Một số qui định cơ bản của pháp luật môi trường hiện hành trong hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch - Từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 48 - 50)

thông tin và kịp thời giải quyết các vấn đề khúc mắc, tổn tại. Đồng thời hợp tác xử lý sự cố môi trường hoặc các vấn đề phát sinh do ô nhiễm môi trường gây ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia cũng như giữa các quốc gia với nhau.

Nguyên tắc hợp tác trong bảo vệ môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch là một trong những nguyên tắc nền tảng của công tác quản lý. Việc áp dụng triệt để nguyên tắc nhằm nâng cao và hoàn thiện các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng.

1.2.4. Một số qui định cơ bản của pháp luật môi trường hiện hành trong hoạt động du lịch trong hoạt động du lịch

Luật Du lịch đầu tiên được ban hành vào năm 2005 và là văn bản đầu tiên trong lĩnh vực du lịch. Từ khi ban hành văn bản này, hoạt động du lịch Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng đa dạng hóa, linh hoạt về cả loại hình du lịch, xu hướng du lịch, cách thức lựa chọn và sử dụng tour du lịch cũng như việc sử dụng thanh toán điện tử trong hoạt động du lịch. Việc sửa đổi Luật Du lịch là việc làm cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động du lịch, tạo điều kiện để thúc đẩy ngành du lịch, đảm bảo hài hòa quyền và nghĩa vụ cho du khách và tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ du lịch. Qua 6 lần sửa đổi, Luật Du lịch năm 2017 vừa được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017. Theo đó, so với Luật Du lịch năm 2005, Luật du lịch năm 2017 đã được rút gọn xuống còn 9 Chương và 78 Điều nhằm chuyền tải những nội dung theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trên cơ sở lấy du khách làm trọng tâm.

Nghị quyết 08/NQ-TW chỉ rõ “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo

40

cũng cho thấy sự chuyển biến quan trọng về nhận thức khi xác định vị trí của kinh tế du lịch với tư cách là động lực cho sự phát triển kinh tế với bản chất là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao, nội dung văn hóa sâu sắc và được phát triển theo đúng tính chất của một ngành kinh tế (vận hành theo quy luật thị trường). Nghị quyết cũng giải quyết những vấn đề còn tồn tại nhiều năm như: thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, các chính sách ưu đãi đầu tư vào các khu du lịch và sản phẩm du lịch, các chính sách về giá điện, thuế sử dụng đất, tiền thuê đất, thủ tục nhập cảnh, tổ chức bộ máy nhà nước về du lịch,… Đồng thời, Nghị quyết cũng đã xác định rõ 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ và toàn diện phải thực hiện trong thời gian tới để phát triển du lịch như: đổi mới về nhận thức, tư duy về phát triển du lịch; cơ cấu lại ngành du lịch; hoàn thiện thể chế, chính sách; phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch; tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch; tạo mội trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch.

Về cơ bản Luật Du lịch năm 2017 đã thể hiện được tinh thần của Nghị quyết 08 – NQ/TW của Bộ Chính trị về việc đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (thể hiện trong các quy định về chính sách phát triển du lịch và trong nội dung luật), là ngành kinh tế tổng hợp hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, của từng ngành, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp du lịch, đưa tiêu chuẩn hướng dẫn viên du lịch đồng thời định hướng, tạo điều kiện thuận lợi và hành lang pháp lý thông thoáng để các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch phát triển. Cụ thể, Luật Du lịch năm 2017 đã sửa đổi bổ sung và chỉnh sửa một số khái niệm về tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch; quyền, nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động khác có

41

liên quan đến du lịch và quản lý Nhà nước về du lịch. Đối tượng áp dụng của Luật là các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam; các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch, điều kiện của hướng dẫn viên du lịch, sản phẩm du lịch, du lịch cộng đồng, xây dựng quỹ xúc tiến du lịch, phương án xét cấp hạng sao, điều kiện kinh doanh lữ hành, điểm du lịch …

Nội dung pháp luật môi trường trong lĩnh vực du lịch bao gồm một số nội dung cơ bản được thể hiện trong hệ thống các văn bản pháp luật chuyên ngành như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Luật Du lịch năm 2017; Luật Di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009, Luật Lâm nghiệp năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019)… cùng với hệ thống các văn bản luật và dưới luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Theo đó, pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Một phần của tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch - Từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)