Những hạn chế, khó khăn trong công tác kiểm soá tô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Một phần của tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch - Từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 106 - 115)

- Thứ ba, trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch

10 Sở Du lịch TP.Hồ Chí Minh (2017a) Báo cáo Tình hình hoạt động và dự báo tiềm năng, định hướng phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, TP Hồ Chí Minh.

2.2.2. Những hạn chế, khó khăn trong công tác kiểm soá tô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

môi trường trong hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhất định trong công tác thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố; tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn bộc lộ một số những khó khăn, vướng mắc nhất định. Theo kết quả khảo sát tác giả đã thực hiện, có tới 50% ý kiến khảo sát bày tỏ sự quan tâm đối với hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và có tới 62,5% ý kiến cho rằng chất lượng môi trường trong hoạt động du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang trong tình trạng ô nhiễm, 12,5% cho rằng đang trong tình trạng ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt

98

động du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua còn tồn tại một số hạn chế nhất định, cụ thể:

2.2.2.1. Về hoạt động của cơ quan quản lí hành chính nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch

Hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là một hoạt động liên ngành, có sự tham gia của nhiều các cơ quan quản lí hành chính nhà nước cùng tham gia. Do đó để đảm bảo chất lượng của hoạt động quản lí hành chính nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, cần thiết phải chú trọng công tác phân công quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của hệ thống các cơ quan này. Tuy nhiên thực tế chỉ ra rằng, quá trình phân cấp quản lý còn chưa rõ ràng dẫn đến việc né trách và đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý. Cán bộ của cơ quan quản lý môi trường địa phương còn thường xuyên giám sát việc thực thi các quy định về bảo vệ môi trường. Điều này được thể hiện thông qua chất lượng thực thi hoạt động quản lí hành chính nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố. Theo kết quả điều tra khảo sát, có tới 75% ý kiến cho rằng, việc thực thi pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch ở Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế xuất phát từ hoạt động quản lí hành chính nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng còn chưa thống nhất, thiếu hiệu quả

Trong công tác xây dựng và ban hành các quy định pháp luật, hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch còn mang tính tự phát, thụ động – nổi lên vấn đề gì thì đưa ra các quy định cho vấn đề đấy, thiếu sự tiên liệu tổng quát trước đó; dẫn đến nhiều vấn đề bị phân tán hay trùng lặp, xung đột, khó có thể xác định để giải quyết. Mặc dù vấn đề môi trường luôn được quan tâm trong việc hoạch định các chủ trương chính sách của ngành, tuy nhiên ngành du lịch vẫn chưa có được một

99

kế hoạch hành động mang tính tổng thể và hữu hiệu để bảo vệ tài nguyên môi trường. Thực tế chỉ ra rằng, vấn đề bảo vệ môi trường mới chỉ được chú ý ở giác độ vệ sinh, cảnh quan mà chưa được quan tâm dưới giác độ sử dụng tài nguyên. Hiện nay, ngành du lịch thành phố thiếu hẳn một chiến lược bảo vệ môi trường mang tính toàn ngành, thiếu những biện pháp cụ thể và mang tính hệ thống để thực hiện bảo vệ môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch. Hệ thống các cơ quan nhà nước về du lịch chưa bố trí được cán bộ chuyên trách theo dõi vấn đề môi trường, dẫn đến công tác bảo vệ môi trường trong ngành du lịch khó có thể được thể triển khai có hiệu quả.

Trong công tác thanh tra và xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, việc xác định các vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng như các biện pháp nhằm khắc phục vấn đề này mới chỉ dừng lại ở mức xem xét những hiện tượng ô nhiễm mang tính chất cảm quan, xem xét việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở lưu trú du lịch, vấn đề thu gom, xử lý rác thải, nước thải ở các điểm tham quan, du lịch, tức là mới chỉ giải quyết được một phần vấn đề môi trường trong ngành du lịch và hơn nữa, hoạt động này cũng chỉ mới được triển khai tại một số khu, điểm du lịch. Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn khoảng 9.200 tấn/ngày, chủ yếu từ các khu vực dân cư, cơ quan, khách sạn, nhà hàng, cơ sở sản xuất, chợ…Hàng năm, tỷ lệ gia tăng chất thải rắn sinh hoạt của Thành phố khoảng 5%, riêng trong 8 tháng năm 2020 đã tăng gần 10%, dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng lên đến 13.000 tấn/ngày25.

Những khó khăn trong công tác xử lí chất thải nói chung tại TP. Hồ Chí Minh xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Mặc dù ngày 14 tháng 11 năm 2018, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định 44/2018/QĐ- UBND quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn

100

TP. Hồ Chí Minh; tuy nhiên do chưa tiến hành kiểm tra, xử phạt vi phạm nên đến nay, nhiều cơ sở lưu trú, cơ sở lữ hành và các tổ chức, cá nhân khác trong quá trình tiến hành hoạt động du lịch vẫn chưa chủ động phân loại rác. Bên cạnh đó, hạn chế này còn do công tác tuyên truyền về hoạt đông phân loại chất thải rắn tại nguồn còn kém hiệu quả. Điều này được thể hiện qua kết quả khảo sát khi 100% ý kiến khảo sát cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến việc thực thi pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch còn nhiều bất cập xuất phát từ trình độ nhận thức và hiểu biết xã hội về kiểm soát ô nhiễm môi trường – trong đó có hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn còn chưa triệt để và đúng đắn. Mặt khác, công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt gặp nhiều thách thức khi phần lớn người dân có thói quen bỏ chất thải rắn sinh hoạt trước cửa nhà, trên vỉa hè, gây mất mỹ quan đô thị. Nhiều hộ không ký hợp đồng thu gom chất thải rắn sinh hoạt, thải bỏ rác ra các khu công cộng, kênh rạch làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với TP Hồ Chí Minh trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, khi xử lý chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp chôn lấp làm phát sinh mùi hôi và rác tồn đọng, không phân hủy. Trong khi đó, các nhà máy tái chế, xử lý rác hiện chưa đạt chỉ tiêu công nghệ, tỷ lệ tái chế đến năm 2020 chỉ đạt 40%, còn lại là chôn lấp, đốt tiêu hủy26; hoạt động của các nhà máy xử lý rác thành phân compost gặp nhiều trở ngại do thị trường tiêu thụ không ổn định.

Bên cạnh đó, một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức còn thiếu nhiệt huyết, năng lực, chưa thực sự tận tâm với công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch cũng chưa được thực hiện thường xuyên, có hệ thống, thường được tổ chức rầm rộ một vài đợt, sau đó lại dừng lại, tính hiệu quả không cao.

101

2.2.2.2. Về hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện các hoạt động du lịch

Như đã phân tích, hoạt động du lịch đã và đang gây ảnh hưởng cũng như những sức ép lớn đối với vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giữ gìn chất lượng môi trường. Đặc biệt tại các điểm du lịch và khu du lịch, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm vẫn đang diễn ra. Quá trình khai thác tài nguyên du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái chưa chú ý bảo vệ môi trường, thiếu sự bảo vệ, tái tạo nhằm khôi phục và phát triển, chống suy thoái môi trường sinh thái. Tại các khách sạn, nhà hàng, hệ thống xử lý nước thải chưa triệt để, chưa được xây dựng hoặc nếu có cũng chỉ mang tính cục bộ. Có thể thấy, việc xử lý không tốt chất thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, dịch vụ lữ hành và các hình thức dịch vụ du lịch khác, kết hợp với những hành vi khai thác trái phép tài nguyên gây ô nhiễm môi trường, việc phân bố vị trí các ngành nghề không hợp lý đang làm phá vỡ cảnh quan môi trường du lịch và làm giảm sức hấp dẫn du lịch.

- Thứ nhất, Về hoạt động của cơ sở lưu trú du lịch

Thực tế chỉ ra rằng, trong các cơ sở lưu trú không được xếp hạng như nhà nghỉ, nhà trọ, điều kiện vệ sinh môi trường khá thấp, chưa đáp ứng được các điều kiện và yêu cầu tối thiểu đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định tại các Điều 49, 51, 53 Luật Du lịch năm 2017; mục 3 Chương V Nghị định 168/2017/NĐ – CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch năm 2017 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018). Các cơ sở lưu trú này trên thực tế không có hệ thống thu gom và xử lý chất thải riêng. Ngoài ra, do không có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, nhiều khách sạn lớn tuy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải nhưng không vận hành thường xuyên hoặc không sử dụng hết công suất nhằm giảm chi phí hoạt động. Bên cạnh đó, các cơ sở lưu trú du lịch là nơi tiêu thụ một lượng lớn nước và năng lượng. Nhìn chung, hoạt động

102

bảo vệ môi trường tại các cơ sở lưu trú du lịch mới chỉ mang tính cục bộ và cũng chưa giải quyết hết những vấn đề môi trường nảy sinh trong hoạt động của các cơ sở này.

