Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch - Từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 73 - 76)

- Thứ ba, trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch

2 Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch bao gồm: (i) Doanh nghiệp hoạt động du lịch được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; (ii) Chi nhánh, Văn phòng đại diện của

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hộ

TP. Hồ Chí Minh (vẫn còn phổ biến với tên gọi cũ là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất của Việt Nam về dân số và kinh tế, đứng thứ hai về diện tích. Đây là một Thành phố hơn 300 năm tuổi với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế và văn hóa, giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam.

Về tài nguyên du lịch nhân văn, Thành phố được biết đến với các di tích lịch sử - văn hóa: Địa đạo Củ Chi - Đền Bến Dược, Hội trường Thống Nhất, Tòa nhà Ủy ban Nhân dân Thành phố, Bưu điện thành phố, Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, còn có các di tích khảo cổ như: Lò gốm Hưng Lợi, Di tích mộ Chum Giồng cá vồ, Giồng Phệt ở Cần Giờ. Hệ thống bảo tàng của Thành phố đặc biệt phát triển với hệ thống 13 bảo tàng công lập, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số bảo tàng nhiều nhất so với cả nước. Ngoài các bảo tàng này, Thành phố còn có nhiều bảo tàng khác do tư nhân lập ra, thu hút sự quan tâm của cả khách du lịch quốc tế và nội địa.

Trên cơ sở nhận thức rõ Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo, mỗi tôn giáo tuy có lịch sử hình thành, du nhập, số lượng tín đồ, chức sắc, cơ sở thờ tự, vị trí vai trò xã hội và đặc điểm khác nhau, nhưng mọi tôn giáo đều tồn tại trong lòng dân tộc và do đó lợi ích của từng tôn giáo cũng gắn liền với lợi ích của quốc gia, dân tộc…chính quyền Thành phố tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân. Một số ngôi chùa cổ nổi tiếng trong Thành phố không chỉ là nơi thể hiện niềm tin với tôn giáo, tín ngưỡng của người dân Thành phố mà còn trở thành địa điểm tham quan thu hút khách du lịch như: Chùa Giác Lâm, Chùa Giác Viên, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Nam Thiên Nhất Trụ, Chùa Xá Lợi, Chùa Bà Thiên Hậu, Chùa Ngọc Hoàng, Chùa Linh Sơn,…Ngoài ra Thành phố còn có các nhà thờ cổ

65

như: Nhà thờ Đức Bà, Nhà thờ Huyện Sỹ, Nhà thờ Chợ Quán, Nhà thờ Cha Tam,… Mỗi tôn giáo, tín ngưỡng đều thể hiện những nét bản sắc riêng, văn hóa riêng làm nên sự đa sắc trong văn hóa của Thành phố. Điều này đã được thể hiện phần nào trong các lễ hội tín ngưỡng như: Lễ hội Nghinh Ông Cân Giờ, Lễ hội Kỳ Yên đình Phú Nhuận, Lễ Kỳ yên đình Bình Đông, Lễ hội miếu Ông Địa, Lễ Vu Lan,…Cùng với đó, Thành phố còn được biết đến với các Lễ hội dân tộc ít người như: Lễ hội truyền thống của người Hoa, Lễ hội truyền thống của người Chăm, Lễ hội truyền thống của người Khmer; các lễ hội liên quan đến nghề nghiệp như: Lễ giỗ Tổ nghề Kim hoàn, Lễ giỗ Tổ cải lương, hát bội, Lễ giỗ Tổ thợ may,…

Cùng với những khu du lịch hoang sơ của tự nhiên, để góp phần đa dạng hóa hoạt động du lịch của địa phương, Thành phố đã chủ đông xây dựng các khu du lịch, vui chơi giải trí nhân tạo với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại phục vụ nhu cầu thụ hưởng dịch vụ đa dạng của du khách như: Đầm Sen, Suối Tiên, Bình Quới, Văn Thánh,...

Về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Đường bộ: Không chỉ là trung tâm kinh tế - thương mại của cả nước,

TP. Hồ Chí Minh còn là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, nối đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh miền Trung, miền Bắc bằng quốc lộ 1A, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương; quốc lộ 52 đi tỉnh Đồng Nai; quốc lộ 51 đi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; quốc lộ 13 nối đi tỉnh Bình Dương; quốc lộ 22 đi tỉnh Tây Ninh và Cambodia; quốc lộ 14 đi các tỉnh Tây Nguyên. Sự thuận lợi trong hoạt động kết nối và di chuyển giữa các địa phương là điều kiện quan trọng để Thành phố phát triển hoạt động du lịch.

Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam ngày càng được hoàn thiện phục

vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Vì là đầu mối giao thông của cả nước cho nên lưu lượng hàng hóa và hành khách ngày càng lớn. Hiện nay, ngành

66

đường sắt đã có đầy đủ các trạm, ga ở các tỉnh trong lộ trình từ TP.Hồ Chí Minh đến biên giới Trung Quốc; bảo đảm thông suốt hoạt động du lịch không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn có thể thông suốt ra ngoài phạm vi biên giới lãnh thổ.

Đường thủy: Du khách có thể tham quan Thành phố bằng thuyền đi dọc

theo sông Sài Gòn. Tại bến Bạch Đằng có tuyến đường sông từ TP. Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Cần Giờ bằng tàu cao tốc. Ngoài ra, tuyến xe bus đường sông cũng đã được triển khai dọc theo sông Sài Gòn để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch.

Đường hàng không: Khách du lịch quốc tế đến với TP.Hồ Chí Minh

chủ yếu là bằng đường hàng không. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là nơi có tần suất bay cao nhất cả nước. Hiện tại, dự án xây dựng Sân bay quốc tế Long Thành đang được gấp rút triển khai, dù không tọa lạc tại Thành phố nhưng việc xây dựng và đưa vào hoạt động sân bay này được kỳ vọng sẽ làm gia tăng lượt khách du lịch quốc tế đến thành phố.

Về cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc

Có thể thấy, hệ thống bưu chính viễn thông của Thành phố đã và đang ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của du khách. TP. Hồ Chí Minh đang tập trung xây dựng và phát triển công nghệ thông tin thành một ngành kinh tế chủ lực, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 35%/năm - 40%/năm. Hiện nay, Thành phố có các mạng điện thoại như Vinaphone, Mobiphone, Viettel,… Bên cạnh đó, các dịch vụ bưu chính không ngừng được mở rộng như điện hoa, chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh bưu kiện, bưu phẩm trong nước và quốc tế.

Về cơ sở hạ tầng cung cấp năng lượng

Nguồn điện của TP Hồ Chí Minh được cung cấp từ Nhà máy Điện Thủ Đức, Chợ Quán, đường dây siêu cao áp 500 kV Bắc - Nam,… Với lưới điện thành phố như hiện nay, nhiều công trình chống quá tải tại các trạm biến áp

67

trung gian Hỏa Xa, Xa lộ, Sài Gòn, Thủ Đức Bắc và Hóc Môn. Đây là cơ sở quan trọng để phục vụ cho quá trình phát triển các hoạt động phát triển kinh tế xã hội nói chung và hoạt động du lịch nói riêng.

Về cơ sở hạ tầng cung cấp nước sạch

Thành phố có hệ thống sông Sài Gòn, Đồng Nai, Vàm Cỏ Đông và các hệ thống kênh rạch như Thị Nghè, Tân Hóa, Lò Gốm, Chợ Đệm, Kênh Đôi, Kênh Ruột Ngựa,... với tổng chiều dài gần 800 km. Nguồn nước của thành phố do 2 Nhà máy nước là Thủ Đức và Củ Chi cung cấp từ nước của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.

Có thể thấy, TP. Hồ Chí Minh là địa phương có đầy đủ các điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế xã hội để tập trung phát triển ngành du lịch. Thành phố là nơi tập trung nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, mua sắm, tổ chức hội nghị du lịch hàng đầu của Việt Nam, giúp giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động thành phố và các tỉnh, thành lân cận. Đây cũng là địa phương có lực lượng lao động trực tiếp, có trình độ đào tạo và kinh nghiệm trong ngành du lịch lớn nhất nước. Với những điều kiện trên, thời gian qua, ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu của ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đạt khoảng 73.000 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 20183. Với tỷ trọng đóng góp vào GDP của thành phố năm 2018 đạt khoảng 11%, hoạt động du lịch đã góp phần định hình và phát triển nhiều ngành sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Có thể thấy, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua phát triển khá toàn diện cả về số lượng lẫn chất lượng với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 15%-20%, đóng góp bình quân từ 55% - 60% lượng khách quốc tế

Một phần của tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch - Từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)