- Thứ ba, trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch
3 Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, doanhthu của ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ước đạt 80.000 tỉ đồng, và con số này ở 2021 được kỳ vọng là 144.000 tỉ đồng Trích từ
ước đạt 80.000 tỉ đồng, và con số này ở 2021 được kỳ vọng là 144.000 tỉ đồng. Trích từ
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2020-12-11/du-lich-tp-ho-chi-minh-ky-vong-dat-doanh- thu-144000-ty-dong-trong-nam-2021-96698.aspx
68
đến Việt Nam và chiếm gần 40% doanh thu du lịch cả nước. Theo nhận định của nhiều tổ chức du lịch uy tín, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nằm trong top 5 điểm đến hàng đầu khu vực ASEAN, top những điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới .
Có thể thấy, TP. Hồ Chí Minh đã và đang là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của đất nước; đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan toả lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, giữ vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Trong nhiều năm qua, Thành phố đã luôn phát triển năng động, sáng tạo, đạt được nhiều kết quả quan trọng; khẳng định vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của Thành phố đối với khu vực phía nam và cả nước. Với những điều kiện trên, Thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn có đủ nội lực để phát triển mạnh mẽ ngành du lịch, qua đó tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân Thành phố.
2.1.3. Thực trạng hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Theo Tổng cục Du lịch, năm 2019, ngành Du lịch đóng góp trên 9,2% vào GDP cả nước; tạo ra 2,9 triệu việc làm, trong đó có 927 nghìn việc làm trực tiếp. Tính chung trong giai đoạn 2015-2019, ngành du lịch đạt tốc độ tăng trưởng cao 22,7%. Thành tựu và nỗ lực của của du lịch Việt Nam đã được thế giới đánh giá cao, Tổ chức Du lịch thế giới (UNTWO) xếp Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Trong năm 2019, du lịch Việt Nam cũng đạt nhiều giải thưởng danh giá mang tầm vóc châu lục và thế giới. Với đà tăng trưởng của 05 (năm) năm trước, bước vào năm 2020, du lịch Việt Nam đã đón lượng khách quốc tế kỷ lục trong tháng 1, đạt 2 triệu lượt, tăng 32,8% so với cùng kỳ 2019. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã nhanh chóng “đóng băng” ngành du lịch thế giới và du lịch Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Báo cáo của UNWTO cho hay, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu trong năm 2020
69
sụt giảm tới 1,1 tỷ lượt. Tổng thu du lịch toàn cầu mất đi 1,1 nghìn tỷ USD; khoảng 100-120 triệu lao động trong ngành bị mất việc.
Trong xu thế chung của ngành du lịch cả nước, ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh cũng nằm trong xu thế tăng trưởng và suy giảm đan xen. Theo số liệu của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP năm 2020 ước đạt 1.372.272 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Trong mức tăng trưởng chung 1,39% của kinh tế Thành phố, khu vực thương mại dịch vụ có mức tăng 2,17% (cùng kỳ năm trước có mức tăng 8,51%). Riêng ngành khách sạn, nhà hàng (lưu trú và ăn uống) đạt 26.247 tỷ đồng, chiếm 1,9% trong tổng GRDP và 3,1% trong khu vực dịch vụ, giảm 33,94% so với cùng kỳ4.
Tính trong cả giai đoạn 2010-2017, tổng số lượt khách du lịch nội địa đến thành phố Hồ Chí Minh đã tăng 3.5 lần. Năm 2019, Thành phố đón 32,77 triệu lượt khách nội địa, tăng 13% so với năm 2018. Tổng doanh thu từ ngành du lịch trong năm 2019 đạt 32,77 triệu lượt khách nội địa, tăng 13% so với năm 2018. Trong năm 2020, trong xu thế suy giảm chung của ngành du lịch cả nước, ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh cũng có sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượt khách du lịch nội địa đến với Thành phố. Tuy nhiên, nhờ những chính sách kịp thời, những tháng cuối năm 2020 đã chứng kiến sự phục hồi trở lại của du lịch nội địa tại TP. Hồ Chí Minh. Sự phục hồi của ngành du lịch Việt Nam phần nào được thể hiện ở báo cáo những chặng bay nhộn nhịp nhất thế giới hồi tháng 11-2020 của OAG - tổ chức cung cấp số liệu về du lịch, hàng không hàng đầu thế giới. Theo thống kê của OAG, với gần 893.000 khách trong tháng 11, tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh là chặng bay đông khách thứ hai thế giới, chỉ sau chặng Jeju – Seoul (Hàn Quốc) với hơn 1,3 triệu khách5.
