Nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao tính hiệu quả của việc áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt

Một phần của tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch - Từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 134 - 145)

- Thứ ba, trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch

10 Sở Du lịch TP.Hồ Chí Minh (2017a) Báo cáo Tình hình hoạt động và dự báo tiềm năng, định hướng phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, TP Hồ Chí Minh.

3.2.2. Nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao tính hiệu quả của việc áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt

động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh

- Thứ nhất, củng cố, kiện toàn các cơ quan quản lý bảo vệ môi trường theo hướng hoạt động có, hiệu quả

Theo đó trong thời gian tới thành phố Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện tổ chức của các cơ quan quản lý liên quan đến môi trường, bố trí đủ biên chế cho các bộ phận chuyên môn về môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị trực thuộc. Đồng thời nâng cao trách nhiệm và vai trò của Trung tâm xúc tiến du lịch, Ban quản lý các khu du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Bên cạnh đó, cần tăng cường phối hợp liên ngành giữa cơ quan quản lý chuyên ngành về du lịch với các cơ quan chức năng quản lý về môi trường để thống nhất tham mưu với Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố trong quản lý nhà nước đối với bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, nhất là trong xây dựng quy hoạch, xây dựng các chính sách phát triển du lịch, trong tổ chức sử dụng, phát huy hiệu quả và bảo tồn, bảo vệ tài nguyên du lịch. Quá trình này phải đảm bảo vai trò tập trung, thống nhất quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố trong chỉ đạo kết nối, tạo sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, ngành, lĩnh vực với ngành du lịch để thực hiện các định hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển du lịch bềnvững.

- Thứ hai, xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phát triển bền vững

Để đảm bảo cân bằng giữa lợi ích kinh tế do hoạt động phát triển du lịch đem lại với các vấn đề về đảm bảo lợi ích môi trường và an sinh xã hội, cần xây dựng quy hoạch sử dụng, bảo vệ hệ thống tài nguyên trên địa bàn

126

thành phố Hồ Chí Minh theo hướng đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất về quan điểm sử dụng và bảo vệ của các ngành, các địa phương dưới sự quản lý tập trung của Uỷ ban nhân dân thành phố đối với những tài nguyên đa tác dụng. Đồng thời tiến hành khoanh định các tài nguyên có tính đa dạng cao như các khu vực cảnh quan thiên nhiên, đầm, hồ, hệ sinh thái rừng núi, các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng... dễ bị tổn thương, ảnh hưởng do tác động của các hoạt động du lịch và các hoạt động kinh tế khác như nông lâm nghiệp, thủy sản, khai thác khoáng sản, xây dựng. Đồng thời tiến hành quản lý chặt chẽ những hoạt động du lịch và hoạt động kinh tế xã hội khác có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch. Đảm bảo tuân thủ đúng các yêu cầu đặt ra đối với việc sử dụng tài nguyên; kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việc sử dụng tài nguyên, tránh sử dụng quá mức gây nguy cơ cạn kiệt, suy giảm hoặc xuống cấp nghiêm trọng tài nguyên. Trong thời gian tới, thành phố Hồ Chí Minh cần phát huy những tiềm năng, thế mạnh giá trị văn hóa lễ hội để tập trung xây dựng các khu, điểm du lịch lễ hội, gắn với các tour, tuyến du lịch tâm linh của thành phố Hồ Chí Minh mà điểm đến là kết nối. Thông qua các hoạt động du lịch tâm linh, hoạt động văn hóa lễ hội góp phần nâng cao nhận thức của du khách và cộng đồng về việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển các di sản văn hóa của dân tộc. Nâng cao nhận thức của cư dân địa phương với vai trò là cư dân vùng chủ lễ để họ có chuẩn mực văn hóa trong việc đón tiếp du khách trong nước và quốc tế đến các điểm du lịch của địa phương.

Bên cạnh đó, phải thường xuyên theo dõi biến động của tài nguyên để có những giải pháp phối hợp kịp thời giữa cơ quan quản lý chuyên ngành về du lịch với các cơ quan, ngành chức năng liên quan và các địa phương trong tỉnh trong việc khắc phục sự cố, tình trạng suy thoái, xuống cấp của tài nguyên du lịch. Các khu vực tài nguyên quý hiếm, các khu vực có nguy cơ suy thoái hoặc có khả năng chịu ảnh hưởng cao của các tác động xấu do hoạt

127

động khai thác của con người đều phải được xác định, khoanh vùng dưới sự kiểm soát chặt chẽ để có biện pháp nghiêm ngặt và giải pháp xử lý phù hợp nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tại thành phố Hồ Chí Minh, một số khu vực tài nguyên du lịch quý hiếm và có nguy cơ bị khai thác quá mức hoặc trái phép hiện nay cần phải có ngay biện pháp khoanh vùng kiểm soát và bảo vệ chặt chẽ.