- Thứ hai, về hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành

Việc đưa khách đến các địa điểm tham quan du lịch là hoạt động gây tác động lớn đến môi trường du lịch song nhìn chung, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành thường chỉ quan tâm đến việc sử dụng các tài nguyên du lịch để tổ chức các chương trình du lịch mà ít chú ý đến những yêu cầu bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp này cũng chưa có những biện pháp quản lý hoạt động của khách tại các điểm đến du lịch để ngăn ngừa các tác động xấu đến môi trường trong quá trình khách du lịch thực hiện các hoạt động của mình. Do đó, việc khách du lịch thường xuyên tìm tới những điểm du lịch, khu du lịch có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng - đi cùng với những nguồn lợi kinh tế dồi dào cho ngân sách địa phương thì cũng đặt ra những thách thức không hề nhỏ trong vấn đề giữ gìn tài nguyên du lịch; phòng ngừa cũng như khắc phục các vấn đề về ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Theo kết quả khảo sát, có tới 87,5% ý kiến khảo sát cho rằng hoạt động du lịch – trong đó bao gồm hoạt động từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm chất lượng môi trường tự nhiên; 75% cho rằng từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước khi yêu cầu đặt ra là phải cân bằng giữa lợi ích kinh tế, vấn đề bảo vệ môi trường và mục tiêu về bảo đảm an toàn và an sinh xã hội cho con người. Bên cạnh đó, có tới 87,5% ý kiến cho rằng nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường trong quá trình tiến hành hoạt động du lịch sẽ gây ra tình trạng lãng phí về tài nguyên và tài chính để chi trả cho các hoạt động về khắc phục và phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.

- Thứ ba, về hoạt động của khách du lịch trong quá trình bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch

103

Mặc dù là chủ thể có vai trò và vị trí quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch nói riêng và phát triển kinh tế dịch vụ nói chung; tuy nhiên trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch, khách du lịch đã và đang gây ra những tác động tiêu cực tới tình hình và chất lượng môi trường tại những địa phương có tài nguyên du lịch, đặc biệt đối với các tài nguyên du lịch được xếp hạng quốc gia và thế giới. Theo đó, tại Việt Nam hiện nay có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó đã có 8 di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới, 48 di tích quốc gia đặc biệt, hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh27. Các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã và đang là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn vô giá của đất nước, tạo sức hút không nhỏ đối với du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, cũng như một số địa phương khác, tại một số điểm du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đang phải “oằn mình” chống chịu với các vấn đề về ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường.

Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2019 tiếp tục đánh dấu thành công của du lịch TP. Hồ Chí Minh với lượng khách quốc tế đạt trên 8,6 triệu lượt, cao nhất trong lịch sử. Đó cũng là xu thế phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam năm 2019. Ở cấp độ quốc gia, liên quan đến bền vững môi trường, theo Báo cáo năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch 2019 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam đã tăng 8 bậc từ vị trí 129/136 lên 121/140 nhờ chỉ số phê chuẩn hiệp ước môi trường tăng mạnh (tăng 24 bậc). Tuy nhiên, các chỉ số khác đã tụt hạng, bao gồm thực thi các quy định về môi trường (giảm 23 bậc), phát triển bền vững ngành lữ hành và du lịch (giảm 12 bậc), mức độ nghiêm ngặt của các quy định về môi trường (giảm 11 bậc), thay đổi độ che phủ rừng (giảm 10 bậc). Điều này đã và đang đặt ra những lo ngại về việc suy giảm chức năng và tính hữu ích của môi

104

trường thể hiện thông qua ô nhiễm, suy thoái môi trường gia tăng về số lượng và trầm trọng hơn về mức độ thiệt hại đã và đang xảy ra ở Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng do hoạt động du lịch gây ra.

Tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, hoạt động vận chuyển đường sông dành cho du khách và người dân rất hạn chế khi hiện chỉ có ba quận có tuyến vận hành như một phương tiện di chuyển xanh và hiệu quả, giảm bớt tắc nghẽn đường bộ và tận dụng các tuyến sông và kênh rạch. Trong khi đó, tình trạng ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí, suy thoái chất lượng tài nguyên đất, ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm tiếng ồn tại các điểm du lịch ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, các hoạt động du lịch còn làm gia tăng tình trạng sử dụng và thải bỏ chất thải nhựa ra ngoài môi trường khi mỗi ngày Thành phố thải ra khoảng 8.900 tấn chất thải rắn sinh hoạt;

Một phần của tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch - Từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 106 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)