Những thành tựu đã đạt được

Một phần của tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch - Từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 83 - 106)

- Thứ ba, trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch

10 Sở Du lịch TP.Hồ Chí Minh (2017a) Báo cáo Tình hình hoạt động và dự báo tiềm năng, định hướng phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, TP Hồ Chí Minh.

2.2.1. Những thành tựu đã đạt được

Theo Báo cáo kết quả thực hiện việc áp dụng các quy định của pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch, công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực này đã đạt được một số thành tựu nhất định. Cụ thể:

2.2.1.1. Về hoạt động của cơ quan quản lí hành chính nhà nước ở địa phương về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch

Trong phạm vi thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch trên địa bàn địa phương, Uỷ ban nhân dân thành phố với vị trí và chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, có trách nhiệm chủ động tham mưu để Thành ủy có các chủ trương lãnh đạo về phát triển du lịch bền vững của thành phố Hồ Chí Minh; tham mưu và đề xuất trình Hội đồng nhân dân thành phố ban hành các quyết sách

75

chung về thực hiện pháp luật môi trường để phát triển du lịch bền vững; trực tiếp chỉ đạo thực hiện đồng bộ, thống nhất các giải pháp thực hiện trên toàn tỉnh; trao đổi, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp để huy động sự tham gia và phát huy vai trò của các tổ chức này trong thực thi pháp luật môi trương thúc đẩy phát triển du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố trong tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển du lịch bền vững gắn với chức năng của đơn vị mình. Hoạt động quản lí hành chính nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng trên địa bàn thành phố được thể hiện thông qua một số hoạt động cơ bản như:

Thứ nhất, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nhằm phù hợp với hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương về phát triển du lịch

Trong thời gian qua, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của thành phố Hồ Chí Minh đã rất nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng. Chính quyền thành phố luôn quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các văn bản pháp luật quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã được ban hành trong thời gian quan. Điển hình là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định 19/2015/NĐ- CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 40/2019/NĐ – CP) và hệ thống các văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Thông qua đó nhằm xác lập khung pháp lý bảo vệ môi trường phù hợp với tinh thần chung của pháp luật môi trường quốc gia, đáp ứng được nhu cầu của xu thế hội nhập và phát triển của đất nước.

76

Trong việc lập và phê duyệt các quy hoạch cũng như phê duyệt các dự án, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đều xuất phát từ nguyên tắc khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo đảm cảnh quan môi trường trong các dự án xây dựng, bảo đảm phát triển du lịch hài hoà với mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái. Để đáp ứng yêu cầu về đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố, trong thời gian qua, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố đã cụ thể hóa các quy định pháp luật về bảo vệ môi trườnghướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường; xây dựng, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển phù hợp với yêu cầu về phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường như: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020; Quy hoạch sử dụng đất có bố trí quỹ đất cho xử lý rác thải; Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đồng thời ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, và Chương trình về chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các nội dung, chương trình quốc gia, quốc tế về bảo vệ môi trường.Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch toàn tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành xây dựng các quy hoạch chi tiết, đề án, chương trình phát triển du lịch; định hướng cho công tác quản lý và phát triển các hoạt động du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể.

Để cụ thể hóa chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển ngành du lịch, chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã tích cực tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện hệ thống chủ trương, chính sách về phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố. Cụ thể: Quyết định 22/2009/QĐ – UBND ngày 16 tháng 03 năm 2009 ban hành Kế hoạch phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2009; Quyết định 29/2010/QĐ – UBND ngày 05 tháng 05 năm 2010 ban hành Kế hoạch phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2010… Để tổ chức thực hiện thống nhất và hiệu quả hoạt động quản lí hành chính nhà nước về phát triển hoạt động du lịch nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nói

77

riêng, ngày 06 tháng 10 năm 2014, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 32/2014/QĐ – UBND về việc thành lập Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh; Quyết định 13/2017/QĐ – UBND ngày 14 tháng 03 năm 2017 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh. Tiếp đó, ngày 13 tháng 08 năm 2018, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 3364/QĐ-UBND về Phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ Chiến lược phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030. Theo Quyết định này, những nội dung quan trọng của Chiến lược cần phải được xác định rõ ràng và cụ thể, bao gồm:

(1) Chiến lược định hướng và phát triển thị trường;

(2) Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch then chốt và quản trị chất lượng điểm đến;

(3) Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và các yếu tố nguồn lực khác;

(4) Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch;

(5) Chiến lược tiếp thị, truyền thông và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch;

(6) Chiến lược đầu tư và chính sách phát triển du lịch;

(7) Chiến lược ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin vào phát triển du lịch gắn với Đề án Phát triển Đô thị thông minh của thành phố Hồ Chí Minh.