- Thứ ba, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra của Thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường trong hoat động du lịch

Trong thời gian qua, thanh tra Sở đã phối hợp với các phòng ban, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhiều cuộc kiểm tra liên ngành, chuyên ngành trên địa bàn toàn thành phố, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm tại di tích, danh lam thắng cảnh; lừa đảo, trộm cắp tài sản của du khách; thương mại hoá các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và các biểu hiện tiêu cực trong lễ hội. Để đảm bảo hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng được tiến hành một cách đúng quy định, trong thời gian tới, thành phố Hồ Chí Minh cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lí hành chính nhà nước chịu trách nhiệm về hoạt động này. Theo đó, tiến hành thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đồng thời tổ chức thực hiện thanh tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất các cá nhân, tổ chức trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch. Đảm bảo việc tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, ngăn chặn, phòng ngừa các tác động tiêu cực hoặc sự cố môi trường hoặc diễn biến bất thường khách quan đến tình hình môi trường tự nhiên và chất lượng cuộc sống của con người, chủ động ngăn chặn và ứng phó các vấn đề về ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường.

128

- Thứ tư, tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch đối với các nhóm chủ thể thực hiện hoạt động này

Trong thời gian qua, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai công tác thông tin, quảng bá du lịch, hỗ trợ, tư vấn thông tin du lịch cho các hãng lữ hành, gửi thư chương trình tổng thể các hoạt động, chương trình khung tour tuyến du lịch; đẩy mạnh quảng bá trên mạng internet, các trang mạng xã hội; quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương, đón các đoàn presstrip đưa tin, quảng bá du lịch; cung cấp các tờ rơi, tập gấp, ấn phẩm tài liệu du lịch tại các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh để quảng bá đến du khách. Đồng thời, tổ chức gian trưng bày, giới thiệu, quảng bá Du lịch thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với triển lãm “Ảnh đẹp Du lịch” với nhiều hình thức trang trí, trưng bày đẹp mắt đã thu hút lượng lớn khách thăm quan. Hoạt động này đã và đang thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ tại địa phương, đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân khác trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch nhằm đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

Bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động du lịch liên quan đến ý thức của doanh nghiệp. Do đó, cần phổ biến vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng, đưa vấn đề này trở thành văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động và tự giác thực hiện. Với mục tiêu kinh doanh sản xuất gắn liền với phát triển môi trường bền vững, các quy định của pháp luạt cần có nội dung định hướng hành vi của doanh nghiệp để doanh nghiệp có ý thức tự giác chấp hành và nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Bên cạnh những thay đổi về hệ thống quy định liên

129

quan đến hoạt động du lịch, cần phải tăng cường tập huấn, phổ biến quy định về quản lý và bảo vệ môi trường đối vớicá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện các hoạt động du lịch của mình. Đối với các tài nguyên du lịch nhân văn, cần nghiên cứu, xác định được giới hạn áp lực của hoạt động du lịch lên tài nguyên để có biện pháp duy trì áp lực và cường độ sử dụng trong giới hạn an toàn cho tài nguyên. Thực hiện các biện pháp cụ thể như xây dựng quy chế quản lý khách du lịch, nội quy lễ hội, các bộ quy tắc ứng xử..., tuyên truyền để du khách tôn trọng và có thái độ ứng xử văn hoá với các tài nguyên du lịch nhân văn (tôn trọng di sản, tôn trọng truyền thống văn hoá, chuẩn mực văn hoá, đạo đức của cộng đồng địa phương nơi có hoạt động du lịch); đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống, môi trường xã hội truyền thống của cộng đồng khi tham gia hoạt động du lịch.

Đối với các đối tượng là cán bộ quản lý môi trường của các Bộ/ngành; cán bộ quản lý môi trường địa phương cấp cơ sở; cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường trong hoạt động du lịch cần được bồi dưỡng, nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thực hiện quản lý hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng được tích cực và chủ động hơn.