4http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid=5008dcc9-63af-4f68-bcc3-0979c03ca31e&groupId=18 0979c03ca31e&groupId=18
5 https://nhandan.com.vn/dien-dan-dulich/du-lich-viet-nam-2020-phat-huy-noi-luc-trong-bao-covid-19-630469/ 630469/
70
Trong năm 2019, tổng lượt khách quốc tế đến TP. Hồ Chí Minh đạt 8,619 triệu lượt khách, tăng 13,48% so với cùng kỳ (năm 2018 đạt 7,595 triệu lượt khách)6. Trong năm 2020, theo công bố của Tổng cục Thống kê ngày 29/8, khách quốc tế đến Việt Nam trong 8 tháng qua ước đạt gần 3,8 triệu lượt người, giảm 66,6% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 8 khách quốc tế ước đạt 16,3 nghìn lượt người, tăng 16,9% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 98,9% so với cùng kỳ năm 2019. Do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế khách quốc tế đến TP. Hồ Chí Minh giảm sút mạnh. Ước tính cả năm 2020, khách quốc tế đến Thành phố đạt hơn 1,3 triệu lượt, giảm tới 84,8% so năm 2019. Với khách nội địa, dự kiến cả năm du lịch TP đón khoảng 15 triệu lượt khách, giảm 54,2% (năm 2019 là 32,7 triệu lượt)7. Đáng lưu ý, ước tỉnh tổng thu của ngành du lịch Thành phố trong năm nay chỉ đạt 84.000 tỉ đồng, giảm 40% so với năm ngoái, tương đương mức giảm 56.000 tỉ đồng8. Cũng theo số liệu thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng năm nay ước tính đạt 322,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 10% tổng mức và giảm 16,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,8%). Nhiều trung tâm du lịch cũng ghi nhận số doanh thu giảm mạnh, trong đó TP. Hồ Chí Minh giảm 41,7%9.
Theo đánh giá của Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, hiện trên địa bàn Thành phố có 1.099 doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động theo Luật Du lịch năm 2017 (trong đó, có 869 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 134 doanh nghiệp lữ hành nội địa, 76 đại lý du lịch và 20 văn phòng đại điện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài). Khi dịch bệnh Covid- 19 xảy ra, số lượng khách của các doanh nghiệp lữ hành trong tháng 01 và tháng 02/2020 sụt giảm mạnh. Theo báo cáo của 50 doanh nghiệp lữ hành,
6http://hta.org.vn/tin-tuc-su-kien/ket-qua-hoat-dong-cua-nganh-du-lich-thanh-pho-ho-chi-minh-nam-2019- phuong-huong-hoat-dong-nam-2020-4791.html 7 http://congbao.hochiminhcity.gov.vn/cong-bao/van-ban/linh-vuc/van-hoa-the-thao-va-du-lich/37 8 https://css.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=b4394512-3580-48dd-915b-93bde537475e 9 https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/khach-quoc-te-8-thang-nam-2020-dat-gan-3-8-trieu-luot-1491869008
71
tổng số khách phục vụ bao gồm cả khách quốc tế và nội địa là 335.762 khách, giảm 62% so với cùng kỳ; doanh thu đạt xấp xỉ 1.900 tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ. Số khách % cùng kỳ Doanh thu (ĐV tính: đồng) % cùng kỳ Tổng cộng 335.762 Giảm 62% 1.861.492.000.00 0 Giảm 65% Khách quốc tế đến
