- Thứ ba, trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch
10 Sở Du lịch TP.Hồ Chí Minh (2017a) Báo cáo Tình hình hoạt động và dự báo tiềm năng, định hướng phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, TP Hồ Chí Minh.
3.1.2. Hoàn thiện pháp luậtvề bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế
114
Pháp luật và các Điều ước quốc tế ra đời nhằm điều chỉnh hành vi và các môi quan hệ phát sinh trong quá trình giao thương và quan hệ quốc tế. Đối với mỗi lĩnh vực trong đời sống xã hội, pháp luật quốc tế quy định những nội dung khái quát và định hướng chung nhất để bảo vệ tối đa lợi ích chung của các quốc gia. Tùy từng quốc gia cụ thể, phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, xã hội khác nhau mà việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc gia được thực hiện phù hợp. Pháp luật môi trường về hoạt động du lịch được thể hiện trong một số văn bản pháp luật quốc tế như: Công ước liên quan đến Bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên năm 1982; Công ước quốc tế về du lịch văn hóa năm 1999; Công ước Viên về bảo vệ tầng ozon năm 1985; Công ước khung về Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 1992; Công ước quốc tế về đa dạng sinh học (Công ước CBD) năm 1992; Công ước về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lí và thích đáng các vùng đất ngập nước (Công ước Ramsar) năm 1973… Theo đó việc xây dựng và hoàn thiện phát luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch để tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế cần đảm bảo những yêu cầu nhất định. Cụ thể:
Một là, các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
cần được nội luật hóa và áp dụng thường xuyên. Cụ thể, việc hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch ở Việt Nam sẽ phải phù hợp với các Điều ước quốc tế và khu vực về vấn đề này, đặc biệt hơn là Việt Nam càng ngày càng phải thực thi nghiêm túc những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Một trong những nguyên tắc cốt lõi khi tham gia cam kết quốc tế là tận tâm, thiện chí trong thực hiện các cam kết quốc tế. Do vậy, Việt Nam cần tích cực bảo đảm thực hiện nội luật hóa các quy định có liên quan về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng trong các cam kết quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
115
Hai là, cần tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia khác về
bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước. Việc tiếp thu và vận dụng kinh nghiệm của các quốc gia về vấn đề này phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh trong nước nhằm hoàn thiện pháp luật quốc gia sao cho chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch.