằm hoàn thiện pháp luật..
Tuy nhiên, như trên đã phân tích, hoạt động quản lí hành chính nhà nước trong bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan về phía các chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động du lịch, hoạt động phối hợp giữa các cơ quan quản lí hành chính nhà nước trong quá trình bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch còn chưa kịp thời và hiệu quả. Bên cạnh đó, trong công tác nghiệp vụ không thể tránh khỏi xuất hiện một bộ phận cán bộ có trình độ chuyên môn
109
còn nhiều hạn chế, yếu kém, có tư tưởng và bản lĩnh chính trị không vững vàng dẫn đến hiệu quả kiểm soát bị giảm sút gây ra những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực thi công vụ.
- Thứ hai, Ý thức bảo vệ môi trường của cá nhân, tổ chức trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, dẫn tới việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
Mặc dù ý thức bảo vệ môi trường của các cá nhân, tổ chức trong quá trình tiến hành hoạt động du lịch đã và đang ngày càng được nâng cao. Theo đó, các chủ thể đã tự giác chủ động hơn trong việc tìm hiểu các quy định của pháp luật trước, trong và sau khi tiến hành hoạt động du lịch. Thông qua đó, chủ động xây dựng các phương án bảo vệ môi trường, đưa bảo vệ môi trường trở thành một trong những tiêu chí quan trọng cần hướng đến trong kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp đã làm tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường, vẫn còn tồn tại những doanh nghiệp lợi dụng những kẽ hở của phát luật để thực hiện các hành vi trái quy định, gây ảnh hưởng nghiêm trọng, làm ô nhiễm môi trường.
- Thứ ba, nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế
Thực tế chỉ ra rằng, công tác đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng đòi hỏi nguồn lực lớn trong khi nội lực ngân sách nhà nước và xã hội có hạn. Nhiều cơ sở công nghiệp được xây dựng từ lâu, áp dụng công nghệ cũ, lạc hậu, dẫn đến sản xuất kém hiệu quả, phát sinh lượng chất thải lớn trong khi chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, hoặc hệ thống xử lý chưa đảm bảo. Trên thực tế, hầu hết các cơ sở công nghiệp nằm xen kẽ trong các khu dân cư, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, đời sống của người dân; Không những vậy, nhiều doanh nghiệp khó khăn về kinh phí đầu tư hoặc chạy theo lợi
110
nhuận nên có tư tưởng đầu tư nhằm mang lại hiệu quả kinh tế trước mắt, không tính đến việc phát triển lâu dài, bền vững, xem nhẹ trách nhiệm bảo vệ môi trường. Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án phát triển, các chủ thểchưa triển khai được nhiều đề tài, dự án mang tính dự báo, cảnh báo, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm. Theo quy định tại Mục 2 Chương VII Luật Du lịch năm 2017 (từ Điều 70 đến Điều 72) có quy định cụ thể về Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Quỹ có nhiệm vụ tiếp nhận nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính khác trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển du lịch theo kế hoạch đã được phê duyệt; xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn; kế hoạch hoạt động hàng năm của Quỹ tập trung vào các nội dung sau: Xúc tiến du lịch trong nước và nước ngoài, hỗ trợ nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm du lịch, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch, hỗ trợ hoạt động truyền thông du lịch trong cộng đồng...Những kì vọng về sự thành công của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch trong hoạt động du lịch là rất lớn. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng, hoạt động du lịch là một hoạt động mang tính chất liên ngành với sự tham gia của nhiều các Bộ, ngành khác nhau. Vậy công tác quản lí vấn đề thu chi của Quỹ liệu rằng có thực sự hiệu quả trong vấn đề đảm bảo công bằng lợi ích giữa các chủ thể?
111
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Pháp luật thực định đã xây dựng tương đối đầy đủ hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng. Các quy định đã rõ ràng, cụ thể và dễ áp dụng hơn cho cả cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và cho tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện các hoạt động du lịch. Các quy định của pháp luật môi trường hiện hành về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch được thể hiện thông qua các quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của các cơ quan quản lí nhà nước; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện các hoạt động du lịch cùng với hệ thống các quy định về trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể trong hoạt động này.
Quá trình thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhất định; tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng; cũng như trong quá trình các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động du lịch. Thực trạng này là kết quả trực tiếp của những nguyên nhân khách quan và chủ quan cụ thể; từ đó đặt ra yêu cầu phải kịp thời xây dựng những biện pháp phù hợp để nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này, nâng cao tính khả thi và khả năng áp dụng pháp luật trên thực tế.
112
CHƯƠNG 3