51bảo quyền lợi người sử dụng dịch vụ.

Một phần của tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch - Từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 60 - 62)

- Thứ hai, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch

51bảo quyền lợi người sử dụng dịch vụ.

bảo quyền lợi người sử dụng dịch vụ.

Về điều kiện đối với hướng dẫn viên du lịch: Hướng dẫn viên du lịch là

một lực lượng lao động đông đảo, đóng vai trò quan trọng, nhiều khi có vai trò quyết định mức độ hài lòng của khách du lịch. Điều 73 của Luật Du lịch năm 2005 quy định hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành. Tuy nhiên trên thực tế, một hướng dẫn viên du lịch có thể cùng một lúc ký hợp đồng với nhiều doanh nghiệp lữ hành, nên điều đó có ý nghĩa khi hướng dẫn viên du lịch hành nghề tự do, chỉ nhận công việc theo từng đoàn khách cụ thể. Nhằm đảm bảo quyền lợi của hướng dẫn viên, của khách du lịch cũng như của doanh nghiệp lữ hành, Luật sửa đổi quy định hướng dẫn viên phải sinh hoạt trong một tổ chức nào đó, có thể là doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp chuyên cung cấp hướng dẫn viên hay hiệp hội hướng dẫn viên. Do đối tượng phục vụ khác nhau đòi hỏi hướng dẫn viên cho khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế phải có những hiểu biết khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa, thái độ ứng xử, kỹ năng nghiệp vụ…Vì vậy, Luật đã sửa đổi các quy định về hướng dẫn viên du lịch, phân chia hướng dẫn viên theo chương trình thành hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Theo đó, các điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên, hồ sơ đề nghị cấp thẻ được điều chỉnh phù hợp với việc phân loại này. Luật cũng điều chỉnh quy định, tạo cơ chế thông thoáng, thuận tiện hơn và thay đổi nhận thức về nghề hướng dẫn viên du lịch. Việc sửa đổi đã góp phần khắc phục hạn chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ASEAN và thực thi Thỏa thuận thừa nhận nghề lẫn nhau giữa các nước ASEAN đã ký kết và phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam. Để phù hợp với thực tiễn, Luật quy định hướng dẫn viên theo chương trình du lịch và hướng dẫn viên tại điểm. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên được quy định thống nhất và đơn giản hơn, không phân biệt hướng dẫn viên nội địa và hướng dẫn viên quốc tế, chỉ căn cứ vào ngôn ngữ sử dụng khi

52

hướng dẫn khách du lịch. Yêu cầu về trình độ cũng được điều chỉnh theo hướng giảm xuống (từ cử nhân xuống trung cấp). Quy định này nhằm giải quyết tình trạng thiếu hướng dẫn viên du lịch trong mùa cao điểm. Luật sửa đổi cũng sử dụng khái niệm hướng dẫn viên tại điểm thay thế cho khái niệm thuyết minh viên, bổ sung quy định về điều kiện, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Luật sửa đổi cũng mở rộng điều kiện hành nghề hướng dẫn viên, theo đó, ngoài việc hành nghề trên cơ sở hợp đồng giao kết với doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên có thể hành nghề theo hợp đồng giao kết với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn hoặc tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch.

Về điều kiện đối với khách du lịch, cộng đồng dân cư trong quá trình

tiến hành hoạt động du lịch:khoản 5 Điều 8 Luật Du lịch năm 2017 quy định:

Khách du lịch, cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm

bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất

nước, con người và du lịch Việt Nam”. Trong đó, đối với khách du lịch, phải

tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam. Đồng thời thực hiện nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp khách du lịch hoặc các tổ chức, cá nhân khác thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật và để xảy ra thiệt hại thì phải tiến hành bồi thường theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong lĩnh vực dân sự.

53

Một phần của tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch - Từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)