Để cụ thể hóa nhiệm vụ này, hiện nay TP. Hồ Chí Minh đã và đang tích cực triển khai lấy ý kiến đóng góp về việc xây dựng Chiến lược phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030. Theo đó, Chiến lược được xây dựng và tổ chức thực hiện bao gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (năm 2019): Xây dựng chiến lược. Giai đoạn 2 (năm 2020 và những năm tiếp theo): Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược. Chiến lược đã xác định tầm nhìn du lịch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030 trở thành đô thị du lịch sống động hàng đầu châu Á,

78

nơi du khách được trải nghiệm những giá trị khác biệt của di sản văn hóa, lối sống trong một thành phố thông minh, mang đến sự hứng khởi và cảm xúc trên mỗi hành trình; với hình ảnh một điểm đến du lịch Sống động (Vibrant HoChiMinh city), “Sống động từng con phố, từng con người” (Vibrant everywhere, everyone), mang 5 giá trị bản sắc thương hiệu: Hướng về tương lai – futuristic, Cởi mở – open, Trẻ trung – youthful, Sắc màu – colorful và Hứng khởi – exciting. Trong chiến lược phát triển du lịch, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra 9 mục tiêu chính cần đạt như: tỷ lệ khách quay lại TP đạt 50% (năm 2019 – đạt 35%), xếp hạng toàn cầu lọt Top 20 (năm 2019, TP lọt Top 42), xếp hạng châu Á Top 5 (năm 2019, TP lọt Top 13)… Có thể thấy, việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch TP.Hồ Chí Minh đến năm 2030 là đóng góp chung cho phát triển du lịch Việt Nam. Bản dự thảo chiến lược của TP.Hồ Chí Minh đến nay đã qua 14 lần đánh giá và sẽ được đánh giá, khảo sát thêm trong thời gian tới trước khi được công bố rộng rãi.

- Thứ hai, Xây dựng hệ thống trạm quan trắc và phân tích môi trường hiện đại, chính xác, phục vụ hiệu quả cho công tác đánh giá tiềm năng của chất lượng môi trường trong phát triển hoạt động du lịch cũng như chủ động kịp thời ứng phó các vấn đề về ô nhiễm môi trường do hoạt động du lịch gây ra.

Quan trắc môi trường là hoạt động then chốt, không thể thiếu trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Đây là một quá trình đo đạc thường xuyên một hoặc nhiều chi tiêu về tính chất vật lý, hóa học và sinh học của các thành phần môi trường, theo một kế hoạch lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp và quy trình đo lường, để cung cấp các thông tin cơ bản có độ tin cậy, độ chính xác cao và có thể đánh giá được diễn biến chất lượng môi trường. Do đó, để làm căn cứ chính xác trong quá trình xây dựng các quy hoạch, định hướng các chính sách phát triển nhanh, mạnh, vững chắc “ngành

79

công nghiệp không khói” này, trong thời gian qua chính quyền TP. Hồ Chí

Minh đặc biệt chú trọng tới công tác quan trắc môi trường.

Theo đó, công tác quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường do Chi cục Bảo vệ Môi trường TP. Hồ Chí Minh thực hiện là một trong những công tác quan trọng nhất để quản lý chất lượng môi trường và tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời các sự cố góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường. Theo số liệu trong Báo cáo về thực trạng và kế hoạch quan trắc môi trường trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh do Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường TP. Hồ Chí Minh thực hiện năm 201812, số lượng các trạm quan trắc trên địa bàn Thành phố đã được tăng thêm về số lượng và cải tiến về chất lượng hoạt động. Cụ thể: Năm 1993, Thành phố có 06 (sáu) trạm quan trắc đặt tại 06 (sáu) cửa ngõ chính của Thành phố. Giai đoạn từ năm 200 – 2002, Thành phố có 09 trạm quan trắc chất lượng khí tự động. Năm 2013, Thành phố thay thế 09 trạm tự động bằng 09 trạm quan trắc thủ công. Năm 2016, Thành phố bổ sung thêm 05 trạm thủ công. Tính tới thời điểm hiện nay, Thành phố có tổng 20 trạm quan trắc môi trường với các chỉ tiêu quan trắc về: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, hướng gió, TSP, PM10, CO, S02, N02, mức ồn trung bình. Hiện nay, TP.Hồ Chí Minh đã xây dựng “Đề án phát triển mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với mục tiêu hoàn thiện hệ thống quan trắc tự động môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng. Theo lộ trình đầu tư, đến cuối năm 2021, TP.Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng 58 trạm quan trắc môi trường tự động, gồm cả không khí, nước mặt, nước dưới đất13. Đồng thời, TP.Hồ Chí Minh sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý mạng lưới quan trắc môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng; xây dựng phần mềm chuyên dụng để cung cấp thông tin về chất lượng môi

12 http://hoiyhoctphcm.org.vn/wp-content/uploads/2018/10/NCL.pdf

80

trường đến người dân hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, điện thoại thông minh và tiến đến dự báo về ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn thành phố.

Có thể thấy, với mạng lưới điểm quan trắc được xây dựng rộng khắp, dải đều tại các quận và có tính chất đại diện cho từng vùng, từng khu vực chịu tác động hoặc ít chịu tác động với lưới điểm quan trắc gồm các điểm không khí xung quanh, điểm nước nội đồng, điểm nước sông, điểm nước dưới đất, điểm đất, tần suất quan trắc nhiều lần trong năm. Đó là cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường, là những tư liệu, số liệu khoa học trung thực, khách quan phục vụ cho việc khai thác và sử dụng hiệu quả số liệu thông tin về quan trắc, chất lượng môi trường. Đồng thời phục vụ hữu ích cho việc quản lý môi trường, góp phần cải thiện môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, tạo môi trường vững bền cho quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Cùng với việc thực hiện quan trắc môi trường xung quanh, hoạt động quan trắc môi trường phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và môi trường và Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cũng góp phần quan trọng trong việc duy trì các chế tài quàn lý môi trường, bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Các số liệu quan trắc môi trường chính xác, khách quan phản ánh chất lượng chất thải thải ra môi trường có đảm bảo theo yêu cầu của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hay không, từ đó giúp các cơ quan quản lý có các biện pháp xử lý thỏa đáng.

Có thể thấy, hoạt động quan trắc môi trường tại thành phố đã đáp ứng phần lớn nhu cầu về số liệu, thông tin phục vụ công tác bảo vệ môi trường. Qua đó phục vụ tốt cho quá trình xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường TP. Hồ Chí Minh hàng năm, là cơ sở để cung cấp thông tin cho báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia, cũng như các báo cáo môi trường khác trình Bộ Tài nguyên và Môi trường và đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường.

81

Bên cạnh đó, nhiều báo cáo, số liệu kết quả quan trắc đã được công bố để cộng đồng tiếp cận và sử dụng phục vụ cho các mục đích nghiên cứu, đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng, hội nhập và chia sẻ trong nước và quốc tế... Ngoài ra, thông tin, số liệu quan trắc được thể hiện dưới dạng các chỉ số chất lượng môi trường phổ biến tới cộng đồng được truyền tải tới người dân thông qua cổng thông tin hoặc tạp chí tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường. Riêng đối với công tác quản lý, số liệu quan trắc được chuyển tải thường xuyên, liên tục qua các báo cáo tháng, quý, năm tới lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và lãnh đạo các phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện. Qua đó, nhằm tích cực cung cấp thông tin và có biện pháp triển khai kịp thời công tác phòng chống, ngăn ngừa, xử lý, khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các khu, cụm công nghiệp, đô thị và nông thôn.

- Thứ ba, thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm xây dựng cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng của các dự án phát triển du lịch tới môi trường, đảm bảo xây dựng và phát triển ngành công nghiệp du lịch bền vững

Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020,

Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng,

dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”. Trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (Báo cáo ĐTM) chủ dự án phải xác định được: (i) thực trạng và chất lượng môi trường nơi dự định thực hiện các hoạt động phát triển – trong đó có các dự án phát triển du lịch, (ii) dự báo những tác động tích cực và tiêu cực của các hoạt động phát triển đó tới tình hình và chất lượng môi trường nơi dự định triển khai thực hiện dự án; từ đó (iii) chủ động đề xuất

Một phần của tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch - Từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 83 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)