Việt Nam 145.090 Giảm 60% 350.393.000.000 Giảm 70%
Khách Việt Nam đi
nước ngoài 51.923 Giảm 59%
1.042.796.000.00
0 Giảm 61%
Khách nội địa 138.749 Giảm 67% 486.303.000.000 Giảm 63%
Bảng 2.1. Doanh thu sụt giảm của 50 doanh nghiệp lữ hành tại TP. Hồ Chí Minh tháng 1 và 2 năm 2020 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Trong đó, đặc biệt thiệt hại của 22 doanh nghiệp lữ hành có quy mô lớn còn nặng nề hơn với 87.900 khách hủy chương trình tham quan và các dịch vụ du lịch khác, dẫn tới tổng thiệt hại doanh thu hơn 920.000 tỷ đồng
Số khách hủy Doanh thu thiệt hại
Tổng cộng 87.888 910.487.000.000
Khách quốc tế đến Việt Nam 36.436 229.467.000.000
Khách Việt Nam đi nước
ngoài 36.220 544.197.000.000
Khách nội địa 15.232 146.824.000.000
Bảng 2. Thống kê số lượng du khách đã hủy sử dụng dịch vụ và thiệt hại của 22 doanh nghiệp lữ hành tại TP. Hồ Chí Minh
Cụ thể, lĩnh vực kinh doanh lưu trú, doanh thu giảm bình quân 25,4% (cao nhất là khách sạn Pullman giảm 45%, khách sạn Kim Đô giảm 40.7%, khách sạn Winsor An Đông giảm 40,4%, khách sạn Grand giảm gần 40%,
72
khách sạn Viễn Đông giảm 37,2%,…). Trong lĩnh vực nhà hàng, doanh thu giảm bình quân 31,3% (cao nhất khách sạn Tân Sơn Nhất giảm 71%, Novotel Saigon giảm 63%, Pullman giảm 57%, Liberty Central giảm 53%,…).
Về chất lượng, so với tiêu chuẩn TCVN (Bộ Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam) đối với từng cấp hạng, nhìn chung hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tại TP Hồ Chí Minh đáp ứng ở mức khá, cơ sở vật chất được đầu tư tương xứng, được các hãng lữ hành và khách du lịch trong và ngoài nước đánh giá khá cao, thuộc loại hàng đầu so với các tỉnh, thành trong cả nước, có khả năng cạnh tranh với các thành phố khác trong khu vực. Trong những năm qua, hầu hết các khách sạn cao cấp, đặc biệt là các khách sạn 4-5 sao đều quan tâm đầu tư các dịch vụ phục vụ du lịch MICE, góp phần hình thành và phát triển phân khúc thị trường du lịch cao cấp này cho thành phố Hồ Chí Minh cũng như cho cả nước10.
Để ứng phó với tình hình dịch Covid-19, trong năm 2021, Sở Du lịch Thành phố sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi sau dịch Covid- 19; truyền thông, quảng bá về điểm đến và thương hiệu du lịch TP, cũng như thúc đẩy kích cầu du lịch và khai thác ứng dụng số trong du lịch. Bên cạnh đó, ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh cũng đặt ra 3 kịch bản về số lượng khách quốc tế, khách nội địa tuỳ vào diễn biến của dịch bệnh.
Ở lĩnh vực đón khách quốc tế, kịch bản 1: tình hình dịch Covid-19 trên thế giới được kiểm soát hoàn toàn, Việt Nam mở lại tất cả đường bay quốc tế ngay từ đầu năm, lượng khách quốc tế đến Thành phố trong năm 2021 ước đạt 8,6 triệu lượt, phấn đấu đạt 9 triệu lượt khách. Kịch bản 2: tình hình dịch Covid-19 trên thế giới cơ bản được kiểm soát tốt, Việt Nam mở lại một số đường bay quốc tế đến một số quốc gia an toàn ngay từ đầu năm, lượng khách quốc tế đến Thành phố ước đạt 6 triệu lượt, phấn đấu đạt 7 triệu lượt. Kịch