trường trong hoạt động du lịch
Xuất phát từ tính chất không có sự phân chia về phạm vi biên giới lãnh thổ cũng như khả năng lây lan nhanh chóng khi xảy ra các vấn đề về ô nhiễm và sự cố môi trường; vấn đề bảo vệ môi trường luôn là một trong những vấn đề nóng được quan tâm không chỉ riêng Việt Nam mà là mối quan tâm chung
26
của tất cả các quốc gia trên thế giới. Điều 43 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận:
“Mọi người có quyền được sống trong một môi trường trong lành và có nghĩa
vụ bảo vệ môi trường”. Theo đó, bên cạnh việc được thụ hưởng các giá trị
môi trường thì mọi tổ chức, cá nhân và các chủ thể khác trong xã hội phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường của chính mình và của cộng đồng. Hoạt động bảo vệ môi trường có thể được thực hiện thông qua nhiều biện pháp khác nhau; trong đó yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý về bản vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ cấp bách được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng. Như trên đã phân tích, du lịch là một ngành kinh tế thông qua quá trình khai thác và sử dụng các giá trị, lợi ích của tài nguyên du lịch nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung để phục vụ cho các nhu cầu du lịch của khách du lịch thông qua quá trìn tiến hành các hoạt động du lịch. Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà hoạt động du lịch mang lại, hoạt động này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, gây tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường tự nhiên và sức khoẻ của cộng đồng. Do đó nhằm hạn chế và loại trừ các ảnh hưởng tiêu cực này, hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng nói riêng được đảm bảo thực hiện thông qua hệ thống các biện pháp cụ thể như: biện pháp tổ chức chính trị, biện pháp kinh tế, biện pháp khoa học công nghệ, biện pháp giáo dục và biện pháp pháp lý. Trong đó, Nhà nước với vai trò và chức năng của mình, tiến hành kiểm soát hoạt động này thông qua việc xây dựng những cơ chế, biện pháp để đảm bảo hoạt động du lịch được tiến hành một cách có định hướng và đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hiệu quả, qua đó phòng ngừa tối đa nguy cơ để xảy ra các vấn đề về ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và
27
sự cố môi trường. Một trong những biện pháp quan trọng và tối ưu nhất, đó là xây dựng một hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch một cách đầy đủ và toàn diện. Điều này xuất phát từ một số yêu cầu cụ thể sau:
- Thứ nhất, hoạt động du lịch có tác động tiêu cực trực tiếp đến tình hình môi trường và chất lượng cuộc sống của cộng đồng; nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ trở thành mối nguy hại nghiêm trọng, đe doạ sự phát triển bền vững
Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã và đang đặt ra những sức ép ngày càng lớn và những vấn đề về kiểm soát ô nhiễm môi trường ngày càng bức thiết tới chất lượng của các thành phần môi trường. Những tác động tiêu cực này thường xảy ra do các hoạt động du lịch được tiến hành thiếu quy hoạch, tự phát, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ. Việc phát triển thiếu quy hoạch, khai thác không hợp lý các tài nguyên du lịch tự nhiên có thể làm hỏng các bờ biển, phá vỡ hệ sinh thái của sông biển, nước, đảo, vùng núi, làm cho nguồn tài nguyên tự nhiên bị nghèo đi hoặc bị thu hẹp. Bên cạnh đó, việc xây dựng các công trình hạ tầng du lịch, đặc biệt là các khách sạn cao tầng tại các khu vực ven bờ biển, vùng núi, việc xuất hiện nhiều cơ sở, dịch vụ với nhiều kiểu kiến trúc, xây các khối nhà bê tông... nhiều trường hợp không hài hoà với môi trường xung quanh, làm phá vỡ cảnh quan. Bên cạnh đó, các hoạt động của khách du lịch tại vườn quốc gia, khu bảo tồn có thể làm giảm đa dạng sinh học thông qua sự suy giảm cả về số lượng và chất lượng của các loài động vật do bị khai thác quá mức, bị thay đổi về chất lượng của môi trường sống ban đầu... Nước thải từ các khách sạn, nhà hàng từ các cơ sở kinh doanh du lịch là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước ở các vùng chung quanh, đặc biệt là các cơ sở được xây dựng gần sông hồ. Một số khách sạn nhà hàng được xây dựng thiếu hệ thống xử lý nước thải, do vậy, nước thải
28
sinh hoạt được đổ thẳng vào hệ thống cống rãnh, chảy vào các sông suối, ao hồ gây ô nhiễm nguồn nước.
Cần nhìn nhận khách quan rằng, phát triển du lịch là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, nguồn nước, không khí. Do đó, cần thiết phải có một khung pháp lí điều chỉnh về hoạt động du lịch nhằm ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch theo hướng đảm bảo du lịch bền vững.
- Thứ hai, pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch là cơ sở để xác
lập quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
Pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là sự thể chế hóa những chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch của Đảng và Nhà nước. Ngày 16/1/2017, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong đó xác định đến năm 2020 du lịch cơ bản là ngành kinh tế mũi nhọn với tổng thu 35 tỷ USD, đóng góp 10% cho GDP 1. Trong vòng 10 năm sau đó, du lịch cần thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các lĩnh vực khác, đưa Việt Nam vào nhóm các nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.Để cụ thể hóa chủ trương này, cần thiết phải xây dựng và ban hành hệ thống các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch cũng như các hoạt động có liên quan đến môi trường du lịch. Trên cơ sở đó, xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của hệ thống các cơ quan quản lí hành chính nhà nước về bảo vệ môi trường cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch và hệ thống chế tài áp dụng đối với các chủ thể khi họ thực hiện các hành vi vi phạm các quy định
1 https://vov.vn/chinh-tri/dang/nghi-quyet-ve-phat-trien-du-lich-tro-thanh-nganh-kinh-te-mui-nhon-586961.vov 586961.vov
29
pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Căn cứ áp dụng các chế tài cụ thể được xác định dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm.
- Thứ ba, pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch là phương tiện
để cơ quan quản lí nhà nước thực hiện có hiệu quả công tác quản lý hành chính nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
Như trên đã phân tích, hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng là một hoạt động mang tính quyền lực cao khi có sự tham gia quản lí của Nhà nước thông qua hoạt động của các cơ quan quản lí hành chính nhà nước về bảo vệ môi trường. Hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường là không thể thiếu trong việc đảm bảo thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, để vai trò của các cơ quan này được phát huy cần có các quy định pháp luật xác định cơ cấu tổ chức, phân định rõ ràngquyền và nghĩa vụ của hệ thống các cơ quan trong công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịchcũng như chế chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên ngành. Bởi môi trường du lịch là đối tượng quản lý của nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau, chịu sự tác động không chỉ của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch mà còn thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan liên ngành về nhiều vấn đề khác nhau như: nông nghiệp và phát triển nông thôn, thuỷ sản, quốc phòng, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng… Để có thể đạt được sự phối hợp cao giữa các cơ quan này, phát huy vai trò của từng cơ quan và tránh sự buông lỏng hoặc chồng chéo cần có những quy định pháp luật quy định cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này.Đây không những là cơ sở pháp lý cần thiết và quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của mình mà còn là điều kiện ràng buộc trách nhiệm của hệ thống các cơ quan này trong quá trình thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước về bảo
30
vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tránh sự tuỳ tiện khi tiến hành hoạt động quản lý, từ đó để xảy ra những hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu tới chất lượng môi trường tự nhiên cũng như sức khỏe của cộng đồng.
- Thứ tư, pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch là cơ sở để xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật môi trường trong lĩnh vực du lịch.
Pháp luật là hệ thống các quy phạm pháp luật, nguyên tắc pháp lí được đặt ra để điêu chỉnh các mối quan hệ trong xã hội theo hướng mà giai cấp thống trị mong muốn nhằm thiết lập trật tự xã hội, đảm bảo kỉ cương. Do đó khi sống trong xã hội được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật đó, chủ thể bắt buộc phải tuân thủ các quy định pháp luật do Nhà nước đó đặt ra và được đảm bảo thực hiện thông qua bộ máy nhà nước. Đó chính là tinh thần thượng tôn pháp luật. Do đó, khi chủ thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật môi trường nói chung và pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng; thì tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm, chủ thể sẽ phải gánh chịu các loại trách nhiệm pháp lí tương ứng như: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự.
- Thứ năm, pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch là cơ sở để
đảm bảo xây dựng và phát triển du lịch bền vững.
Phát triển bền vững là nguyên tắc, định hướng và mục tiêu chiến lược không chỉ của pháp luật môi trường Việt Nam mà của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Để đảm bảo có sự gắn kết hài hòa giữa vấn đề bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội và sức ép từ quá trình phát triển kinh tế - đặc biệt với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, đòi hỏi các ngành kinh tế cụ thể - trong đó có hoạt động du lịch - phải được xây dựng kế hoạch và mục tiêu phát triển rõ ràng, đảm bảo cân bằng các cán cân lợi ích, tiến tới đảm bảo phát triển bền vững và an ninh môi trường.
Với việc xây dựng và đang ngày càng hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch sẽ góp phần đảm bảo
31
quá trình phát triển các hoạt động du lịch được thực hiện theo đúng chủ trương, chính sách đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn như Đảng và Nhà nước ta đã xác định trong thời gian vừa qua. Đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lí quan trọng để ràng buộc nghĩa vụ của các cơ quan quản lí nhà nước nói chung, các tổ chức, cá nhân trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch theo hướng phát triển du lịch bền vững, coi trọng, bảo tồn và phát triển các giá trị và lợi ích của các thành phần môi trường.