- Thứ năm, đẩy mạnh quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã trở thành công cụ hỗ trợ quản lý hết sức hữu hiệu trong rất nhiều ngành nghề. Hướng đến ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước lĩnh vực bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nằm trong xu thế chung, phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo ra hiệu quả thực tế rất rõ ràng trong công tác quản lý và kiểm soát. Đề xuất xây dựng mạng lưới hệ thống thông tin liên ngành giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và

130

Môi trường, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các cơ quan có liên quan nhằm kiểm soát có hiệu quả thông tin liên ngành, nhanh chóng giải quyết và tìm ra các vấn đề phát sinh trong thủ tục và quản lý hồ sơ, chứng từ,... Do đó, yêu cầu đặt ra là phải chú trọng đầu tư cải cách và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất về ứng dụng khoa học công nghệ thông tin tại các cơ quan này; đồng thời tiến tới nâng cao và hoàn thiện chất lượng hệ thống, công chức làm công tác chuyên môn cần thường xuyên học tập, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng xu hướng công nghệ thông tin hiện đại.

- Thứ sáu, tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư địa phương tham gia và được hưởng lợi từ phát triển du lịch

Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương là yếu tố quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch du lịch, làm nên yếu tố đặc sắc về văn hóa của địa phương. Do đó, ngành du lịch tỉnh cần có biện pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư vào làm việc trong ngành du lịch, cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch một cách có tổ chức (tham gia vào một số khâu trong chuỗi hoạt động du lịch như đưa đón khách, hướng dẫn tham quan, sản xuất và bán hàng lưu niệm); khuyến khích cộng đồng dân cư phát triển một số ngành nghề phục vụ cho du lịch; sử dụng các nguồn lợi từ du lịch vào việc xây dựng các công trình phúc lợi địa phương v.v… Những hoạt động này sẽ có ý nghĩa giáo dục người dân về vai trò của du lịch và từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch. Việc phát huy vai trò của cộng đồng dân cư không chỉ thể hiện qua các biện pháp làm cho người dân không có những hành vi phá hoại môi trường mà còn thể hiện ở việc khuyến khích họ thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường tích cực. Với nhiều tiềm năng về phát triển du lịch văn hóa, trong thời gian tới, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh - trong đó cơ quan chịu trách nhiệm chính là Sở Văn hóa thể thao và du lịch thành phố cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về giá trị du lịch tâm linh

131

thông qua nhiều hình thức. Với mục đích di sản hướng về cộng đồng và tổ chức lễ hội vì cộng đồng, lễ hội hướng tới cộng đồng, do đó giải pháp tuyên truyền quảng bá về lễ hội là rất quan trọng. Cần tuyên truyền về nếp sống văn hóa văn minh trong lễ hội, giáo dục phổ biến các văn bản Luật, văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thực hiện đối với việc quản lý, tổ chức, thực hiện lễ hội.

Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu đãi trong việc huy động, thu hút vốn đầu tư vào các hoạt động bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch. Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển du lịch đi cùng với những cam kết cụ thể về bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh du lịch áp dụng công nghệ ít tiêu thụ năng lượng và thân thiện với môi trường trong đầu tư và hoạt động (như sử dụng các giải pháp thiết kế phù hợp để tránh tiêu tốn năng lượng khi vận hành; sử dụng hệ thống pin mặt trời để cung cấp nước nóng…).

- Thứ bảy, tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường, trong đó có bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch

Một trong những yêu cầu cấp thiết cần phải tăng cường đầu tư và đa dạng nguồn vốn đầu tư trong hoạt động bảo vệ môi trường hoạt động du lịch là xử lí chất thải, nhất là đầu tư xử lý chất thải; xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái do hoạt động du lịch gây ra. Trong đó cần chú trọng tăng chi ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, tập trung giải quyết vấn đề môi trường bức xúc, tồn đọng kéo dài. Tăng cường vai trò điều phối, phân bổ nguồn lực đầu tư, chi ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Theo đó, các nguồn thu từ thuế, phí bảo vệ môi trường phải được đầu tư trở lại cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Có cơ chế thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trước khi dự án đi vào vận hành thử nghiệm đối với các dự án đầu tư lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; thu hút mạnh đầu tư tư nhân, đầu tư nước

132

ngoài vào phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ bảo vệ môi trường trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “người hưởng lợi từ môi trường phải chi trả”.

Đồng thời cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, phát triển khoa học công nghệ về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Tiếp tục quan tâm xây

Một phần của tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch - Từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 134 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)